Cho kí hiệu các nguyên tử sau: \(_6^{14}X\), \(_7^{14}Y\), \(_8^{16}Z\), \(_9^{19}T\), \(_8^{17}Q\), \(_9^{16}M\), \(_{10}^{19}E\), \(_7^{16}G\), \(_8^{18}L\). Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học?
- A \(_6^{14}X\), \(_7^{14}Y\), \(_8^{16}Z\).
- B \(_8^{16}Z\), \(_9^{16}M\), \(_7^{16}G\).
- C \(_8^{17}Q\), \(_9^{16}M\), \(_{10}^{19}E\).
- D \(_8^{16}Z\), \(_8^{17}Q\), \(_8^{18}L\)
Đáp án : D
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tố có cùng số proton
Đáp án D
Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học:
(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án : D
Dựa vào đặc điểm của các đồng vị:
- Các đồng vị có tính chất hoá học giống nhau.
- Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
- Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
- Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
- Đáp án: D
(1) Các đồng vị có tính chất hoá học giống nhau. => Đúng
(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau. => Đúng
(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử. => Đúng
(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối. => Đúng
Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lý hay quy tắc nào sau đây?
- A Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli.
- B Nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.
- C Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
- D Nguyên lí vững bền và quy tắc Pauli.
Đáp án : A
Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lí bền vững và nguyên lí Pauli
Đáp án A
Các ion nào sau đây đều có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6?
- A Mg2+, Na+, F-.
- B Ca2+, K+, Cl-.
- C Mg2+, Li+, F-.
- D Mg2+, K+, Cl-.
Đáp án : B
Các nguyên tử nguyên tố có xu hướng nhường hoặc nhận thêm electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm
1s22s22p63s23p6 có tổng số electron là 18
Ca (Z=20) có xu hướng nhường 2 electron => Ca2+
K (Z=19) có xu hướng nhường 1 electron => K+
Cl- (Z=17) có xu hướng nhận 1 electron => Cl-
Đáp án B
Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
- A [Ar]3d54s1.
- B [Ar]3d64s2.
- C [Ar]3d64s1.
- D [Ar]3d34s2.
Đáp án : A
Ion M3+ đã nhường đi 3 electron để đạt cấu hình của Ar
Tổng số hạt trong M là: P + N + E = 79 + 3
(2) P + E = N + 19 + 3
Từ đó P = E = 26 => N = 30
Cấu hình của M là: [Ar]3d54s1
Đáp án A
Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng là 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X và Y lần lượt là
- A khí hiếm và kim loại.
- B kim loại và khí hiếm.
- C kim loại và kim loại.
- D phi kim và kim loại.
Đáp án : D
Dựa vào phân lớp của nguyên tố X và Y
Nguyên tử nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng là 4s1 => Y là kim loại
Nguyên tử X và Y có số electron hơn kèm nhau 3 mà nguyên tử X có số electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p => X hơn Y 3 electron, phân lớp 3p có 3 electron => có 5 electron lớp ngoài cùng
Vậy X là phi kim
Đáp án D
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp của bảng tuần hoàn. B thuộc nhóm V, ở trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của A và B là 23. A và B lần lượt là
- A N và O.
- B P và O.
- C C và Cl.
- D N và S.
Đáp án : D
Dựa vào tổng số proton hạt nhân của A và B để xác định A và B
A và B ở trạng thái đơn chất không phản ứng với nhau
Mà B thuộc nhóm V => A và B là phi kim
Ta có tổng số proton trong hạt nhân A và P là 23 => PA + PB = 23
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp => Chỉ có N và S thỏa mãn điều kiện
Đáp án D
Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3, công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen và lần lượt là:
- A R2O5, RH5.
- B R2O3, RH.
- C R2O7, RH.
- D R2O5, RH3
Đáp án : D
Dựa vào số electron hóa trị của R
Số electron hóa trị = số hóa trị với oxygen => hợp chất oxide R2O5
Hóa trị với hydrogen = 8 – 5 = 3 => hợp chất khí với hydrogen: RH3
Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
- A N, Si, Mg, K.
- B K, Mg, Si, N.
- C K, Mg, N, Si.
- D Mg, K, Si, N.
Đáp án : B
Dựa vào xu hướng biến đổi của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Si, Mg cùng một chu kì => bán kính nguyên tử giảm => Mg < Si
N chu kì 2, Mg chu kì 3, K chu kì 4 => bán kính nguyên tử tăng dần => N < Mg < K
Thứ tự giảm dần bán kính là: K < Mg < Si < N
Chọn phát biểu không đúng
- A Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất có Z =1
- B Kim loại yếu nhất trong nhóm IA có Z =3
- C Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất có Z =9
- D Phi kim mạnh nhất trong nhóm VA có Z =7.
Đáp án : A
Nguyên tử có bán kinh nhỏ nhất là He (Z = 2)
Đáp án A
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
- A hút electron của nguyên tử trong phân tử.
- B nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
- C tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
- D nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Đáp án : A
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử trong phân tử
Đáp án A
Mỗi chu kì (trừ chu kì 1) lần lượt bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở nguyên tố nào?
- A Kim loại kiềm và halogen.
- B Kim loại kiềm thổ và khí hiếm.
- C Kim loại kiềm và khí hiếm.
- D Kim loại kiềm thổ và halogen.
Đáp án : C
Trừ chu kì 1, các chu kì khác bắt đầu bằng kim loại và khí hiếm
Đáp án C
Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững?
- A Nhận 3 electron, nhường 3 electron
- B Nhận 5 electron, nhường 5 electron
- C Nhường 3 electron, nhận 3 electron
- D Nhường 5 electron, nhận 5 electron
Đáp án : A
Các nguyên tử nguyên tố có xu hướng nhường hoặc nhận electron để đạt cấu hình bền vững
Nguyên tử nitrogen có 5 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhận 3 electron
Nguyên tử nhôm có 3 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhường 3 electron
Đáp án A
Công thức lewis của phân tử NH3 là
- A
- B
- C
- D \(\begin{array}{l}H - \ddot N - H\\{\rm{ |}}\\{\rm{ H}}\end{array}\)
Đáp án : D
Biểu thức công thức Lewis: các cặp electron góp chung được thay thế bằng dấu “ – “
Các electron chưa liên kết vẫn được thể hiện xung quanh nguyên tử nguyên tố
Đáp án D
Liên kết trong phân tử NaF thuộc lọai
- A liên kết cộng hóa trị
- B liên kết ion
- C liên kết cộng hóa trị phân cực
- D liên kết cho nhận
Đáp án : B
Liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là liên kết ion
Đáp án B
Hãy chọn phát biểu đúng
- A Trong liên kết cộng hóa trị , cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn
- B Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7
- C Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học
- D Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức của liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7
Đáp án B
Độ âm điện của Be là 1,57; của Cl là 3,16. Liên kết hóa học trong phân tử BeCl2 thuộc loại liên kết gì?
- A Liên kết ion
- B Liên kết CHT không phân cực
- C Liên kết CHT phân cực
- D Liên kết kim loại
Đáp án : C
Dựa vào độ âm điện của Be và Cl, tính hiệu độ âm điện để xác định liên kết
Hiệu độ âm điện = |3,16 – 1,57| = 1,59 nằm trong khoản 0,4 đến 1,7
=> Liên kết cộng hóa trị có cực
Đáp án C
Các ion nào sau đây có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 1s22s22p6?
- A Na+, K+, Cl−, O2−
- B Na+, O2−, Mg2+, N3−
- C Li+, Mg2+, Cl−, N3−
- D K+, Li+, N3−, O2−
Đáp án : B
Các nguyên tử có xu hướng cho nhận electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm
Cấu hình của khí hiếm có Z = 10 => Các nguyên tử nguyên tố gần với Z = 10
Na, O, Mg, N
Đáp án B
Phát biểu nào sau đây là đúng:
- A Liên kết C = O là liên kết CHT không phân cực, phân tử CO2 không phân cực.
- B Liên kết C = O là liên kết CHT phân cực, phân tử CO2 không phân cực.
- C Liên kết C = O là liên kết CHT không phân cực, phân tử CO2 phân cực.
- D Liên kết C = O là liên kết CHT phân cực, phân tử CO2 phân cực.
Đáp án : B
Dựa vào cấu tạo của CO2
Liên kết C = O là liên kết cộng hóa trị không cực, phân tử CO2 không phân cực
Potasium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất, đó là:
- A Neon và argon.
- B Argon và xenon.
- C Helium và radon.
- D Helium và krypton.
Đáp án : B
Dựa vào cấu hình electron của mỗi nguyên tử nguyên tố.
K: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 ⟶ có xu hướng nhường 1e thành 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 (cấu hình electron Ar).
I: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d104s2 4p6 4d105s2 5p5 ⟶ có xu hướng nhận 1e thành 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d104s2 4p6 4d105s2 5p6 (cấu hình electron Xe).
Chọn B.
Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 24Mg, 25Mg và 26Mg. Phương pháp phổ khối lượng xác nhận đồng vị 26Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,32. Tính % số nguyên tử của đồng vị 24Mg, đồng vị 25Mg?
Gọi phần trăm đồng vị 24Mg là x%
⇒ Phần trăm đồng vị 25Mg là: 100 – 11 – x = (89 – x) %
Nguyên tử khối trung bình của Mg = 24,32
Áp dụng công thức:\(\frac{{24x + 25.(89 - x)}}{{100}} = 24,32 = > x = 79\% \)
Vậy phần trăm đồng vị 24Mg là 79% ⇒ Phần trăm đồng vị 25Mg là: 10%
(2 điểm) Cấu hình electron của:
- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1
- Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4
a) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.
b) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?
c) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?
d) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
a)
- Nguyên tử X có 19 e ⇒ Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử ZX = 19
- Nguyên tử Y có 16 e ⇒ Nguyên tử Y có số hiệu nguyên tử ZY = 16
b)
- Trong nguyên tử X lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là lớp N (n=4)
- Trong nguyên tử Y lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là lớp M (n=3)
c)
- Nguyên tử X có:
+ 4 lớp electron (n = 1, 2, 3, 4)
+ 6 phân lớp electron (gồm 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s)
- Nguyên tử Y có:
+ 3 lớp electron (n= 1, 2, 3)
+ 5 phân lớp electron (gồm 1s, 2s, 2p, 3s, 3p)
d)
- Nguyên tử X có 1 e lớp ngoài cùng (4s1) ⇒ X là nguyên tố kim loại.
- Nguyên tử Y có 6 e lớp ngoài cùng (3s23p4) ⇒ Y là nguyên tố phi kim.