Đề thi
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng là 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X và Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và khí hiếm.
C. kim loại và kim loại. D. phi kim và kim loại.
Câu 2: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. Si (Z=14). B. O (Z=8). C. Al (Z=13). D. Cl (Z=17).
Câu 3: Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
A. Có sự định hướng không gian. B. Có cùng mức năng lượng.
C. Khác nhau về mức năng lượng. D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Câu 4: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa
A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
Câu 7: Sắp xếp các hyđroxide NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2 theo chiều tăng dần tính base
A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
C. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. D. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.
Câu 8: Nguyên tố ở chu kì 5, nhóm VIIA có cấu hình electron hoá trị là.
A. 4s24p5 B. 5s25p5 C. 4d45s2 D. 7s27p3.
Câu 9: Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron, kí hiệu nguyên tử của A là
A. \({}_{25}^{12}A\). B. \({}_{12}^{25}A\). C. \({}_{24}^{12}A\). D. \({}_{12}^{24}A\).
Câu 10: Cấu hình electron của Cu (Z = 29) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trong tự nhiên, hợp chất X tồn tại ở dạng quặng có công thức ABY2. X được khai thác và sử dụng nhiều trong luyện kim hoặc sản xuất acid. Trong phân tử X, nguyên tử của hai nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 4s, các ion A2+ và B2+ có số electron lớp ngoài cùng lần lượt là 17 và 14. Tổng số hạt proton trong X là 87.
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.
(b) Xác định X.
Câu 2: Nguyên tố R thuộc nhóm A và có 3electron ở lớp ngoài cùng , trong công thức oxide cao nhất của nó có oxygen chiếm 47,06% về mặt khối lượng.
a) Xác định kim loại R
b) Hòa tan oxit của kim loại R trên bằng 58,8g dung dịch acid H2SO4 5% vừa đủ thu được dung dịch B.Tính khối lượng muối tạo thành và nồng độ phần trăm của dung dịch B thu được sau phản ứng?
Đáp án
Phần trắc nghiệm
1D | 2A | 3B | 4B | 5B | 6C | 7A | 8B | 9D | 10A |
Câu 1: Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng là 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X và Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và khí hiếm.
C. kim loại và kim loại. D. phi kim và kim loại.
Phương pháp giải
Nguyên tố Y có 1 electron lớp ngoài cùng 4s => Y là kim loại
Nguyên tố X hơn kém Y 3 electron mà X có mức năng lượng cao nhất là 3p nên X có 3 electron phân lớp 3p
Lời giải chi tiết
Y là kim loại, X là phi kim
Đáp án D
Câu 2: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. Si (Z=14). B. O (Z=8). C. Al (Z=13). D. Cl (Z=17).
Phương pháp giải
Cấu hình của X là: 1s22s22p63s23p2
Lời giải chi tiết
X có tổng số 14 electron
Đáp án A
Câu 3: Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
A. Có sự định hướng không gian. B. Có cùng mức năng lượng.
C. Khác nhau về mức năng lượng. D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Phương pháp giải
Trong cùng một phân lớp electron sẽ có cùng mức năng lượng
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 4: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa
A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.
Phương pháp giải
Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa 2 electron
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về nguyên tử
Lời giải chi tiết
(1) sai vì nguyên tử hydrogen số neutron = 0
(2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
(3) đúng
(4) sai, vì trong hạt nhân chỉ có hạt proton mang điện tích dương
(5) đúng
Đáp án B
Câu 6: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
Phương pháp giải
Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử giảm và độ âm điện tăng
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 7: Sắp xếp các hyđroxide NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2 theo chiều tăng dần tính base
A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
C. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. D. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.
Phương pháp giải
Trong cùng một chu kì, đi từ trái sang phải tính kim loại giảm
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 8: Nguyên tố ở chu kì 5, nhóm VIIA có cấu hình electron hoá trị là.
A. 4s24p5 B. 5s25p5 C. 4d45s2 D. 7s27p3.
Phương pháp giải
Dựa vào chu kì và nhóm của nguyên tố để xác định cấu hình electron
Lời giải chi tiết
Nguyên tố thuộc nhóm VIIA, chu kì 5 => có 7 electron lớp ngoài cùng, có 5 phân lớp e
Đáp án B
Câu 9: Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron, kí hiệu nguyên tử của A là
A. \({}_{25}^{12}A\). B. \({}_{12}^{25}A\). C. \({}_{24}^{12}A\). D. \({}_{12}^{24}A\).
Phương pháp giải
Dựa vào nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron => Số khối = 12 + 12 = 24
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 10: Cấu hình electron của Cu (Z = 29) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10.
Phương pháp giải
Dựa vào số electron của Cu để viết cấu hình electron
Lời giải chi tiết
Đáp án A
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trong tự nhiên, hợp chất X tồn tại ở dạng quặng có công thức ABY2. X được khai thác và sử dụng nhiều trong luyện kim hoặc sản xuất acid. Trong phân tử X, nguyên tử của hai nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 4s, các ion A2+ và B2+ có số electron lớp ngoài cùng lần lượt là 17 và 14. Tổng số hạt proton trong X là 87.
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.
(b) Xác định X.
Lời giải chi tiết
a) Cấu hình electron của A và B có dạng:
[Ne]3s23p63dx4sy (0 ≤ x ≤ 10; 1 ≤ y ≤ 2)
- Nếu y = 1 thì cấu hình của A2+ là: [Ne]3s23p63dx-1
Khi đó có: 2 + 6 + x – 1 = 17 ⇒ x = 10
Cấu hình electron của A là: [Ar]3d104s1
⇒ A là 29Cu
- Nếu y = 2 thì cấu hình của A2+ là: [Ne]3s23p63dx
Khi đó có: 2 + 6 + x = 17 ⇒ x = 9
Cấu hình electron của A là: [Ar]3d94s2 (không bền vững)
Xét tương tự với B:
- Nếu y = 1 thì cấu hình electron của B là [Ar]3d74s1 (không hợp lí)
- Nếu y = 2 thì cấu hình electron của B là [Ar]3d64s1 . B là 26Fe
b) Tổng số proton trong X là 87.
⇒ pA + pB + 2pY = 87
⇔ 29 + 26 + 2.pY = 87
⇔ pY = 16
⇒ Y là 16S
Vậy quặng X có công thức là: CuFeS2
Câu 2: Nguyên tố R thuộc nhóm A và có 3electron ở lớp ngoài cùng , trong công thức oxide cao nhất của nó có oxygen chiếm 47,06% về mặt khối lượng.
a) Xác định kim loại R
b) Hòa tan oxit của kim loại R trên bằng 58,8g dung dịch acid H2SO4 5% vừa đủ thu được dung dịch B.Tính khối lượng muối tạo thành và nồng độ phần trăm của dung dịch B thu được sau phản ứng?
Lời giải chi tiết
a)Oxide cao nhất của R là R2O3 => \({\rm{\% O = }}\frac{{{\rm{16}}{\rm{.2}}}}{{{\rm{2}}{\rm{.}}{{\rm{M}}_{\rm{R}}}{\rm{ + 16}}{\rm{.3}}}}{\rm{.100\% = 47,06\% }}\) => MR = 27 => R là aluminium (Al)
b) \({\rm{C\% = }}\frac{{{{\rm{m}}_{{\rm{ct}}}}}}{{{{\rm{m}}_{{\rm{dd}}}}}}{\rm{.100\% }}\) => \({\rm{5\% = }}\frac{{{\rm{98}}{\rm{.}}{{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}}}}{{{\rm{58,8}}}}{\rm{.100\% }}\)=>\({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}}}\)= 0,03 mol.
Oxide cao nhất của Al là Al2O3
Al2O3 + H2SO4Al2(SO4)3 + 3H2O
0,03 ← 0,03 → 0,03 (mol)
mdd spu = \({{\rm{m}}_{{\rm{A}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}}\)+\({{\rm{m}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}}}\)= 0,03.102 +58,8 = 61,86 g
\({{\rm{m}}_{{\rm{A}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{{{\rm{(S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{)}}}_{\rm{3}}}}}\) = 0,03.342 = 10,26 gam
\({\rm{C}}{{\rm{\% }}_{{\rm{A}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{{{\rm{(S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{)}}}_{\rm{3}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{m}}_{{\rm{ct}}}}}}{{{{\rm{m}}_{{\rm{dd}}}}}}{\rm{.100\% }}\)= \({\rm{ }}\frac{{10,26}}{{61,86}}{\rm{.100\% }}\)=16,59%