Hoạt động 4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục trang 10 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 Cánh Diều

2024-09-14 12:33:17

Câu 1

Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục.

Gợi ý:

Phương pháp giải:

Em lựa chọn truyền thống nhà trường – nơi mình đang học tập và rèn luyện để xây dựng kế hoạch giáo dục:

+ Em lựa chọn truyền thống nào của nhà trường để xây dựng kế hoạch?

+ Mục tiêu của kế hoạch đó như thế nào ?

+ Nội dung giáo dục truyền thống đó được đề xuất ra sao?

+ Hình thức tổ chức diễn ra ở đâu ?

+ Phân công nhiệm vụ theo nhóm hay theo từng cá nhân?

+ Thời gian, địa điểm kế hoạch sẽ diễn ra như thế nào?

+ Kết quả dự kiến sẽ đạt được những gì?

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”:

+ Mục tiêu: Học sinh biết quý trọng thầy, cô giáo, thế hệ đi trước đã có công lao dạy dỗ, trao truyền kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho mình; tích cực, chủ động trong học tập.

+ Nội dung giáo dục:

- Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của các thế hệ học sinh

- Những biểu hiện của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” 

- Giá trị của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đối với sự phát triển của nhà trường.

- Cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống đó.

+ Hình thức tổ chức:

- Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11

- Thi vẽ về thầy cô giáo

- Thi cắm hoa

+ Phân công nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Tìm kiếm các hoạt động, sự kiện, hành vi của học sinh thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong nhà trường;

- Nhóm 2: sưu tầm hình ảnh thể hiện sự thi đua trong học tập; 

- Nhóm 3: trao đổi và đưa ra những biện pháp, cách thức, những việc học sinh nên thực hiện, rèn luyện để giữ gìn truyền thống.

+ Thời gian: Giờ chào cờ tuần tiếp theo

+ Địa điểm: Hội trường lớn nhà B8

+ Kết quả:

- Học sinh tăng thêm hiểu biết về truyền thống của nhà trường

- Có thái độ, hành vi ứng xử thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.


Câu 2

Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả của hoạt động này.

Gợi ý:

+ Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã tổ chức;

+ Mức độ tích cực tham gia của bản thân và các bạn;

+ Những kinh nghiệm thu được.

Phương pháp giải:

+ Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống của nhà trường đã tổ chức từ đó đưa ra những kết quả đã đạt được từ hoạt động này.

- Đánh giá ý thức, thái độ của bản thân em và các bạn: Mọi người có tham gia đầy đủ hay không? Thái độ của mọi người là vui vẻ hay thất vọng?

- Sau khi thực hiện kế hoạch, em  và các bạn nhận được bài học, kinh nghiệm gì?

- Hoạt động đó mang đến những khía cạnh tích cực gì cần phát huy và hạn chế nào cần khắc phục hay không?

- Sau khi thực hiện kế hoạch em và các bạn đã rút ra được bài học, kinh nghiệm gì cho mình?

Lời giải chi tiết:

Sau khi thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” nhằm tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20/11, em đã rút ra được một số kết quả như sau:

+ Mặt tích cực:

- Kế hoạch diễn ra hết sức thành công, có sự chuẩn bị khá chu đáo, tươm tất, quy trình diễn ra chuyên nghiệp

- Toàn trường hầu hết tham gia đầy đủ hoạt động và thực hiện nghiêm túc  kế hoạch mà nhà trường đưa ra.

- Các bạn học sinh tích cực, hăng hái, phấn khởi thi đua học tập tốt, rèn luyện đạo đức nhằm tri ân đến thầy cô giáo.

- Hoạt động này đã giúp em và các bạn có thêm động lực phấn đấu học tập và rèn luyện đạo đức, đồng thời ý thức được trách nhiệm cũng như thái độ của mình trước thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đem con chữ đến với bao thế hệ học sinh.

+ Mặt hạn chế:

- Bên cạnh các bạn tích cực tham gia hoạt động, vẫn còn một số bạn chưa có tinh thần tích cực đóng góp và tham gia vào hoạt động của trường: còn chểnh mảng trong việc học, ý thức thực hiện nội quy nhà trường chưa tốt…

- Khâu kĩ thuật về âm thanh khi tổ chức hoạt động đôi khi còn trục trặc.


Câu 3

Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện.

Gợi ý:

+ Đối với bản thân:

- Nâng cao hiểu biết về nhà trường

- Tăng thêm sự yêu quý, gắn bó với thầy cô, các bạn;

- Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể;

- …

+ Đối với nhà trường:

- Giữ vững truyền thống tốt đẹp;

- Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường;

- …

Phương pháp giải:

+ Đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường theo cảm nhận của em:

- Hoạt động đó đã mang ý nghĩa và bài học gì cho em?

- Sau khi tham gia hoạt động em thấy mình cần có trách nhiệm gì với nhà trường và kinh nghiệm gì trong việc tổ chức các hoạt động khác?

- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đem lại ý nghĩa gì cho nhà trường? 

Lời giải chi tiết:

Hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã mang đến nhiều ý nghĩa:

+ Đối với bản thân:

- Cảm thấy tự hào hơn về ngôi trường mình đang học tập, để ý thức trong học tập và rèn luyện, làm sao xứng với tên tuổi của ngôi trường.

- Tự xây dựng cho mình sự tự giác, trách nhiệm bản thân trong việc gìn giữ hình ảnh ngôi trường.

+ Đối với nhà trường:

- Gắn kết tình cảm, sự gắn bó, thân thiết giữa học sinh và giáo viên trong trường.

- Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống còn là cách nhắc lại cho học sinh về lịch sử của dân tộc.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"