Bài 15. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

2024-09-14 12:29:10

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 101 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy quan sát các tranh sau và cho biết nhân vật trong tranh thực hiện công việc gì.

Phương pháp giải:

- Quan sát tranh kết hợp với hiểu biết cá nhân, nêu công việc của các nhân vật:

+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

+ Đại diện Viện kiểm sát

Lời giải chi tiết:

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Chức danh này để chỉ người được giao nhiệm vụ chính trong việc giải quyết một vụ án cụ thể. Công việc của thẩm phán là chủ trì quá trình xử lí vụ án bởi tòa án và có một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan tới việc tổ chức xét xử vụ án. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng là người thay mặt hội đồng xét xử kí xác nhận bản án. Khi vụ án được xét xử xong thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng kết thúc nhiệm vụ.

- Đại diệm Viện Kiểm sát: Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án sau khi các bên đã tranh luận. Ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa là một trong những căn cứ để hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án khi nghị án. Từ đó giúp cho vụ án nhìn nhận đánh giá vụ việc một cách khách quan, toàn diện trên cơ sở đó vận dụng pháp luật một cách đúng đắn để giải quyết tranh chấp.


1

Trả lời câu hỏi trang 102 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy quan sát các tranh, đọc thông tin liên quan và thực hiện yêu cầu.

- Trình bày chức năng của Tòa án nhân dân và cho biết đâu là chức năng chính của Tòa án nhân dân.

- Hãy cho biết, Tòa án nhân dân có những vai trò gì trong đời sống xã hội.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin kết hợp với thông tin đã tìm hiểu, nêu các chức năng của Tòa án nhân dân.

- Từ các chức năng của Tòa án nhân dân vừa tìm được, xác định chức năng chính của Tòa án nhân dân.

- Từ những thông tin đã tìm hiểu, xác định vai trò của Tòa án nhân dân trong đời sống xã hội.

Lời giải chi tiết:

- Chức năng của Tòa án nhân dân:

+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

+ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

+ Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

- Hoạt động chính của Tòa án nhân dân: Hoạt động xét xử

- Vai trò của Tòa án nhân dân:

+ Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Bảo đảm sự ổn định, trật tự và bình yên cho xã hội.

+ Bảo đảm sự công bằng cho nhân dân.


2

Trả lời câu hỏi trang 103 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy quan sát sơ đồ sau, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Em hãy cho biết cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân?

Phương pháp giải:

- Quan sát sơ đồ và nêu cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân.

- Đọc thông tin, xác định hoạt động của Tòa án nhân dân.

Lời giải chi tiết:

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân:

+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán Toàn án nhân dân cấp cao, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, các Tòa chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.

+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Ủy ban thẩm phán; Tòa hình sự, tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, các Tòa chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.

+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương gồm: Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, các Tòa chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.

- Hoạt động của Tòa án nhân dân:

+ Tòa án nhân dân xét xử công khai.

+ Trong trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa có thể xét xử kín.

+ Tòa có thể xét xử tập thể và theo quyết định đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.


3

Trả lời câu hỏi trang 103 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

 

- Theo em, Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động gì?

- Em hiểu như thế nào là kiểm sát hoạt động tư pháp?

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống và xác định hoạt động để thực hiện chức năng công tố của Viện kiểm sát.

- Tìm hiểu thông tin và nêu hiểu biết của em về kiểm sát hoạt động tư pháp.

Lời giải chi tiết:

- Viện Kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động:

+ Khởi tố bị can: Để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh.

+ Truy tố bị can ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.

+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm; nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm.

- Kiểm sát hoạt động tư pháp: là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.


4

Trả lời câu hỏi trang 104 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy quan sát sơ đồ sau, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.

  

- Trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân.

- Em hãy cho biết trong các cấp Viện Kiểm sát kể trên, cấp nào là lãnh đạo cao nhất.

Phương pháp giải:

- Quan sát sơ đồ và nêu cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân.

- Đọc thông tin kết hợp với kiến thức đã tìm hiểu, nêu các hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân.

- Từ các cấp của Viện Kiểm sát kể trên, xác định cấp lãnh đạo cao nhất.

Lời giải chi tiết:

- Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân:

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; Các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện Kiểm sát quân sự trung ương;…Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng; các Phó Viện trưởng; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; Thủ trưởng; các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Các viện và tương đương. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng; các Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Các phòng và tương đương.

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm: Văn phòng và các phòng hoặc các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.

- Trong các cấp Viện Kiểm sát kể trên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là lãnh đạo cao nhất do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đứng đầu.


5

Trả lời câu hỏi trang 105 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

 

- Hành vi của con bà A hay chồng bà A là phù hợp với pháp luật?

- Trong trường hợp này, gia đình bà A nên xử sự như thế nào để phù hợp với pháp luật?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và xác định hành vi của con bà A hay chồng bà A là phù hợp với pháp luật.

- Căn cứ vào trách nhiệm của công dân đối với xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân; nêu cách xử sự của gia đình bà A để phù hợp với pháp luật.

Lời giải chi tiết:

- Chồng bà A có hành vi phù hợp với pháp luật vì kháng cáo là quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm thì sẽ có quyền nộp đơn kháng cáo trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án.

- Nhà bà A nên viết đơn kháng cáo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh để xét xử phúc thẩm lại vụ tranh chấp dân sự của mình.


1

Trả lời câu hỏi trang 107 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết, em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây. Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đưa ra quan điểm đồng ý hay không đồng ý với từng nhận định và giải thích lí do vì sao lại đưa ra quan điểm ấy.

Lời giải chi tiết:

a – Em đồng tình với ý kiến trên vì Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, tức có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định. Ngoài Tòa án nhân dân không có cơ quan nào khác được giao phán xử về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp trong xã hội. Quy định này phù hợp với việc phân công thực hiện quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

b – Em đồng tình với ý kiến trên vì cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát gồm Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự.

c – Em không đồng tình với ý kiến trên vì Tòa án nhân dân có thể được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử và chỉ tuân theo pháp luật.

d – Em không đồng tình với ý kiến trên vì hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên.


2

Trả lời câu hỏi trang 107 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

 

- Đưa ra quan điểm của mình về hành vi của các nhân vật trong tình huống trên.

- Em hãy liệt kê những việc có thể làm để đảm bảo nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

Phương pháp giải:

- Đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình với hành vi của từng nhân vật trong tình huống:

+ A

+ Bà H

+ Bà B

- Liên hệ bản thân, liệt kê  những việc có thể làm để đảm bảo nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

Lời giải chi tiết:

- Em không đồng tình với hành vi của A vì A đã sai khi không chấp hành bản án của Tòa án nhân dân tỉnh M.

Em đồng tình với hành vi của bà H, bà B khi đã công nhận bản án dành cho A của Tòa án là đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Hai bà đã khuyên nhủ A phải có trách nhiệm chấp hành đầy đủ bản án của tòa.

- Những việc có thể làm để đảm bảo nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân:

+ Trang bị kiến thức về pháp luật.

+ Có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

+ Nghiêm túc chấp hành mọi bản án, phán quyết của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.


3

Trả lời câu hỏi trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy xử lí các tình huống sau theo gợi ý.

 

Nếu là B, em sẽ thuyết phục như thế nào để C tham dự cùng mình?

 

Nếu là D, em sẽ làm gì để bố mẹ thay đổi ý định?

Phương pháp giải:

- Đóng vai là B để thuyết phục C tham dự cùng mình.

- Đóng vai là D để làm bố mẹ thay đổi ý định của mình.

Lời giải chi tiết:

*Tình huống 1: Nếu là B, em sẽ thuyết phục C rằng: Trang bị kiến thức về pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân. Vì vậy, chúng mình nên đến đó để có những hiểu biết về pháp luật, giúp chúng ta có thể ứng xử tốt hơn khi gặp những vấn đề liên quan đến pháp luật trong cuộc sống.

*Tình huống 2: Nếu em là D, em sẽ khuyên bố mẹ không được làm như vậy, vì việc làm giả bệnh án để trốn tránh trách nhiệm hình sự là một hành vi vi phạm pháp luật, nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.


1

Trả lời câu hỏi trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy thiết kế sơ đồ đăng trên báo tường của lớp để tuyên truyền về Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Trong đó, cần thể hiện được chức năng, cơ cấu tổ chức và chú giải về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này.

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu và liệt kê các nội dung về chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

- Vẽ sơ đồ theo nội dung đã tìm hiểu.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý sơ đồ:

*Tòa án nhân dân

 

*Viện kiểm sát nhân dân


2

Trả lời câu hỏi trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) thể hiện quan điểm cá nhân trong việc xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân hoặc Viện Kiểm sát nhân dân.

Phương pháp giải:

- Lựa chọn một cơ quan mà em muốn trình bày quan điểm:

+ Tòa án nhân dân

+ Viện kiểm sát nhân dân

- Liên hệ bản thân về nêu các biện pháp nhằm xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân hoặc Viện Kiểm sát nhân dân.

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp nhằm xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân theo quan điểm cá nhân là:

Thứ nhất, định hướng hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

Thực hiện chủ trương của Đảng, việc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân nói chung và hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói riêng là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan và cần thực hiện theo một số định hướng chủ yếu sau đây:

Tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là phương thức giám sát có hiệu quả, góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Như vậy, chủ trương của Đảng về tăng cường công tác kiểm sát hoạt động tư pháp là hoàn toàn đúng đắn ở nước ta hiện nay.

Đẩy mạnh yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp: Đảng và Nhà nước đều chủ trương nhất quán và đưa ra mục tiêu quan trọng là công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thông qua việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phát hiện và xử lý hoặc yêu cầu xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động tư pháp làm xâm hại đến quyền con người, quyền công dân.

Thứ hai, một số nội dung hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

Hoàn thiện về phương thức kiểm sát hoạt động tư pháp: Công tác kiểm sát trong từng khâu công tác, từng lĩnh vực cần phải được xác định rõ các phương thức, cách thức thực hiện. Theo đó, cần đảm bảo hoạt động kiểm sát phải được tiến hành hết sức chặt chẽ, đúng quy trình; cần bổ sung quy định áp dụng các phương pháp trực tiếp kiểm sát, tham gia phiên tòa, phiên họp, trực tiếp tham gia vào hoạt động tư pháp khác trong các công tác kiểm sát, để tăng cường phát hiện vi phạm trong các hoạt động. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về căn cứ, điều kiện áp dụng phương thức kiểm sát trực tiếp hoặc kiểm sát qua bản án, quyết định.

Đối với các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp: Cần quy định chặt chẽ và có phân biệt các trường hợp, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu trong từng lĩnh vực công tác để thực hiện thống nhất. Quy định cụ thể hơn về nội dung và hình thức kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu để bảo đảm việc thực hiện các quyền này có căn cứ, đúng pháp luật, được chấp nhận và thực hiện nghiêm túc. Cần bổ sung quy định về trách nhiệm pháp lý đối với cơ quan, cá nhân, tổ chức bị yêu cầu, kiến nghị trong việc trả lời, thực hiện và giải quyết từng loại yêu cầu, kiến nghị cụ thể trong từng lĩnh vực công tác kiểm sát hoạt động tư pháp để tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát, có căn cứ rõ ràng để xác định vi phạm của các chủ thể bị yêu cầu, kiến nghị.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"