Trong nguyên tử X, electron cuối cùng phân bố ở 3d8. Số electron lớp ngoài cùng của X là
- A 4
- B 8
- C 2
- D 6
Đáp án : C
Dựa vào số electron cuối cùng phân bố ở 3d8
Cấu hình lớp cuối cùng của nguyên tử X là: 3s2 3p6 3d8 4s2
Số electron lớp ngoài cùng của X là 2
Đáp án C
Các phân tử sau đây đều có liên kết cộng háo trị không phân cực
- A N2, Cl2, HF
- B N2, Cl2, O2
- C N2, HCl, I2
- D NO2, Cl2, HI
Đáp án : B
Liên kết cộng hóa trị không phân cực có hiệu độ âm điện < 0,4
N2, Cl2, O2 chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực
Đáp án B
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:
- A lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
- B sự cho – nhận cặp electron hóa trị
- C sự góp chung các electron độc thân
- D lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do
Đáp án : A
Dựa vào khái niệm của liên kết ion
Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Đáp án A
Nguyên tố Cl có Z = 17. Quá trình tạo ion của Clo là
- A Cl \( \to \)Cl- + 1e
- B Cl – 1e \( \to \)Cl-
- C Cl + 1e \( \to \) Cl-
- D Cl \( \to \) Cl+ + 1e
Đáp án : C
Cl có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm
Cl + 1e \( \to \) Cl-
Đáp án C
Cấu hình elctron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?
- A 1s2 2s2 2p6 3s2
- B 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
- C 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
- D 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Đáp án : A
Nguyên tố kim loại thường có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng
1s2 2s2 2p6 3s2 có 2 electron lớp ngoài cùng => cấu hình của kim loại
Đáp án A
Liên kết hóa học trong tinh thể potassium chloride KCl thuộc loại
- A liên kết phối trí
- B liên kết cộng hóa trị không cực
- C liên kết cộng hóa trị
- D liên kết ion
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về liên kết hóa học
KCl có hiệu độ âm điện > 1,7 => chứa liên kết ion
Đáp án D
Nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p2. Nhận định sai khi nói về X
- A Hạt nhân nguyên tử của X có 14 proton
- B Lớp ngoài cùng của X có 4 electron
- C X là nguyên tố thuộc chu kì 3
- D X là nguyên tố thuộc nhóm VA
Đáp án : D
Dựa vào electron lớp ngoài cùng
Cấu hình lớp electron cuối cùng của X là: 3s2 3p2 => có 4 electron lớp ngoài cùng, có 3 lớp electron, có tổng 14 electron
Đáp án D
Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là
- A liên kết kim loại
- B liên kết hydrogen
- C liên kết ion
- D liên kết cộng hóa trị
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về liên kết hóa học
Liên kết được tạo bởi sự góp chung electron là liên kết cộng hóa trị
Đáp án D
Trong nguyên tử, tổng số phân lớp electron ở lớp thứ 4 (lớp N) là
- A 3
- B 1
- C 4
- D 2
Đáp án : C
Dựa vào sự phân bố electron trong các phân lớp
Lớp N có các phân lớp: s, p, d, f
Đáp án C
Nguyên tố X thuộc nhóm IVA. Công thức hợp chất khí với hydrogen của X là
- A XH
- B XH4
- C XH3
- D XH2
Đáp án : C
Hóa trị với oxygen = số nhóm của nguyên tố X
Hóa trị với hydrogen = 8 – hóa trị với oxygen = 8 – 5 = 3
Đáp án C
Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA) theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
- A Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm
- B Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm
- C Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng
- D Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng
Đáp án : C
Dựa vào quy luật của bảng tuần hoàn hóa học
Trong một nhóm A trừ nhóm VIIIA theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính kim loại tăng, tính phi kim giảm
Đáp án B
Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là
- A neutron và electron
- B proton
- C electron
- D neutron
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về cấu tạo nguyên tử
Trong hạt nhân chứa hạt proton mang điện tích dương
Đáp án B
Khi tạo phân tử O2 mỗi nguyên tử O (Z = 8) góp chung bao nhiêu electron để hình thành liên kết?
- A 2
- B 3
- C 4
- D 1
Đáp án : C
Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng
Phân tử O2 mỗi nguyên tử có xu hướng góp chung 4 electron để tạo thành liên kết
Đáp án C
Nguyên tử R có cấu hình: 1s2 2s2 2p4. Công thức oxide cao nhất của R là:
- A R2O5
- B RO2
- C R2O7
- D RO3
Đáp án : D
Dựa vào số electron lớp ngoài cùng
Nguyên tử R có 6 electron lớp ngoài cùng => hóa trị oxide với R là 6
Công thức oxide là RO3
Đáp án D
Anion X- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
- A chu kì 3, nhóm VIIA
- B chu kì 3, nhóm VIIIA
- C chu kì 4, nhóm VIA
- D chu kì 4, nhóm IA
Đáp án : A
Anion X- đã nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình electron
Anion X- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng 3p6 => X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p5
Tổng số electron của X là: 17 electron => X thuộc nhóm VIIA, chu kì 3
Đáp án A
Một nguyên tử M có 17 electron và 20 neutron. Kí hiệu của nguyên tử M là
- A \({}_{20}^{17}M\)
- B \({}_{17}^{20}M\)
- C \({}_{17}^{37}M\)
- D \({}_{37}^{17}M\)
Đáp án : C
Dựa vào kí hiệu của nguyên tố: \({}_Z^AX\)
Số khối của X là: 17 + 20 = 37
Z = p = e = 17 => kí hiệu của M là \({}_{17}^{37}M\)
Đáp án C
Phân tử NH3 có kiểu liên kết
- A cho – nhận
- B cộng hóa trị phân cực
- C cộng hóa trị không phân cực
- D ion
Đáp án : B
Dựa vào độ âm điện của N và H
Phân tử NH3 có liên kết cộng hóa trị phân cực
Đáp án B
Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biến đổi tính phi kim trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
- A Tính phi kim của nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm A.
- B Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm A
- C Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm A
- D Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm A.
Đáp án : B
Dựa vào quy luật biến đổi trong bảng tuần hoàn
Trong một chu kì, tính phi kim tăng dần từ trái sang phải, trong một nhóm A tính phi kim giảm dần từ trên xuống
Đáp án B
Tổng số hạt cơ bản trong hai ion Q3- và R- là 102, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 34. Mặt khác, số hạt mang điện của nguyên tử Q ít hơn số hạt mang điện của nguyên tử R là 4 hạt. Trong các hydroxide tương ứng của các nguyên tố Q và R (ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố), hydroxide nào có tính acid yếu hơn hydroxide còn lại
- A HClO3
- B HNO3
- C H3PO4
- D HClO4
Đáp án : D
Xác định nguyên tố Q và R
Theo đề bài ra ta có:
(1) 2ZQ + NQ + 3 + 2ZR + NZ + 1 = 102
(2) 2ZQ + 2ZR + 4 – NQ - NZ = 34
(3) 2ZQ – 2ZP = 4
Từ 1, 2, 3 => ZQ = 17 (Cl); ZR = 15 (P)
Hydroxide của Cl là HClO4; hydroxide của P là H3PO4
Tính acid của H3PO4 < HClO4
Đáp án D
Cho các kí hiệu nguyên tử: \({}_{17}^{35}Cl,{}_{15}^{31}P,{}_{16}^{32}S\). Dãy các nguyên tố nào được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính phi kim?
- A S; Cl; P
- B P; Cl; S
- C Cl; S; P
- D P; S; Cl
Đáp án : D
Dựa vào quy luật biến đổi trong bảng tuần hoàn
Tính phi kim tăng dần là P < S < Cl
Đáp án D
Cho nguyên tố S có số hiệu nguyên tử là 16. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng theo AO nào của nguyên tử S là đúng:
- A
- B
- C
- D
Đáp án : C
Dựa vào số electron ngoài cùng của S và sự phân bố electron trong mỗi AO
Cấu hình lớp ngoài của S là: 3s2 3p4
Cho biết loại liên kết trong phân tử AlBr3, biết độ âm điện của các nguyên tử: Al (1,61) và Br (2,96).
- A Liên kết cộng hóa trị phân cực
- B Liên kết hydrogen
- C Liên kết ion
- D Liên kết cộng hóa trị không phân cực
Đáp án : A
Dựa vào độ âm điện của Al và Br
Hiệu độ âm điện của AlBr3 là: 2,96 – 1,61 = 1,35
Liên kết trong AlBr3 là liên kết cộng hóa trị phân cực
Đáp án A
Cho các nguyên tố X ( Z=1); Y (Z=8); R (Z=9); T (Z=19). Cho các phát biểu sau:
(1) Hợp chất tạo bởi X và Y; R và T đều là hợp chất ion
(2) Liên kết trong đơn chất R2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực với hai cặp electron dùng chung
(3) Liên kết R – X phân cực hơn liên kết Y – X
(4) Trong hợp chất tạo bởi T và Y, T có điện hóa trị +1
Số phát biểu đúng là
- A 1
- B 4
- C 3
- D 2
Đáp án : D
Dựa vào số hiệu nguyên tử của X, Y, R, T để xác định các nguyên tố
ZX = 1 => X là H
ZY = 8 => Y là O
ZR = 9 => R là F
ZT = 19 => T là K
(1) sai vì hợp chất tạo bởi X và Y là liên kết cộng hóa trị
(2) sai vì trong phân tử R2 có 1 cặp electron dùng chung
(3) đúng, vì độ âm điện của R lớn Y
(4) đúng
Đáp án D
Oxygen có 3 đồng vị (\({}_8^{16}O,{}_8^{17}O,{}_8^{18}O\)); đồng có 2 đồng vị (\({}_{29}^{63}Cu\)và \({}_{29}^{65}Cu\)). Số công thức của các loại phân tử CuO có thể được tạo thành từ các đồng vị trên là
- A 18
- B 9
- C 12
- D 6
Đáp án : D
Mỗi một đồng vị Cu kết hợp với 1 đồng vị O
Tổng số công thức tạo thành từ đồng vị là 6
Đáp án D
Tổng số electron trong ion \(XO_3^{2 - }\)là 40 và trong ion \({Y_2}O_7^{2 - }\)là 106. Biết ZO = 8. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y lần lượt là
- A 16 và 25
- B 18 và 28
- C 14 và 24
- D 12 và 26
Đáp án : C
Xác định đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y
Ta có: EX + 3.EO + 2 = 40 (1)
Mà EO = 8 => EX = 40 – 2 – 3.8 = 14
Ta có: 2EY + 7. EO + 2 = 106 => EY = 24
Đáp án C