Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 59 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy phỏng vấn các bạn trong lớp về những mục tiêu tài chính cá nhân mà các em đã thực hiện được và chia sẻ sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân đối với mỗi người.
Phương pháp giải:
- Phỏng vấn các bạn trong lớp về những mục tiêu tài chính cá nhân mà các em đã thực hiện được.
- Chia sẻ sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân đối với mỗi người.
Lời giải chi tiết:
- Những mục tiêu tài chính cá nhân:
+ Khoản tiêu dùng: đồ cá nhân, giải trí, học hành…
+ Khoản tiết kiệm: tiền mừng tuổi, tiền thưởng…
+ Khoản thu nhập: làm đồ handmade…
1
1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân
Trả lời câu hỏi trang 59 – 60 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
Mạnh đang là học sinh lớp 10A. Vốn tự lập từ nhỏ, Mạnh đã xây dựng cho mình kế hoạch thu, chi một cách hợp lí. Trước tiên, Mạnh tính toán số tiền mình có, số tiền này chủ yếu từ người thân cho, tiền mừng tuổi. Số tiên tuy nhỏ nhưng Mạnh luôn phân chia thành cac khoản chì tiêu cần thiết và tiết kiệm. Mạnh còn sử dụng các biện pháp như giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập để có thể dùng lâu dài, ghi chép lại nhật kí chi tiêu hằng tháng để xem mình có hoàn thành mục tiêu đề ra hay không.
a) Em hãy mô tả nội dung của hình ảnh trên và giải thích các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân. Theo em, tài chính cá nhân là gì?
b) Em hãy mô tả kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Mạnh. Theo em, kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Phương pháp giải:
- Mô tả nội dung của hình ảnh trên.
- Giải thích các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân.
- Nêu khái niệm tài chính cá nhân.
- Mô tả kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Mạnh.
- Nêu khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân.
Lời giải chi tiết:
a)- Các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân gồm:
+ Thu nhập: từ lương, thưởng, các hoạt động kinh doanh,…
+ Tiêu dùng: chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, chi phí mua sắm, giải trí,…
+ Tiết kiệm: làm sổ tiết kiệm, mua vàng tích trữ,…
+ Đầu tư: các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán,…
+ Bảo vệ: tham gia bảo hiểm, chi phí dự phòng,…
- Tài chính cá nhân là: việc quản lí dòng tiền của mỗi người bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,...
b) - Mô tả kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Mạnh:
+ Tính toán số tiền hiện có từ người thân cho, tiền mừng tuổi rồi phân chia thành các khoản chi tiêu cần thiết và tiết kiệm.
+ Sử dụng các biện pháp như giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập để có thể dùng lâu dài.
+ Ghi chép lại nhật kí chi tiêu hằng tháng để xem mình có hoàn thành mục tiêu đề ra hay không.
- Kế hoạch tài chính cá nhân là: bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.
2
2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân
Trả lời câu hỏi trang 60 – 61 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và cùng bạn thảo luận
Trường hợp 1. Chỉ còn 3 tháng nữa là đến dịp An và các bạn cùng lớp tổ chức đi cắm trại. An tính toán số tền cần thiết cho chuyến đi này là 400 000 đồng. Hiện tại, An mới chỉ có 100 000 đồng. An đặt mục tiêu tiết kiệm mỗi tháng 100 000 đồng để đến thời điểm đi sẽ có đủ số tền dự kiến.
Trường hợp 2. Để mua một chiếc xe đạp với giá 1,2 triệu đồng thì Hưng đã lên kế hoạch cụ thể như sau:
- Dự kiến thời gian thực hiện: 6 tháng.
- Dự kiến số tiền tiết kiệm mỗi tháng là 200 000 đồng (mỗi tuầ tiết kiệm 50 000 đồng).
Hưng rất hào hứng và tin tưởng sẽ thực hiện được kế hoạch để có được chiếc xe đạp đồng hành mỗi ngày trên con đường đến lớp.
Trường hợp 3. Hà đang là sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành công nghệ thông tin. Mặc dù đã có máy tính bàn nhưng Hà ước mong sẽ có một chiếc máy tính xách tay. Hà đã xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trong hai năm, với các mục tiêu cụ thể như tiết kiệm chi tiêu; tiết kiệm các khoản tiền người thân cho, thiết kế đồ hoạ cho cửa hàng in ấn, quảng cáo để góp phần tăng thu nhập cho bản thân. Hà hi vọng sau hai năm kế hoạch tài chính cá nhân của mình sẽ thành hiện thực.
a) Em hãy mô tả kế hoạch tài chính cá nhân (thời gian, mục tiêu, cách thức thực hiện) của các bạn trong mỗi trường hợp trên.
b) Theo em, căn cứ vào thời gian để thực hiện thì sẽ có những loại kế hoạch tài chính cá nhân nào? Đối với em, kế hoạch tài chính cá nhân nào dễ thực hiện nhất?
Phương pháp giải:
- Mô tả kế hoạch tài chính cá nhân (thời gian, mục tiêu, cách thức thực hiện) của các bạn trong mỗi trường hợp trên.
- Kể tên các loại kế hoạch tài chính cá nhân.
- Chỉ ra loại kế hoạch tài chính cá nhân dễ thực hiện nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Mô tả kế hoạch tài chính cá nhân:
| Trường hợp 1 | Trường hợp 2 | Trường hợp 3 |
Thời gian | 3 tháng | 6 tháng. | 2 năm. |
Mục tiêu | cần thêm 300 000 đồng để đủ tiền cho chuyến đi cắm trại. | đủ tiền mua 1 chiếc xe đạp giá 1,2 triệu đồng. | đủ tiền mua 1 chiếc máy tính xách tay. |
Cách thực hiện | tiết kiệm mỗi tháng 100 000 đồng. | tiết kiệm mỗi tháng 200 000 đồng (tức mỗi tuần 50 000 đồng). | Tiết kiệm chi tiêu. Tiết kiệm các khoản tiền người thân cho. Thiết kế đồ họa cho cửa hàng in ấn, quảng cáo. |
b) - Những loại kế hoạch tài chính cá nhân:
+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).
+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).
+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).
- Kế hoạch tài chính cá nhân dễ thực hiện nhất là kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. Bởi vì đó là cơ sở để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn, nếu không thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thì bạn cũng sẽ không thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.
3
3. Tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân
Trả lời câu hỏi trang 61 – 62 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi
a) Em hãy cho biết việc chi tiêu có kế hoạch đã mang lại lợi ích gì cho Lan. Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ của Hằng? Vì sao?
b) Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của Đức. Nếu là Khánh, em sẽ khuyên Đức như thế nào?
Phương pháp giải:
- Mô tả kế hoạch tài chính cá nhân (thời gian, mục tiêu, cách thức thực hiện) của các bạn trong mỗi trường hợp trên.
- Kể tên các loại kế hoạch tài chính cá nhân.
- Chỉ ra loại kế hoạch tài chính cá nhân dễ thực hiện nhất.
Lời giải chi tiết:
a) - Việc chi tiêu có kế hoạch đã giúp Lan tiết kiệm tiền để mua được các đồ dùng học tập, đồ dùng thiết yếu, giải trí.
- Em không đồng tình với suy nghĩ của Hằng. Bởi vì nếu không có kế hoạch cá nhân mình sẽ chi tiêu hoang phí vào những thứ không cần thiết, mình không thể tự mua những thứ mình muốn.
b) - Nhận xét thói quen chi tiêu của Đức: chi tiêu hoang phí, không có kế hoạch.
- Nếu là Khánh, em sẽ khuyên Đức không nên mua vì đây là số tiền mua đồ dùng học tập, nếu muốn mua bạn nên nên cân nhắc kĩ, xem giá cả và nhu cầu của bạn có cần thiết không rồi hỏi ý kiến và xin tiền mẹ.
4
4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân
Trả lời câu hỏi trang 62 – 63 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy căn cứ vào nội dung được mô tả qua các hình ảnh để sắp xếp thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
b) Em hãy cùng bạn làm rõ nội dung của từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và sơ đồ hoá các bước đó.
Phương pháp giải:
- Mô tả các hình ảnh để sắp xếp thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
- Làm rõ nội dung của từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và sơ đồ hoá các bước đó.
Lời giải chi tiết:
a) Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân theo thứ tự: Tranh 4 – Tranh 3 – Tranh 1 – Tranh 2
b) Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân như sau:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.
Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành.
+ Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.
Xác định, tính toán các khoảng thu, chi thường xuyên của cá nhân để từ đó rút kinh nghiệm, xem xét những khoản thu, chi chưa cần thiết.
+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
Tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,...
+ Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.
1
Trả lời câu hỏi trang 63 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
1. Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.
B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai.
C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.
D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phí, không, bị nợ nần.
Phương pháp giải:
Chỉ ra các suy nghĩ, việc làm mà em đồng tình hoặc không đồng tình, giải thích lý do.
Lời giải chi tiết:
- Đồng ý với các ý kiến:
+ B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai.
+ D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phí, không, bị nợ nần.
- Không đồng ý với các ý kiến:
+ A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Bởi vì bất cứ ai dù người nghèo hay người dư dả tiền bạc đều phải lập kế hoạch tài chính cá nhân để quản lí thu, chi của mình, tránh xài tiền phung phí.
+ C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.
Bởi vì khi là học sinh, em cũng nên kế hoạch tài chính cá nhân để quản lí thu, chi của mình, tránh tiêu xài phung phí mà còn giúp em tiết kiệm được khoản tiền để chi tiêu cho các khoản cần thiết mà không cần xin ba mẹ.
2
Trả lời câu hỏi trang 63 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
2. Em hãy xác định một kế hoạch tài chính cụ thể của bản thân (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và vẽ sơ đồ các bước để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân ấy.
Phương pháp giải:
- Xác định một kế hoạch tài chính cụ thể của bản thân (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn).
- Vẽ sơ đồ các bước để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân ấy.
Lời giải chi tiết:
Em tiết kiệm tiền để năm đầu đại học có thể sắm một chiếc xe đạp điện mới.
- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.
+ Mục tiêu: sắm một chiếc xe đạp điện phục vụ cho việc học vào năm đầu đại học với mức giá khoảng 10 triệu.
+ Thời gian: 2 năm.
- Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.
+ Số tiền hiện tại: 2 triệu.
+ Số tiền cần tiết kiệm: 8 triệu.
+ Thu hằng tháng: 600 000 đồng (bố, mẹ cho mỗi ngày 20 000 đồng)
+ Chi hằng tháng: 450 000 đồng (10 000 đồng ăn sáng từ thứ 2 - 6, ăn vặt cùng bạn vào chủ nhật hết 50 000 đồng/ lần).
=> Số tiền còn lại mỗi tháng: 150 000 đồng.
Vậy: sau 2 năm, nếu thực hiện đúng kế hoạch dự kiến sẽ dư: 3 600 000đồng.
- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
+ Thu:
Mỗi tháng chỉ ăn vặt 2 ngày chủ nhật trên tháng: tiết kiệm thêm 100 000 đồng mỗi tháng. => Sau 2 năm: 2 400 000 đồng.
Làm đồ handmade để bán trong vòng 2 năm: dự kiến mỗi tháng thu trung bình khoảng 100 000 đồng. => Sau 2 năm: 2 400 000 đồng.
Thu gom giấy, sách vở cũ để bán sắt vụn trong vòng 2 năm: dự kiến sau 2 năm: 500 000 đồng.
Dùng đồ dùng cẩn thận, không làm rơi vỡ, sữa chữa đồ dùng khi còn có thể, không tiêu xài phung phí khi không có kế hoạch khác.
Vậy theo như kế hoạch ban đầu, số tiền sau 2 năm sẽ có được là: 5 300 000 đồng.
- Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.
3
Trả lời câu hỏi trang 63 – 64 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
3. Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.
Mẹ Lan thường xuyên tính toán và phân chia các khoản thu nhập hằng tháng của gia đình thành các phần gắn với các mục tiêu cụ thể. Việc này được mẹ Lan thực hiện như một thói quen hằng ngày. Bố Lan thì cho rằng việc làm này là không cần thiết, mất thời gian.
a) Theo em, thói quen chi tiêu của mẹ Lan có hợp lí không? Vì sao?
b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, em sẽ giải thích như thế nào để bố hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân?
Phương pháp giải:
- Nêu ý kiến của em về thói quen chi tiêu của mẹ Lan và giải thích.
- Đưa ra lời giải thích để bố hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân khi em là Lan.
Lời giải chi tiết:
a) Thói quen chi tiêu của mẹ Lan hoàn toàn hợp lí. Bởi vì khi tính toán và phân chia các khoản thu nhập hằng tháng của gia đình hợp lí sẽ giúp cho gia đình chi tiêu hợp lí hơn, có thể dư ra các khoản tiền khác để tiết kiệm và sử dụng cho những việc cần thiết khác.
b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, em sẽ giải thích với bố: Việc mẹ làm như thế là tốt cho gia đình ta, mẹ đã biết tính toán để gia đình sử dụng chi tiêu hợp lí. Khi chúng ta gặp vấn đề bất trắc cần đến tiền, những khoản tiết kiệm sẽ giúp gia đình ta giải quyết vấn đề, nếu không thì gia đình mình sẽ không thể xoay sở kịp bố à.
4
Trả lời câu hỏi trang 64 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
4. Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
Còn ba tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, H lên kế hoạch tài chính cá nhân để có thể mua một món quà sinh nhật tặng mẹ. Tuần đầu, H làm theo đúng kế hoạch, nhưng tuần thứ hai thì H không thể thực hiện như trước. H không hoàn thành mục tiêu do thói quen chi tiêu không kiểm soát, không tuân thủ kế hoạch đã định. H suy nghĩ không biết có thể mua được món quà sinh nhật tặng mẹ hay không.
Em hãy sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên.
Phương pháp giải:
Sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân.
Lời giải chi tiết:
- Lập ngân sách chi tiêu: chia thành từng khoản mục như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… với hạn mức số tiền cụ thể.
- Theo dõi thu chi: Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.
- Lên danh sách trước khi mua sắm để tiết kiệm chi tiêu.
- Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép.
- Hạn chế vay mượn.
- Tìm cách tăng thu nhập: Nếu không thể tiêu ít đi, hãy tìm cách kiếm tiền nhiều hơn. Ngoài giờ hành chính, bạn có thể tìm một công việc làm thêm để tăng thu nhập hàng tháng.
5
Trả lời câu hỏi trang 64 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
5. Em hãy cho biết việc làm nào dưới đây thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí? Vì sao?
A. Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hà tiện.
B. Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân.
C. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.
D. Kiểm soát chi tiêu thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Phương pháp giải:
Chỉ ra các việc làm thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Các việc làm thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí là:
+ A. Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hà tiện.
Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.
+ B. Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân.
Việc này sẽ tạo cho thói quen chi tiêu khoa học, đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định.
+ C. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Khi lập ngân sách chi tiêu, đánh giá toàn bộ thu nhập hiện tại, từ đó chia thành từng khoản mục như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… với hạn mức số tiền cụ thể để có kế hoạch tài chính hiệu quả.
+ D. Kiểm soát chi tiêu thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Kiểm soát chi tiêu thường xuyên nếu thấy tình hình chi tiêu không hợp lí sẽ điều chỉnh lại kế hoạch tài chính cá nhân.
6
Trả lời câu hỏi trang 64 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
6. Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân.
Phương pháp giải:
Liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Hạn chế vay mượn tiền, tránh phát sinh tiền lãi.
- Làm các sản phẩm handmade để tăng thu nhập.
- Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước hợp lý.
- Thanh lý đồ cũ không sử dụng.
- Có kế hoạch cụ thể trong việc ăn uống, không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép.
1
Trả lời câu hỏi trang 64 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
1. Thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu mà em thấy phù hợp với bản thân. Chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng và cách sử dụng cuốn sổ tay đó.
Phương pháp giải:
- Thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu.
- Chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng và cách sử dụng cuốn sổ tay đó.
Lời giải chi tiết:
Có thể tham khảo một số mẫu sau:
2
Trả lời câu hỏi trang 64 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
2. Em hãy lập kế hoạch chi tiêu cho sinh hoạt và học tập theo các bước cụ thể và thực hiện kế hoạch đã lập.
Phương pháp giải:
- Lập kế hoạch chi tiêu cho sinh hoạt và học tập theo các bước cụ thể.
- Thực hiện kế hoạch đã lập.
Lời giải chi tiết:
Em dựa vào tình hình học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày để thực hiện.
- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.
+ Mục tiêu: sắm một chiếc laptop phục vụ cho việc học vào năm đầu đại học với mức giá khoảng 20 triệu.
+ Thời gian: 2 năm.
- Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.
+ Số tiền hiện tại: 2 triệu.
+ Số tiền cần tiết kiệm: 18 triệu.
+ Thu hằng tháng: 1,2 triệu (bố, mẹ cho mỗi ngày 40 000 đồng)
+ Chi hằng tháng: 980 000 đồng (30 000 đồng ăn sáng và uống nước buổi trưa từ thứ 2 - 7, chủ nhật 50 000 ăn vặt cùng bạn).
Số tiền còn lại mỗi tháng: 220 000 đồng. Vậy: sau 2 năm, nếu thực hiện đúng kế hoạch dự kiến sẽ dư: 5 280 000 đồng.
- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
+ Thu:
Mỗi tháng chỉ ăn vặt 2 ngày chủ nhật: tiết kiệm thêm 100 000 đồng mỗi tháng. => Sau 2 năm: 2 400 000 đồng.
Làm đồ handmade để bán trong vòng 2 năm: dự kiến mỗi tháng thu trung bình khoản 300 000 đồng. Sau 2 năm: 10 800 000 đồng.
Thu gom giấy, sách vở cũ để bán sắt vụn trong vòng 2 năm: dự kiến sau 2 năm: 500 000 đồng.
Xài đồ dùng cẩn thận, không làm rơi vỡ, sữa chữa đồ dùng khi còn có thể, không tiêu xài phung phí khi không có kế hoạch khác.
Vậy theo như kế hoạch ban đầu, số tiền sau 2 năm sẽ có được là: 18 980 000 đồng.
- Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.
3
Trả lời câu hỏi trang 64 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều
Đề bài:
3. Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình.
Phương pháp giải:
- Trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình.
- Đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình
Lời giải chi tiết:
- Tình hình tài chính gia đình:
+ Thu
Lương của bố: 9 800 000 đồng + làm thêm
Thu nhập của mẹ: 4 000 000 đồng
+ Chi
Sinh hoạt hàng tháng (ăn uống, điện, nước…): 8 000 000 đồng
Còn dư: 5 800 000 đồng
- Kế hoạch chi tiêu sắp tới:
+ Cần chi tiêu phù hợp hơn vào những thứ cần thiết.
+ Có thể kiếm thêm một số việc làm thêm ngoài giờ.