Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam

2024-09-14 12:31:11

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 124 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy kể một số văn bản pháp luật và chia sẻ hiểu biết của em về các văn bản pháp luật đó.

Phương pháp giải:

- Kể một số văn bản pháp luật.

- Chia sẻ hiểu biết của em về các văn bản pháp luật.

Lời giải chi tiết:

– Hiến pháp

– Luật, bộ luật.

– Pháp lệnh, nghị quyết do Quốc Hội ban hành: là loại văn bản được sử dụng trong các cuộc họp, hội nghị sau khi đã kết thúc quá trình thảo luận, đưa ra các giải pháp, kết quả và nhất trí thông qua bằng cách biểu quyết theo số đông tán thành, thể hiện quyết định cuối cùng của một cơ quan hay tổ chức.

– Lệnh, quyết định do Chủ tịch nước ban hành.

– Nghị định.

– Thông tư:  là hình thức văn bản pháp luật được một số chủ thể có thẩm quyền ban hành như Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Nghị quyết do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

– Quyết định do UBND cấp tỉnh ban hành.

– Văn bản pháp luật của chính quyền đơn vị hành chính đặc biệt.

– Nghị quyết do HĐND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành.

– Quyết định do UBND cấp huyện ban hành.

– Quyết định do HĐND cấp xã ban hành.

– Quyết định do UBND cấp xã ban hành.


1

1. Hệ thống cấu trúc pháp luật

Trả lời câu hỏi trang 124 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy đọc thông tin dưới đây và cho biết đâu là quy phạm pháp luật và đâu là ngành luật

Thông tin 1. Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. (Điều 173 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Thông tin 2. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp đề các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. (điểm c, khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Thông tin 3. Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tố tụng hình sự.

Thông tin 4. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. (khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Phương pháp giải:

Chỉ ra thông tin thuộc quy phạm pháp luật và thông tin thuộc ngành luật

Lời giải chi tiết:

Thông tin 1

Quy phạm pháp luật – Luật Dân sự

Thông tin 2

Quy phạm pháp luật – Luật Hôn nhân và gia đình

Thông tin 3

Ngành luật

Thông tin 4

Quy phạm pháp luật – Luật Hình sự


2

2. Hệ thống văn bản pháp luật

Trả lời câu hỏi trang 125 – 126 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. (Điều 43 Hiến pháp năm 2013)

Thông tin 2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải. (Trích khoản 1 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)

Thông tin 3. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. (Trích khoản 1 Điêu 20 Hiến pháp năm 2013)

Thông tin 4. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. (Trích khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sữa đổi, bổ sung năm 2017)

a) Từ các điều khoản của pháp luật, em hãy cho biết Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thứ bậc như thế nào?

b) Các văn bản pháp luật trên có nằm trong cùng hệ thống không? Biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

- Chỉ ra thứ tự của Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự.

- Cho biết các văn bản pháp luật trên có nằm trong cùng hệ thống không và biểu hiện ra sao.

Lời giải chi tiết:

a) Vị trí thứ bậc: Văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành, không được trái với Hiến pháp, tạo nên sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

- Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thứ bậc như sau:

+ Hiến pháp

+ Bộ luật Hình sự, Luật Bảo vệ môi trường

b) Các văn bản pháp luật trên nằm trong cùng hệ thống. Đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.


1

Trả lời câu hỏi trang 127sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

1. Em hãy sắp xếp các văn bản pháp luật dưới đây ở mỗi lĩnh vực theo thứ tự từ cao xuống thấp:

a) Luật Bảo vệ môi trường; Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

b) Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ về Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường bộ.

c) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Phương pháp giải:

Sắp xếp các văn bản pháp luật theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Lời giải chi tiết:

Sắp xếp các văn bản pháp luật ở mỗi lĩnh vực theo thứ tự từ cao xuống thấp:

Câu a

Câu b

Câu c

- Hiến pháp.

- Luật Bảo vệ môi trường.

- Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

- Hiến pháp.

- Luật Giao thông đường bộ.

- Nghị định của Chính phủ về Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

- Hiến pháp.

- Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.


2

Trả lời câu hỏi trang 127sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

2. Xử lí tình huống

a. Uỷ ban nhân dân huyện N ban hành quyết định phạt tiền từ 100 000 đến 200 000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù), với mức 150 000 - 250 000 đồng. Được biết, Điều 6 Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ (Sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 123 của Chính phủ, năm 2021) quy định xử phạt những đối tượng này với mức từ 100 000 đến 200 000 đồng.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N có đúng theo trình tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Giải thích vì sao.

b. Hội đồng nhân dân tỉnh D ra Nghị quyết về mức phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá và bảo tàng trên địa bàn tỉnh đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên không quá 100 000đ/người/lượt. Thế nhưng, Uỷ ban nhân dân huyện K đã ra quyết định thu phí tham quan các địa điểm này với mức cao nhất là 130 000đ/người/lượt.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là đúng hay sai? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Cho biết việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N có đúng theo trình tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không và giải thích.

- Cho biết việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là đúng hay sai và giải thích.

Lời giải chi tiết:

a)

- Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N không đúng theo trình tự của hệ thống văn bản pháp luật.

- Bởi vì quy định phạt tiền phải tuân theo Điều 6 Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ là

100 000 đến 200 000 đồng.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N là không tuân theo thứ bậc. Nghị định của Chính Phủ có thứ bậc cao hơn quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N. Vì thế, văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.

b)

- Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đông nhân dân tỉnh là sai.

- Bởi vì văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Mà Ủy ban nhân dân huyện K là cơ quan cấp dưới của Hội đồng nhân dân tỉnh D, mức phí không được quá 100 000đ/người/lượt.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 127sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều

Đề bài:

Mỗi học sinh tự tìm hiểu các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi mình sinh sống ban hành về lĩnh vực kinh tế, giáo dục và trật tự an toàn xã hội; báo cáo trước lớp trong buổi học sau.

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi mình sinh sống ban hành về lĩnh vực kinh tế, giáo dục và trật tự an toàn xã hội.

- Báo cáo trước lớp .

Lời giải chi tiết:

Thực hiện Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia; để thực hiện mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông năm 2022 từ 5 - 10% so với năm 2021 cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, ngăn ngừa các vụ tai nạn giao thông liên quan đến người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định:

1. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nội dung Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 09/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp của tỉnh Nam Định. Đồng thời chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang tỉnh, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm các quy định về cấm uống rượu, bia; gương mẫu thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe; có biện pháp xử lý nghiêm đối với cá nhân, tập thể vi phạm.

2. Công an tỉnh: Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất ma túy.

3. Sở Giao thông vận tải:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu bia; tập huấn năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý vận tải của Sở, lực lượng Thanh tra giao thông, cán bộ quản lý bến xe, doanh nghiệp vận tải, Hiệp hội vận tải ô tô Nam Định về các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải đường bộ và các biện pháp phòng, chống vi phạm nồng độ cồn.

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải khi xe xuất bến, xe vào bến; chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông của Sở phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các bến xe và xử lý nghiêm theo quy định đối với các xe vi phạm.

4. Sở Y tế: Chỉ đạo cơ quan chức năng của Sở phối hợp với cơ quan chức năng của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh: Tăng cường tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông nói chung, tai nạn giao thông do vi phạm về nồng độ cồn nói riêng để nâng cao nhận thức của người dân, nghiêm túc thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe”. Đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội, hạ tầng số và vào các khung giờ vàng trên sóng truyền hình.

6. Giao Ban An toàn giao thông tỉnh tiếp tục theo dõi, kiểm tra các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố Nam Định trong việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng; tổng hợp kết quả thực hiện tại các báo cáo định kỳ gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"