? mục I.1
Trả lời câu hỏi mục I trang 9 SGK Lịch sử 10
Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân xã hội
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-1 trang 9 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: nhận thức, cội nguồn, bản sắc, dân tộc, điều kiện, toàn cầu hóa.
Lời giải chi tiết:
Tri thức lịch sử có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa:
- Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
- Là điều kiện cơ bản, tiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
Câu 1
Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 10 SGK Lịch sử 10
1. Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-2 trang 9, 10 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: bài học kinh nghiệm, nền tảng vững chắc, điểm tựa, khám phá, cơ sở.
Lời giải chi tiết:
Quá khứ lịch sử có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với hiện tại và tương lai:
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước.
- Là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
- Là cơ sở, nhân tố thúc đẩy con người khám phá, nghiên cứu và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh nhân loại.
- Là nguồn gốc để mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử là vô giá trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
- Được con người đời sau vận dụng trong quá trình phát triển của cộng đồng xã hội.
- Giúp hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Kết tinh của những tri thức lịch sử, mang lại những hiểu biết về thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Góp phần quan trong trong nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
Câu 2
2. Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì trong Di chúc.
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm trên internet và sách báo tham khảo “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Những dự báo thiên tài trong Di chúc Bác Hồ”,…
B2: Lựa chọn thông tin.
Lời giải chi tiết:
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo chính xác về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước:
- “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”.
- Đến năm 1975, cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc Mỹ của dân tộc ta đã hoàn toàn thắng lợi.
- Về sự nghiệp thống nhất: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
- Đến năm 1976, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, thực hiện khao khát bao năm của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.
? mục II.1
Trả lời câu hỏi mục II trang 10 SGK Lịch sử 10
Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-1 trang 10 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: cập nhật, phát triển, tự tin, biến đổi, cơ hội nghề nghiệp
Lời giải chi tiết:
Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời là vì những lý do sau:
- Là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng.
- Tăng cường khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng nhiều của đời sống.
- Giúp con người nắm bắt tốt những cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống,…
? mục II.2
Trả lời câu hỏi mục II trang 11 SGK Lịch sử 10
Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-2 trang 10 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: 2 dạng, hiểu biết, nhận thức, trải nghiệm thực tế, hệ thống giáo dục, kinh nghiệm lịch sử, tái hiện, bức tranh lịch sử, những phát hiện mới.
Lời giải chi tiết:
Tri thức lịch sử là:
- Là kết quả của quá trình nhận thức của con người.
- Phản ánh toàn bộ sinh hoạt của xã hội loài người trong quá khứ một cách chính xác và có hệ thống.
- Tri thức lịch sử sẽ phát triển theo trình độ nhận thức của con người.
Khi nghiên cứu lịch sử cần phải thu thập thông tin và sử liệu vì:
- Để có thể tái hiện bức tranh lịch sử một cách đầy đủ, chính xác và khách quan nhất.
- Sử dụng các nguồn sử liệu để khôi phục, giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, từ đó có những phát hiện mới.
- Do đặc trưng của hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người.
- Sử dụng sử liệu để khôi phục sự kiện, sau đó giải thích và đánh giá sự kiện.
? mục II.3
Trả lời câu hỏi mục II trang 12 SGK Lịch sử 10
Hãy kể tên một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn lịch sử đã được em vận dụng vào thực tiễn.
Phương pháp giải:
Liên hệ với kiến thức lịch sử đã được học ở cấp THCS.
Lời giải chi tiết:
Một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn lịch sử: tên gọi Hà Nội qua các thời kì: Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Kinh, Bắc Thành,...; Các triều đại phong kiến từng đóng đô ở Hà Nội như:Lý, Trần, Lê sơ…
Với tri thức lịch sử đó, em đã tham gia vào cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử Hà Nội" và đạt giải Nhất.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 13 SGK Lịch sử 10
Tri thức lịch sử có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh
Phương pháp giải:
B1: Tham khảo mục I trang 9, 10 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: nhận thức, cội nguồn, bản sắc, dân tộc, điều kiện, toàn cầu hóa, bài học kinh nghiệm, nền tảng.
B3: Tìm kiếm trên internet và sách báo với từ khóa: “bài học kinh nghiệm về công cuộc dựng nước và giữ nước”, “lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta”,…
Lời giải chi tiết:
Vai trò của tri thức lịch sử
- Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
- Là điều kiện cơ bản, tiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
Ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử được đúc rút từ quá khứ luôn được con người đời sau vận dụng trong quá trình phát triển của cộng đồng xã hội.
- Giúp hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Là kết tinh của những tri thức lịch sử, mang lại những hiểu biết về thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử góp phần quan trong trong nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
Ví dụ:
Tại sông Bạch Đằng, năm 983, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam lược Nam Hán. Vận dụng bài học kinh nghiệm của cha ông, năm 981, Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lược Tống. Năm 1288, Trần Hưng Đạo cũng phá tan quân xâm lược Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng.
Những sự kiện trên có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi người con đất Việt.
Tri thức lịch sử có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh
Phương pháp giải
B1: Tham khảo mục I trang 9, 10 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: nhận thức, cội nguồn, bản sắc, dân tộc, điều kiện, toàn cầu hóa, bài học kinh nghiệm, nền tảng.
B3: Tìm kiếm trên internet và sách báo với từ khóa: “bài học kinh nghiệm về công cuộc dựng nước và giữ nước”, “lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta”,…
Lời giải chi tiết
Vai trò của tri thức lịch sử
- Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
- Là điều kiện cơ bản, tiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
Ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử được đúc rút từ quá khứ luôn được con người đời sau vận dụng trong quá trình phát triển của cộng đồng xã hội.
- Giúp hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Là kết tinh của những tri thức lịch sử, mang lại những hiểu biết về thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử góp phần quan trong trong nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
Ví dụ minh chứng
Vận dụng
Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 13 SGK Lịch sử 10
Tìm hiểu một di tích lịch sử ở địa phương và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau
Lời giải chi tiết:
B1: Liên hệ thực tế
B2: Xác định:
- Quê em ở đâu?
- Quê em có di tích lịch sử gì?
- Di tích đó được xây dựng năm nào? Trải qua trùng tu chưa? Có giá trị lịch sử ra sao?
Lời giải chi tiết:
Giá trị của di sản Hoàng thành thăng long đối với cuộc sống hôm nay và mai sau:
- Như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
- Phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long
- Là một trung tâm quyền lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích, di vật
Lý thuyết