Bài 16. Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 12:07:37

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 67 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 16.1, hình 16.2 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính theo vĩ độ.

- Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy.

- Kể tên các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.1, 16.2 và dựa vào kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

- Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu. Vì vậy, tương ứng với các kiểu khí hậu sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Cụ thể như sau:

- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam:

+ Các nhóm đất chính: Đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất phù sa.

+ Các kiểu thảm thực vật chính: Rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa; rừng mưa nhiệt đới.


? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 68 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.

- Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca (Kavkaz).

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.3 và dựa vào kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

- Đất và thảm thực có sự thay đổi theo độ cao:

+ Dưới chân núi là rừng lá rộng, càng lên cao thực vật càng thưa thớt, đến 1 độ cao nhất định xuất hiện băng tuyết.

+ Các loại đất tốt, màu mỡ được hình thành dưới chân núi; càng lên cao tầng đất càng mỏng, đất kém phát triển.

=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về nhiệt và ẩm (càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng lên đến 1 độ cao nhất định mới giảm).

- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca:

Sườn Tây dãy Cap-ca

+ 0 – 500 m: rừng sồi – đất đỏ cận nhiệt.

+ 500 – 1300 m: rừng dẻ - đất đỏ cận nhiệt (500 – 800 m) và đất nâu sẫm (800 – 1300 m).

+ 1300 – 1700 m: rừng linh sam – đất pôtdôn.

+ 1700 – 2300 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.

+ 2300 – 3000m: địa y và cây bụi – vách đá và đứt đoạn các đảo đất.

+ Trên 3000 m: băng tuyết.

Sườn Đông dãy Cap-ca

+ 0 – 500 m: thảo nguyên – đất hạt dẻ và nâu sẫm.

+ 500 – 1000m: rừng dẻ và sồi – đất rừng màu nâu.

+ 1000 – 2000 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.

+ 2000 – 3000 m: địa y và cây bụi – đất sơ đẳng.

+ Trên 3000 m: băng tuyết.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"