Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 11, 19. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì
- B Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì
- C Thứ tự giảm dần tính base là: XOH, YOH, ZOH
- D Thứ tự tăng dần độ âm điện là Z, Y, X
Đáp án : B
Dựa vào số hiệu của nguyên tử X, Y, Z để xác định các nguyên tố
Z X = 3 => X là Li
Z Y = 11 => Y là Na
Z Z = 19 => Z là K
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm IA; tính base và tính kim loại tăng dần và là các kim loại mạnh nhất trong chu kì
Đáp án B
Phát biểu nào sau đây không đúng về liên kết trong phân tử HCl?
- A Cặp electron dùng chung nằm chính giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine
- B Phân tử HCl phân cực
- C Cặp electron liên kết lệch về phía nguyên tử chlorine
- D Nguyên tử hydrogen và chlorine liên kết với nhau bằng một liên kết đơn
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về liên kết hóa học
Liên kết trong HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử Cl
Đáp án A
Nhận định nào sau đây không đúng?
- A Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm
- B Tất cả các nguyên tử đều chứa proton và neutron
- C Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân
- D Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trong hòa về điện
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về nguyên tử
Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt p, n, e
Đáp án B
Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2 2p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
- A ô thứ 9, chu kì 2, nhóm VIIA
- B ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA
- C ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA
- D ô thứ 10, chu kì 2, nhóm VIIIA
Đáp án : C
Anion X3- đã nhận 3 electron để đạt được cấu hình của khí hiếm
Vì anion X3- có lớp ngoài cùng 2s2 2p6 => X có cấu hình lớp ngoài: 2s2 2p3 => X có 7 electron => ô thứ 7
X có 2 lớp electron => X thuộc chu kì 2
X có 5 electron lớp ngoài cùng => X thuộc nhóm VA
Đáp án C
Dãy phân tử nào sau đây trong phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
- A I2, CO2, Cl2, H2
- B Cl2, H2, I2, HCl
- C H2, I2, F2, Cl2
- D F2, Cl2, HF, H2
Đáp án : A
Liên kết cộng hóa trị không phân cực có hiệu độ âm điện < 0,4
I2, CO2, Cl2, H2 chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực
Đáp án A
Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 3p4. Nguyên tử của nguyên tố Y có phân lớp ngoài cùng là 4s2. Điều khẳng định nào sau đây đúng?
- A X là khí hiếm, Y là phi kim
- B X là kim loại, Y là phi kim
- C X là kim loại, Y là kim loại
- D X là phi kim, Y là kim loại
Đáp án : D
Phi kim thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng
Kim loại thường có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng
X có phân lớp ngoài cùng là 3p4 => lớp ngoài cùng của X có 6 electron => X là phi kim
Y có phân lớp ngoài cùng là 4s2 => lớp ngoài cùng của Y có 2 electron => Y là kim loại
Đáp án D
Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA. Công thức oxide với hóa trị cao nhất của X là
- A XO3
- B X2O7
- C X2O5
- D XO2
Đáp án : B
Hóa trị với oxygen của một nguyên tố = số nhóm của nguyên tố
Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA => Hóa trị với oxygen của X là 7 => Công thức: X2O7
Đáp án B
Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng
- A đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm He
- B nhận electron để tạo thành ion âm
- C đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất
- D nhường electron để tạo thành ion dương
Đáp án : A
Dựa vào quy tắc octet
Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất
Đáp án A
Quá trình tạo thành ion Al3+ nào sau đây là đúng?
- A Al + 2e → Al3+.
- B Al + 3e → Al3+.
- C Al → Al3+ + 3e.
- D Al → Al3+ + 2e.
Đáp án : C
Để tạo thành ion dương, các nguyên tử có xu hướng nhường electron
Al có 3 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhường 3e để thành Al3+
Đáp án C
Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?
- A H3PO4.
- B H2SO4.
- C HClO4.
- D H2SiO3.
Đáp án : D
Dựa vào tính phi kim của các nguyên tử. Các phi kim càng mạnh tính acid càng mạnh
H2SiO3 là acid yếu nhất vì tính phi kim của Si yếu nhất
Đáp án D
Một mol nguyên tử của nguyên tố Y có chứa 361,32.1022 electron (hằng số Avogadro bằng
6,022.1023). Tính chất đặc trưng của Y là
- A phi kim.
- B khí hiếm.
- C kim loại hoặc phi kim.
- D kim loại.
Đáp án : A
Từ số mol của nguyên tử Y và hằng số Avogadro để xác định số electron của Y
1 nguyên tử Y có chứa: 361,32.1022 : 6,022.1023 = 6 electron
Vậy Y là carbon => Y là phi kim
Đáp án A
Nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. X thuộc họ nguyên tố nào?
- A p.
- B s.
- C f.
- D d.
Đáp án : A
Dựa vào electron điền vào phân lớp cuối cùng
Electron được điền vào phân lớp p
Đáp án A
Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây?
- A nguyên tử khối.
- B số proton.
- C số neutron.
- D số khối.
Đáp án : B
Dựa vào p = e = Z
Số hiệu nguyên tử = số proton
Đáp án B
Kết luận nào sau đây là sai trong thí nghiệm của Rutherford.
- A Hầu hết chùm hạt alpha xuyên qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng.
- B Thí nghiệm đã phát hiện được hạt proton và hạt neutron.
- C Một vài hạt alpha bị bật ngược lại hoặc lệch hướng, chứng tỏ có một vài điểm có kích thước rấtnhỏ, nhưng tập trung một lượng điện tích dương rất lớn, đó là hạt nhân nguyên tử.
- D Kích thước của nguyên tử lớn hơn rất nhiều so với kích thước của hạt nhân.
Đáp án : D
Dựa vào thí nghiệm của Rutherford
Trong thí nghiệm của Rutherford, khi sử dụng các hạt alpha (ion He2+, kí hiệu là α) bắn vào lá vàng thì:
- Hầu hết các hạt α xuyên thẳng qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng.
- Một số ít hạt α bị lệch quỹ đạo so với ban đầu chứng tỏ hạt nhân nguyên tử cùng điện tích dương như hạt hạt alpha (ion He2+, kí hiệu là α).
- Một số rất ít hạt α bị bật ngược trở lại chứng tỏ kích thước hạt nhân nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của nguyên tử và khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.
Đáp án D
X là nguyên tố nhóm IIIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là
- A XO.
- B XO2.
- C X2O.
- D X2O3.
Đáp án : D
Hóa trị với oxygen = số nhóm của nguyên tử
X thuộc nhóm IIIA => Hóa trị với oxygen là 3 => Công thức oxide là X2O3
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử Câu hỏi 4 là loại liên kết nào? (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và C là 2,55)?
- A liên kết cộng hóa trị phân cực.
- B liên kết ion.
- C liên kết hiđro.
- D liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Đáp án : D
Dựa vào độ âm điện của H và C
Hiệu độ âm điện = 0,35 => liên kết cộng hóa trị không phân cực
Đáp án D
Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng
- A
1, 3, 5.
- B
3, 5, 7.
- C
1, 2, 4.
- D
1, 2, 3.
Đáp án : A
Dựa vào số electron phân bố trên các lớp s, p, d lần lượt là 2, 6, 10
Số orbital trong các phân lớp là:
Phân lớp s: 1 orbital
Phân lớp p: 3 orbital
Phân lớp d: 5 orbital
Đáp án A
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chu kì là dãy các nguyên tố mà
- A
nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
- B
cấu hình electron lớp vỏ giống hệt nhau.
- C
nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng.
- D
cấu hình electron giống hệt nhau.
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về bảng tuần hoàn hóa học
Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng số lớp electron
Đáp án A
Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
- A
CH4
- B
NH3
- C
PH3
- D
H2S
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về liên kết hydrogen
Liên kết hydrogen liên phân tử có trong hợp chất NH3 vì độ âm điện của N cao hơn H
Đáp án B
Tương tác van der Waals làm
- A
giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
- B
giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất
- C
tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất
- D
tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về tương tác van der Waals
Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
Đáp án D
Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
- A
Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần
- B
Tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
- C
Tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần
- D
Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
Đáp án : C
Dựa vào quy luật biến đổi của nhóm A trong bảng tuần hoàn
Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần
Đáp án C
Nguyên tố phi kim có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là
- A
I
- B
O
- C
F
- D
Cl
Đáp án : B
Dựa vào độ âm điện của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
O là phi kim có độ âm điện lớn nhất
Đáp án B
Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải
- A
nhận thêm 1 electron.
- B
nhận thêm 2 electron.
- C
nhường đi 2 electron.
- D
nhường đi 1 electron.
Đáp án : D
Dựa vào số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố K
Vì K có 1 electron lớp ngoài cùng, nên có xu hướng nhường 1 electron để đạt quy tắc octet
Đáp án D
Theo dự đoán của các nhà khoa học, việc khai thác được hàng triệu tấn \({}_2^3He\)trong đất của mặt trăng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển các lò phản ứng tổng hợp hạt nhân không tạo ra chất thải nguy hại. Thực tế, trênTrái đất, Heli tồn tại chủ yếu ở dạng \({}_2^4He\) . Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A
\({}_2^3He\)và \({}_2^4He\) là đồng vị của nhau.
- B
Hạt nhân của \({}_2^4He\)chứa 4 proton .
- C
Hạt nhân \(_2^3He\)chứa 3 neutron.
- D
Số electron lớp ngoài cùng của \(_2^4He\) là 2 nên Helium là kim loại.
Đáp án : A
Dựa vào kí hiệu nguyên tử
\({}_2^3He\)và \({}_2^4He\)có cùng số proton => là đồng vị của nhau
Đáp án A
Số hợp chất ion được tạo thành từ các ion F-, K+, O2-, Ca2+ là
- A
3
- B
4
- C
1
- D
2
Đáp án : B
Hợp chất ion có hiệu độ âm điện > 1,7
K2O, KF, CaF2, CaO là hợp chất ion
Đáp án B