Câu hỏi tr 134
Mở đầu Vi sao giãn cách và đeo khẩu trang (hinh 22.1) lại có vai trò quan trọng trong phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do SARS-CoV-2 gây ra? Giãn cách và đeo khẩu trang có phải là biện pháp cần thiết đối với tất cả các bệnh do virus không? Vi sao? |
Hướng dẫn giải:
Mỗi loài vi khuẩn có phương thức lây nhiễm khác nhau, thông qua các đường lây nhiễm khác nhau như đường hô hấp, đường máu,.... Ví dụ: virus SARS-CoV-2 lây qua đường hô hấp, thông qua giọt bắn từ người mang mầm bệnh.
Lời giải chi tiết:
- Vì virus SARS-CoV-2 lây qua đường hô hấp thông qua giọt bắn của người bệnh nên giãn cách và đeo khẩu trang sẽ làm giảm nguy cơ lây dịch, tăng khả năng phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
- Mỗi virus có phương thức lây nhiễm khác nhau nên giãn cách và đeo khẩu trang có phải là biện pháp cần thiết đối với tất cả các bệnh do virus mà cần có các biện pháp tương ứng với con đường lây nhiễm của virus đó.
Câu hỏi Câu 1: Nêu một số thiệt hại do virus gây ra trên cây trồng. Câu 2: Nêu các cách thức virus xâm nhập vào tế bào thực vật. |
Hướng dẫn giải:
Virus xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua vết thương khi bị côn trùng cắn hoặc do nông cụ gây ra, khi virus xâm nhập vào cây sẽ gây ra các thiệt hại cho cây trồng.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Một số thiệt do virus gây ra trên cây trồng: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen trên lúa.
Câu 2: Các cách thức virus xâm nhập vào tế bào thực vật:virus truyền từ cây này sang cây khác thông qua các vết thương: chủ yếu do côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy, bọ xít,...), hoặc vết xây xát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.
Câu hỏi tr 135
Câu hỏi 3 Virus có thể lây nhiễm trong cây bằng cách nào? |
Hướng dẫn giải:
Tế bào virus nhân lên và lây nhiễm trong cây bằng cầu sinh chất hoặc hệ thống mạch dẫn.
Lời giải chi tiết:
Sau khi nhân lên trong tế bào, virus lây nhiễm sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất, hoặc lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cây qua hệ thống mạch dẫn.
Câu hỏi 3 Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện gì? Chúng ta nên làm gì để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật? |
Hướng dẫn giải:
Cây bị nhiễm virus thay đổi hình thái đặc trưng cho virus gây bệnh nên có thể dựa vào đó để xác định loại mầm bệnh và biện pháp phòng chống phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Cây bị nhiễm virus thường có hình thái thay đổi như lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và thân còi cọc hoặc bị lùn.
- Để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật ngoài sử dụng vaccine, thuốc thì chúng ta nên chọn các giống cây sạch bệnh, đồng thời tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh, hoặc tạo giống cây trồng kháng virus.
Vận dụng 1 Vì sao để hạn chế sự lây truyền của virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa, người ta thường phun thuốc diệt rầy nâu? |
Hướng dẫn giải:
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do virus gây bệnh lúa cỏ (Rice Grassy Stunt Virus) kết hợp với virus gây bệnh lùn xoắn lá (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra. Rầy nâu là trung gian truyền các bệnh trên.
Lời giải chi tiết:
Vì virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa gây ra bởi trung gian là rầy nâu nên người ta phun thuốc chống rầy nâu để hạn chế sự lây truyền của virus này.
Câu hỏi tr 136
Câu hỏi 5 Phân biệt phương thức lây truyền ngang và lây truyền dọc của virus trên người và động vật. |
Hướng dẫn giải:
- Lây truyền dọc là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai, sinh nở hoặc chăm sóc (bú, mớm).
- Lây truyền ngang là sự lấy truyền virus từ cơ thế này sang cơ thể khác thông qua các con đường chính sau: Qua đường hô hấp, quan đường tiêu hóa, qua vết trầy xước trên cơ thể, qua quan hệ tình dục, qua trung gian truyền bệnh và qua đường máu.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 6 Con đường lây truyền nào sẽ làm cho virus phát tán trong cộng đồng nhanh nhất? Vì sao? |
Hướng dẫn giải:
Các con đường lây truyền:
Lời Giải chi tiết:
Con đường lây truyền qua các trung gian sẽ làm virus phát tán trong cộng đồng nhanh nhất vì từ một trung gian có thể lây truyền virus cho nhiều cơ thể.
Câu hỏi tr 137
Câu hỏi 7 Quan sát hình 22.5 và cho biết chúng ta nên làm gì để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người. |
Hướng dẫn giải:
Sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người thông qua các con đường:
- Tiếp xúc với động vật hay các sản phẩm từ động vật làm virus bám lên bề mặt tay, rồi đưa tay sờ lên miệng, mũi, dụi mắt
- Khi ăn các thực phẩm từ động vật còn sống hoặc chưa chín.
- Qua phân, nước tiểu của động vật.
Lời giải chi tiết:
Để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người cần:
- Không ăn gia cầm, lợn, thủy cầm nghi ngờ bị bệnh.
- Ăn chín uống sôi.
- Diệt khuẩn định kỳ, dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ, thường xuyên thăm khám thú ý để sớm phát hiện bệnh ở động vật.
- Rửa thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc với các loại gia sức, lợn, thủy cầm; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với các loài động vật này.
- Tránh tiếp xúc vào phân, nước tiểu động vật.
Luyện tập 1 Hãy cho biết con đường lây truyền của virus HIV, cúm, sởi, dại, viêm gan A theo gợi ý trong bảng 22.1.
|
Hướng dẫn giải:
- Virus HIV lây truyền qua 3 con đường chính: Quan hệ tình dục, đường máu, từ mẹ sang con.
- Virus cúm lây truyền qua đường hô hấp thông qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh....
- Virus sởi lây truyền qua đường hô hấp thông qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh....
- Virus dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách.
- Virus viêm gan A lây truyền qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng), tức là ăn phải thức ăn hoặc sử dụng nước uống có chứa virus.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Hãy để xuất các biện pháp phòng bệnh để hạn chế sự lây truyền của HIV và virus cúm trong cộng đồng. |
Hướng dẫn giải:
- Virus HIV lây truyền qua 3 con đường chính: Quan hệ tình dục, đường máu, từ mẹ sang con.
- Virus cúm lây truyền qua đường hô hấp thông qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh....
Lời giải chi tiết:
- Các biện pháp phòng bệnh để hạn chế sự lây truyền của HIV trong cộng đồng là:
+ Duy trì lối sống lành mạnh, vệ sinh, tập luyện, giữ gìn cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.
+ Ăn uống đủ chất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Không dùng chung đồ dùng cá nhân; ví dụ như bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu (bàn cạo), không dùng chung bơm kim tiêm.
- Các biện pháp phòng bệnh để hạn chế sự lây truyền của virus cúm trong cộng đồng là:
+ Vệ sinh, tập luyện, giữ gìn cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, bọ chét,..
+ Không tiếp xúc trực tiếp, tàng trữ, buôn bản, tiêu thụ động vật hoang dã.
+ Khoanh vùng, tiêu huỷ động vật bị bệnh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang khi đi ra đường.
+ Cách ly người bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nếu phải tiếp thì cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ y tế.
+ Tiêm vaccine cho người và vật nuôi, gia súc, gia cầm
Câu hỏi tr 138
Câu hỏi 8 Các hình 22.6 và 22.7 là những thông điệp của Bộ Y tế khuyến cáo để phòng chống dịch COVID-19 do SARS- CoV-2 gây ra. Em hãy thảo luận và cho biết tác dụng của những thông điệp này. |
Hướng dẫn giải:
COVID-19 lây lan theo ba cách chính:
- Thông qua những giọt bắn và các hạt có chứa vi-rút từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi,....
- Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút rơi vào mắt, mũi hoặc miệng khi virus bám dính trên tay, điện thoại,...
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của những thông điệp của Bộ Y tế khuyến cáo giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh từ người sang người, từ đó làm tăng hiệu quả phòng, chống chống dịch COVID-19 do SARS- CoV-2 gây ra.
Câu hỏi 9 Tại sao tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả? |
Hướng dẫn giải:
Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể nó sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên.
Lời giải chi tiết:
Vaccine giúp cơ thể kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể phù hợp chống lại kháng nguyên của virus gây bệnh, đồng thời hệ miễn dịch ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay. Do đó tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả.
Câu hỏi tr 139
Câu hỏi Câu 10: Cơ chế nào giúp cơ thể chống lại virus? Câu 11: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. |
Hướng dẫn giải:
Cơ thể thông qua các phản ứng phòng vệ của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của virus. Có hai loại phản ứng phòng vệ là:
- Miễn dịch không đặc hiệu giúp ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào tế bào và cơ thế, ví dụ: da và niêm mạc; hoặc tiêu diệt mầm bệnh khi đã xâm nhập vào
cơ thể, ví dụ: đại thực bào.
- Miễn dịch đặc hiệu chỉ hoạt động khi mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thế và thế hiện tính đặc hiệu đối với từng mầm bệnh cụ thể; ví dụ: hình thành kháng thể sau khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh (kháng nguyên).
Lời giải chi tiết:
Câu 10: Cơ thể chống lại virus bằng các phản ứng tự vệ không đặc hiệu hoặc đặc hiệu.
Câu 11: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu
Vận dụng Vận dụng 2: Em đã làm gì để có sức khoẻ tốt? Vi sao giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virus? Vận dụng 3: Con người thường làm gì để chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu của cơ thể? |
Hướng dẫn giải:
Để có sức khỏe tốt cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, thường xuyên tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ và thoáng mát, khám sức khỏe định kỳ và tiêm đầy đủ các vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế,...
Lời giải chi tiết:
Vận dụng 2: Để có sức khỏe tốt em đã:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, vệ sinh cơ thể hàng ngày.
- Ăn uống đủ chất.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virus vì khi cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động tốt.
Vận dụng 3: Thông qua tiêm vaccine theo chỉ dẫn của Bộ Y tế, miễn dịch đặc hiệu sẽ được cơ thể chủ động kích hoạt.
Câu hỏi 12 Nêu các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus. Quan sát hình 22.8 và cho biết thuốc tamiflu ức chế giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus cúm A? |
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 22.8 và nội dung lý thuyết mục III bài 21 để đưa ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Các giai đoạn nhân lên của virus: : Bám dính → Xâm nhập và đưa vật chất di truyển vào tế bào chủ → Sinh tổng hợp vật chất di truyền (DNA, RNA, Protein) → Lắp ráp → Giải phóng.
- Tamiflu ức chế giai đoạn giải phóng nào trong chu trình nhân lên của virus cúm A (ức chế enzyme giải phóng các hạt virus mới).
Câu hỏi tr 140
Vận dụng 4 Vì sao chúng ta thường gặp khó khăn trong việc chế tạo vaccine phòng virus cúm? |
Hướng dẫn giải:
Vaccine được chế tạo từ kháng nguyên của virus thông qua vô hiệu hóa virus, sử dụng một phần virus hoặc vi khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Việc chế tạo vaccine phòng virus cúm thường gặp khó khăn do tần số và tốc độ đột biến của virus rất cao, ngoài ra cơ chế tái tổ hợp virus tạo ra nhiều biến chủng mới.
Thực hành Hãy tìm hiểu thông tin, điều tra ở địa phương về một số bệnh do virus gây ra đối với người, động vật hoặc thực vật để hoàn thành báo cáo theo mẫu bảng 22.2. |
Hướng dẫn giải:
Em hãy tự tìm hiểu các thông tin từ internet, sách báo và từ địa phương về các bệnh do virus thường gặp ở địa phương.
Lời giải chi tiết:
Tìm hiểu thêm Virus là tác nhân gây ra khoảng hơn 500 loại bệnh trên người và động vật. Nhiều bệnh làm chết hàng loạt gia súc, gia cầm và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế; ví dụ: đại dịch bò điên ở Anh năm 1996, dịch cúm gà ở Hồng Kông năm 1997 - 1998, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện năm 2018 và lây lan mạnh ở Việt Nam năm 2019. Virus cũng là mối đe dọa kinh hoàng đối với con người. Ở những thế kỉ trước, các bệnh như đậu mùa, bại liệt, dại, viêm màng não. đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Ngày nay, khi các bệnh đó đã dần được đẩy lùi thì các virus khác lại đang là nguy cơ đe doạ tính mạng của toàn nhân loại; ví dụ: HIV-AIDS, virus cúm A, đặc biệt là SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Hãy tìm hiểu một số bệnh do virus gây ra trên động vật và người. Trong đó, những virus nào có thể lây truyền từ động vật sang người? Em hãy để xuất các biện pháp giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm các virus đó từ động vật sang người. |
Hướng dẫn giải:
Một số bệnh do virus gây ra:
- Bệnh dại do virus Rabies virus. Bệnh này thường gặp ở chó, dơi, khỉ, gấu trúc, cáo, chồn hôi, gia súc, chó sói, cầy mangut và mèo. Cơ thể bị nhiễm thông qua nước bọt do cắn, cào của các động vật nhiễm..
- Bệnh sốt xuất huyết Ebola do virus Ebolavirusspp. Bệnh này có ở các loài linh trưởng, dơi ăn trái cây, khỉ, linh dương và nhím. Thông qua dịch cơ thể và các tạng bệnh lây nhiễm từ cơ thể này sang cơ thể khác.
- Bệnh bò điên (Variant Creutzfeldt–Jakob disease) do virus PrP(vCJ). Bệnh này có ở gia súc. Bệnh lây truyền khi ăn thịt từ động vật nhiễm virus.
- Viêm gan B do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra ở người, thông qua các con đường: từ mẹ sang con, đường tình dục và đường máu.
Lời giải chi tiết:
- Một số bệnh do virus gây ra:
+ Ở người: Bệnh cúm, đậu mùa, quai bị, viêm gan B, bệnh dại,....
+ Ở động vật: Bệnh cúm, bệnh dại, bệnh bò điên, bệnh sốt xuất huyết, bệnh tả lợn,....
- Các bệnh lây truyền từ động vật sang người: Bệnh cúm, bệnh dại, bệnh sốt xuất huyết, bệnh bò điên,...
Câu hỏi tr 141
Câu hỏi Câu 13: Nêu một số ứng dụng của virus trong y học. Câu 14: Quan sát hình 22.9 và mô tả lại quy trình sản xuất và sử dụng vaccine vector phòng SARS-CoV-2. |
Hướng dẫn giải:
Ngày nay, virus được sử dụng làm vector chuyển và biểu hiện gen đích (gen mã hóa protein mong muốn) để sản xuất kháng thể, vaccine,... dùng trong y học.
Lời giải chi tiết:
Câu 13: Một số ứng dụng của virus trong y học:
+ Sản xuất vaccine
+ Sản xuất các chế phẩm sinh học như hormone, protein
Câu 14: Quy trình sản xuất và sử dụng vaccine vector phòng SARS-CoV-2:
Bước 1: Tách gene mã hóa protein gai của SARS-CoV-2 và gắn vào bộ gene của virus gây bệnh ở tinh tinh tinh.
Bước 2: Tạo chế phẩm vaccine vector có mang gene mã hóa protein gai SARS-CoV-2.
Bước 3: Sau khi tiêm vaccine vào cơ thể người, gene mã hóa protein gai được biểu hiện và sản sinh ra protein gai.
Bước 4: Các protein gai kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể chống SARS-CoV-2
Câu hỏi 15 Theo em, quy trình sản xuất vector phòng SARS-CoV-2 (hình 22.9) có thể sử dụng để sản xuất vaccine phòng virus khác được không? |
Hướng dẫn giải:
- Vaccine là chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch chủ động có chứa kháng nguyên của virus gây bệnh.
- Chế phẩm vaccine vector gồm có gen đích (gen mã hóa kháng nguyên của virus độc) và hệ gen của một virus lành tính (virus không có khả năng nhân lên trong cơ thể). Khi đưa chế phẩm vaccine vector vào trong cơ thể, gen đích sẽ được biểu
hiện và hình thành kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Có thể dùng quy trình sản xuất vector phòng SARS-CoV-2 để sản xuất vaccine phòng virus khác được.
Câu hỏi tr 142
Câu hỏi 16 Nêu vai trò của virus trong tự nhiên. Con người đã ứng dụng vai trò đó của virus để làm gì? |
Hướng dẫn giải:
Virus có vai trò trong kiểm soát các loài sinh vật trên Trái Đất và được ứng dụng để tiêu diệt các sinh vật có hại cho con người.
Lời giải chi tiết:
- Virus ki sinh gây bệnh trên tất cả các sinh vật nên chúng có vai trò nhất định trong đấu tranh, kiểm soát các loài sinh vật trên Trái Đất.
- Chúng ta có thể lựa chọn những virus ki sinh gây bệnh trên những sinh vật có hại cho con người và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống phục vụ cho con người.
Vận dụng 5 Nếu trâu, bò ăn phải chế phẩm có chứa Baculovirus thì có bị chết không? Giải thích. |
Hướng dẫn giải:
Baculovirus là nhóm virus có khả năng kí sinh gây bệnh trên 600 loại côn trùng khác nhau, được sử dụng để sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học để diệt côn trùng gây hại.
Lời giải chi tiết:
Nếu trâu, bò ăn phải chế phẩm có chứa Baculovirus thì không chết vì virus này chỉ kí sinh gây bệnh trên côn trùng, không ký sinh trên thú.
Lý thuyết