Đề thi giữa học kì 2 Sinh 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

2024-09-14 12:01:19
Câu 1 :

Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là

  • A
    nguyên phân và giảm phân.
  • B
    giảm phân và hình thành giao tử.
  • C
    phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
  • D
    kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 2 :

Ung thư là

  • A
    một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • B
    một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • C
    một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • D
    một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 3 :

Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không có vai trò nào sau đây?

  • A
    Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
  • B
    Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.
  • C
    Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.
  • D
    Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không có vai trò: Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 4 :

Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?

  • A
    Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa.
  • B
    Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối.
  • C
    Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
  • D
    Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trình tự phân chia nhân trong nguyên phân: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 5 :

Tế bào con được tạo thành sau quá trình giảm phân có số lượng nhiễm sắc thể

  • A
    tăng lên gấp đôi.
  • B
    giảm đi một nửa.
  • C
    tăng lên gấp ba.
  • D
    không thay đổi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tế bào con được tạo thành sau quá trình giảm phân có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi 1 nửa.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 6 :

Hiện tượng các nhiễm sắc thể dãn xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?

  • A
    Tạo thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể.
  • B
    Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
  • C
    Tạo thuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
  • D
    Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiện tượng các nhiễm sắc thể dãn xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa: Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 7 :

Tại sao có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân?

  • A
    Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.
  • B
    Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.
  • C
    Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi xong.
  • D
    Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li xong.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phân chia nhân và phân chia tế bào chất trong nguyên phân?

  • A
    Nhân và tế bào chất đều được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
  • B
    Nhân và tế bào chất đều không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
  • C
    Nhân được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
  • D
    Nhân không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhân được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 9 :

Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên phân?

  • A
    Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.
  • B
    Có sự co xoắn và dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
  • C
    Có sự phân li của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
  • D
    Có sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặc điểm có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên phân.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 10 :

Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I. Số chromatid đếm được trong trường hợp này là

  • A
    40.
  • B
    80.
  • C
    120.
  • D
    160.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kì giữa I: các cặp NST kép tương đồng đóng xoắn cực đại và xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Lời giải chi tiết :

Số chromatid đếm được trong trường hợp này là: 5x2x8=80

Đáp án B

Câu 11 :

Mẫu vật nào dưới đây có thể sử dụng để quan sát quá trình nguyên phân?

  • A
    Hoa hành.
  • B
    Hoa hẹ.
  • C
    Ống sinh tinh của châu chấu đực.
  • D
    Rễ củ hành.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Rễ củ hành có thể sử dụng để quan sát quá trình nguyên phân

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 12 :

Dưới kính hiển vi, hình thái nhiễm sắc thể rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào?

  • A
    Kì đầu.
  • B
    Kì giữa.
  • C
    Kì sau.
  • D
    Kì cuối.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dưới kính hiển vi, hình thái nhiễm sắc thể rõ nét, đặc trưng nhất ở kì giữa

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 13 :

Sau khi tách được bao phấn từ hoa hành, cần cố định mẫu trong dung dịch

  • A
    H2SO4.
  • B
    Cồn.
  • C
    Carnoy.
  • D
    HCl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sau khi tách được bao phấn từ hoa hành, cần cố định mẫu trong dung dịch carnoy

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 14 :

Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây?

  • A
    Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi.
  • B
    Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
  • C
    Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi.
  • D
    Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính: Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 15 :

Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

  • A
    Biệt hóa và phản biệt hóa.
  • B
    Nguyên phân liên tục.
  • C
    Duy trì sự sống vĩnh viễn.
  • D
    Giảm phân liên tục.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 16 :

So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm nào sau đây?

  • A
    Tiến hành dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân giống.
  • B
    Tiến hành trong môi trường tự nhiên, không tốn công sức.
  • C
    Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
  • D
    Tạo ra cây giống thích nghi với nhiều điều kiện môi trường.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm: Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 17 :

Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

  • A
    Dung hợp tế bào trần.
  • B
    Cấy truyền phôi.
  • C
    Nuôi cấy mô tế bào.
  • D
    Nuôi cấy hạt phấn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 18 :

Để theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử cần sử dụng kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây?

  • A
    Kĩ thuật cố định.
  • B
    Kĩ thuật nhuộm màu. C. Kĩ thuật siêu ly tâm.
  • C
  • D
    Kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử cần sử dụng kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.

Câu 19 :

Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới sinh vật nào sau đây?

  • A
    Giới Khởi sinh.
  • B
    Giới Nguyên sinh.
  • C
    Giới Nấm.
  • D
    Giới Thực vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới khởi sinh.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 20 :

Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là

  • A
    vi nấm.
  • B
    tảo lục đơn bào.
  • C
    vi khuẩn lam.
  • D
    vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là vi nấm.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"