Bài 1. Kĩ thuật đập cầu thuận tay (môn cầu lông)

2024-09-14 12:34:00

Câu 1

Vận dụng kĩ thuật đập cầu thuận tay và trò chơi vận động để rèn luyện sức khỏe, vui chơi hằng ngày

 


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần Luyện tập (SGK trang 64)

- Học sinh tự vận dụng luyện tập và vui chơi hằng ngày


Lời giải chi tiết:

Kỹ thuật đập cầu thuận tay:

- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Chân trái đặt ở phía trước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trái. Chân phải đặt ở phía sau, chạm sân bằng nửa trước bàn chân. Thân trên hơi ngả ra trước, tay phải cầm vợt ở phía trước, đầu vợt cao hơn trán, mắt quan sát cầu.

- Thực hiện: Từ TTCB, chuyển trọng lượng cơ thể lên chân sau, đồng thời tay phải đưa vào từ trước lên cao, ra sau. Sau đó chuyển trọng lượng cơ thể lên chân trước, đồng thời tay phải đưa vợt từ sau lên cao, ra trước để đập cầu. Mặt vợt tiếp xúc cầu ở thời điểm cơ thể vươn cao nhất, tay duỗi thẳng ở trên cao trước trán một cánh tay cộng vợt.

- Kết thúc: Đưa vợt xuống dưới sang trái, bước nhanh chân phải về trước để giữ thăng bằng, sau đó trở về TTCB.



Câu 2

Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật đập cầu thuận tay và kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay


Phương pháp giải:

- Xem lại kiến thức phần kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay (SGK trang 52) và kĩ thuật đập cầu thuận tay (SGK trang 63)

- Đưa ra sự khác nhau giữa hai kĩ thuật


Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau giữa kĩ thuật đập cầu thuận tay và kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay:

- Kỹ thuật đập cầu thuận tay: Mặt vợt tiếp xúc cầu ở thời điểm cơ thể vươn cao nhất, tay duỗi thẳng ở trên cao trước trán một cánh tay cộng với vợt.

- Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay: Tay phải đưa vượt từ sau lên cao để đánh cầu. Khi vợt tiếp xúc cầu, tay duỗi thẳng ở trên cao, chếch sang phải.



Câu 3

Cùng bạn thảo luận những lỗi sai thường gặp khi thực hiện kĩ thuật đập cầu và cách sửa sai


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 63)

- Cùng bạn bè thảo luận để tìm ra những lỗi sai thường gặp khi thực hiện kĩ thuật đập cầu và đưa ra cách sửa


Lời giải chi tiết:

- Lỗi sai thường gặp khi thực hiện kỹ thuật đập cầu:

+ Chưa kết hợp được lực toàn thân khi đập cầu dẫn đến lực đập không mạnh.

+ Gồng tay và dồn quá nhiều lực làm mỏi cơ và gây tiêu tốn nhiều năng lượng.

- Cách sửa sai: Luyện tập và lặp lại bài tập mô phỏng.


Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"