Đề thi học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

2024-09-14 11:50:15
I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Xét phản ứng đốt cháy methane:

CH4(g) + 2O2(g) ⟶ CO2(g) + 2H2O(l)        \({\Delta _r}H_{298}^o\)  = – 890,3 kJ

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là – 393,5 và – 285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là

  • A

    – 74,8 kJ.       

  • B

    74,8 kJ.

  • C

    – 211,6 kJ.

  • D

    211,6 kJ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^o\)

Lời giải chi tiết :

Câu 2 :

Cho phản ứng sau:

CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là

  • A

    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_4}) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{l_2}) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_3}Cl) - {\Delta _f}H_{298}^o(HCl)\)

  • B

    \({\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_3}Cl) + {\Delta _f}H_{298}^o(HCl) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_4}) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{l_2})\)

  • C

    \({\Delta _r}H_{298}^o\)= Eb(CH4) + Eb(Cl2) – Eb(CH3Cl) – Eb(HCl)

  • D

    \({\Delta _r}H_{298}^o\)= Eb(CH3Cl) + Eb(HCl) – Eb(Câu hỏi 4) – Eb(Cl2)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^o\)theo năng lượng liên kết

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^o\)= Eb(CH4) + Eb(Cl2) – Eb(CH3Cl) – Eb(HCl)

Đáp án C

Câu 3 :

Tốc độ trung bình của phản ứng là

  • A

    Tốc độ trung bình của phản ứng là

  • B

    tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.

  • C

    biến thiên nồng độ của phản ứng.

  • D

    biến thiên nồng độ của phản ứng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của tốc độ phản ứng

Lời giải chi tiết :

Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng

Đáp án B

Câu 4 :

Cho phản ứng hoá học:

Zn(s) + 2HCl(aq) → ZnCl2(aq) + H2(g)

Sau 40 giây, nồng độ của HCl giảm từ 0,6M về 0,4M. Tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ HCl trong 40 giây là

  • A

    1,5 × 10-3 M/s.

  • B

    1,0 × 10-3 M/s.

  • C

    2,5 × 10-3 M/s.

  • D

    2,0 × 10-3 M/s.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính tốc độ phản ứng

Lời giải chi tiết :

\(v = \frac{1}{2}.\frac{{0,6 - 0,4}}{{40}} = 0,0025M/s\)

Đáp án C

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.

  • B

    Tốc độ phản ứng có thể nhận giá trị dương hoặc âm.

  • C

    Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.

  • D

    Tốc độ phản ứng đốt cháy cồn (alcohol) lớn hơn tốc độ của phản ứng gỉ sắt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tốc độ phản ứng

Lời giải chi tiết :

Tốc độ phản ứng luôn dương

Đáp án B

Câu 6 :

Dùng bình chứa oxygen thay cho dùng không khí để đốt cháy acetylene. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình biến đổi này là

  • A

    áp suất.           

  • B

    nhiệt độ.

  • C

    nồng độ.

  • D

    chất xúc tác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Lời giải chi tiết :

Dùng bình chứa oxygen làm tăng nồng độ oxygen để đốt cháy acetylene

Đáp án C

Câu 7 :

Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC?

  • A

    8

  • B

    16

  • C

    32

  • D

    64

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hệ số nhiệt độ Van’t Hoff

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{{v_{{{70}^o}C}}}}{{{v_{{{40}^o}C}}}} = {\gamma ^{\frac{{(70 - 40)}}{{10}}}} = {2^3} = 8\)

Khi giảm nhiệt độ xuống tốc độ phản ứng giảm 8 lần

Đáp án A

Câu 8 :

Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng:

  • A

    Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

  • B

    Tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

  • C

    Tăng nhiệt độ của phản ứng. 

  • D

    Giảm nhiệt độ của phản ứng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về chất xúc tác

Lời giải chi tiết :

Các enzyme là chất xúc tác có chức năng làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng

Câu 9 :

Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate với xúc tác manganes dioxide. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:

(1) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.

(2) Nung ở nhiệt độ cao.

(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.

(4) Nghiền nhỏ potassium chlorate.

Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Lời giải chi tiết :

(1), (2), (4) là các biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng

Đáp án B

Câu 10 :

Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn là

  • A

    Nhóm VA.

  • B

    Nhóm VIA.                

  • C

    Nhóm VIIA.

  • D

    Nhóm IVA.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhóm Halogen nằm ở nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn

Đáp án C

Câu 11 :

Nguyên tử chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hoá

  • A

    +3

  • B

    0

  • C

    +1

  • D

    +2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào số oxi hóa của nguyên tử chlorine

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử chlorine không thể hiện số oxi hóa +2

Đáp án D

Câu 12 :

Chất nào dưới đây có sự thăng hoa khi đun nóng?

  • A

    Cl2.                              

  • B

    I2.                      

  • C

    Br2 .                           

  • D

    F2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào trạng thái của nguyên tố halogen

Lời giải chi tiết :

I2 có sự thăng hoa khi đun nóng

Đáp án B

Câu 13 :

Cho phản ứng tổng quát sau:

X2(g) + 2KBr(aq) → 2KX(aq) + Br2(aq)

X có thể là chất nào sau đây?

  • A

    Cl2.                             

  • B

    I2.   

  • C

    F2.  

  • D

    O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khả năng tham gia phản ứng khử của nguyên tử halogen

Lời giải chi tiết :

X2 là Cl2 vì tính khử của Cl2 mạnh hơn Br-

Đáp án A

Câu 14 :

Chọn phương trình phản ứng đúng?

  • A

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.     

  • B

    2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2.

  • C

    3Fe + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2.

  • D

    Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của acid HCl

Lời giải chi tiết :

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 đúng

Đáp án A

Câu 15 :

Liên kết trong hợp chất hydrogen halide là

  • A

    liên kết cộng hóa trị không phân cực.

  • B

    liên kết cho – nhận

  • C

    liên kết ion.    

  • D

    liên kết cộng hóa trị phân cực.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào độ âm điện của halogen với hydrogen

Lời giải chi tiết :

Liên kết trong hợp chất hydrogen halide là liên kết cộng hóa trị phân cực

Đáp án D

Câu 16 :

Phản ứng giữa chất nào sau đây với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A

    NaBr.                          

  • B

    KI.

  • C

    NaCl.                          

  • D

    NaI.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

H2SO4 đặc nóng thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với chất khử sẽ tạo nên phản ứng oxi hóa khử

Lời giải chi tiết :

NaCl khi phản ứng với H2SO4 đặc nóng không thay đổi số oxi hóa

Đáp án C

Câu 17 :

Hoá chất dùng để phân biệt hai dung dịch NaI và KCl là

  • A

    Na2CO3.                      

  • B

    AgCl. 

  • C

    AgNO3.                       

  • D

    NaOH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào màu sắc của kết tủa gốc ion I- và Cl-

Lời giải chi tiết :

AgNO3 là thuốc thử để phân biệt NaI và KCl vì AgI có màu vàng đậm, AgCl có màu trắng

II. Câu hỏi đúng sai
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho các phát biểu sau:

a) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thuỷ phân các chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Đúng
Sai

b) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.

Đúng
Sai

c) Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.

Đúng
Sai

d) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế chất CFC), chất chảy cryolite, …

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

a) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thuỷ phân các chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Đúng
Sai

b) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.

Đúng
Sai

c) Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.

Đúng
Sai

d) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế chất CFC), chất chảy cryolite, …

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) sai, F2 được sản xuất từ điện phân dung dịch KF, HF

c) sai, HCl được dùng để tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép

d) đúng

Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho các phát biểu sau

a) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.

Đúng
Sai

b) Fluorine có số oxi hoá bằng -1 trong các hợp chất.

Đúng
Sai

c) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

Đúng
Sai

d) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

a) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.

Đúng
Sai

b) Fluorine có số oxi hoá bằng -1 trong các hợp chất.

Đúng
Sai

c) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

Đúng
Sai

d) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) đúng

c) sai, AgF tan trong nước

d) đúng

Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho các phát biểu sau

a) Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Đúng
Sai

b) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.

Đúng
Sai

c) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.

Đúng
Sai

d) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

a) Tốc độ của mọi phản ứng hóa học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Đúng
Sai

b) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.

Đúng
Sai

c) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.

Đúng
Sai

d) Hằng số tốc độ phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) sai, các phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng

b) sai, Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.

c) sai, hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất tham gia

d) đúng

Câu 4 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,6 kJ

\({H_2}(g) + C{l_2}(g) \to 2HCl(g)\)(1)

a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -184,6 kJ/mol

Đúng
Sai

b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ

Đúng
Sai

c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ/mol

Đúng
Sai

d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -92,3 kJ.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -184,6 kJ/mol

Đúng
Sai

b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ

Đúng
Sai

c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ/mol

Đúng
Sai

d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -92,3 kJ.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

(a) sai, vì phản ứng tạo 2 mol HCl

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai

III. Tự luận
Câu 1 :

Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau ( ghi rõ điều kiện nếu có)

NaCl → HCl → Cl2 → Br2 → I2

Lời giải chi tiết :

2NaCl ( tt) + H2SO4 đ \( \to \) Na2SO4 + 2 HCl

4 HCl + MnO2 \( \to \)MnCl2   + Cl2  + H2O

Cl2   +   2KBr  \( \to \)  2KCl + Br2

Br2  + 2 KI \( \to \) 2KBr  + I2

Câu 2 :

Cho m gam MnO2 tan hết trong dung dịch HCl đặc, dư thu được 9,916 lít khí Cl2 ở đkc

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá.

b) Tính khối lượng (m) gam MnO2 đã dùng?

Lời giải chi tiết :

nCl2 = 9,916/24,79 = 0,4 mol

MnO2  +4HClđặc\( \to \)MnCl2  +Cl2  +2H2O

 0,4 \( \to \)                             0,4            (mol)

MnO2 : chất oxi hóa ; HCl : chất khử

m MnO2   = 0,4 x 87 = 34,8gam

Câu 3 :

Cho 1,49 gam hỗn hợp X gồm: MgCO3 và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,4958 lít khí B ở đkc. Xác định % khối lượng của các chất trong X.

Lời giải chi tiết :

nB =\(\frac{{0,4958}}{{24,79}}\) = 0,02 mol

Gọi số mol MgCO3 là x (mol), số mol Zn là y (mol).

Phương trình hoá học:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

x                   2x           x            x                     mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

y        2y        y          y                  mol

Ta có hệ phương trình:

Câu 4 :

Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 100 ℃. Trên đỉnh núi Fansipan (cao 3200 m so với mực nước biển), nước sôi ở 90 ℃. Khi luộc chính một miếng thịt trong nước sôi, ở vùng đồng bằng mất 3,2 phút, trong khi đó trên đỉnh Fansipan mất 3,8 phút.

a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên.

b) Nếu luộc miếng thịt trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 80 ℃ thì mất bao lâu để luộc chín miếng thịt?

Lời giải chi tiết :

a) \({v_1} = \frac{{\Delta C}}{{{t_1}}};{\rm{ }}{v_2} = \frac{{\Delta C}}{{{t_2}}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}\frac{{{v_2}}}{{{v_1}}} = \frac{{{t_1}}}{{{t_2}}}\)

       \(\frac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{\frac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}}{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}\frac{{3,8}}{{3,2}} = {\gamma ^{\frac{{100 - 90}}{{10}}}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}\gamma  = 1,1875\)

b) \(\frac{{{v_{90}}}}{{{v_{80}}}} = \frac{{{t_{80}}}}{{{t_{90}}}} = {\gamma ^{\frac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}}{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}\frac{{{t_{80}}}}{{3,8}} = 1,{1875^{\frac{{90 - 80}}{{10}}}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}{t_{80}} = {\rm{ 4,5 min}}\)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"