Bài 9 trang 98 SGK Toán 11 tập 2 – Chân trời sáng tạo

2024-09-14 12:45:28

Đề bài

Một hộp có 5 quả bóng xanh, 6 quả bóng đỏ và 4 quả bóng vàng có kích thước và khối lượng như nhau. Chọn ra ngẫu nhiên từ hộp 4 quả bóng. Tính xác suất của các biến cố:

\(A\): “Cả 4 quả bóng lấy ra có cùng màu”;

\(B\): “Trong 4 bóng lấy ra có đủ cả 3 màu”.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

‒ Sử dụng công thức tính xác suất: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\).

‒ Sử dụng quy tắc cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc: Cho hai biến cố \(A\) và \(B\) xung khắc. Khi đó: \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\).

Lời giải chi tiết

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 4 quả bóng trong tổng số 15 quả bóng có \({C}_{15}^4 = 1365\) cách.

\( \Rightarrow n\left( \Omega  \right) = 1365\)

Gọi \({A_1}\) là biến cố “Cả 4 quả bóng lấy ra đều có cùng màu xanh”, \({A_2}\) là biến cố “Cả 4 quả bóng lấy ra đều có cùng màu đỏ”, \({A_3}\) là biến cố “Cả 4 quả bóng lấy ra đều có cùng màu vàng”.

Vậy \(A = {A_1} \cup {A_2} \cup {A_3}\) là biến cố “Cả 4 quả bóng lấy ra có cùng màu”.

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 4 quả bóng trong tổng số 5 quả bóng xanh có \({C}_5^4 = 5\) cách.

\( \Rightarrow n\left( {{A_1}} \right) = 5 \Rightarrow P\left( {{A_1}} \right) = \frac{{n\left( {{A_1}} \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{5}{{1365}} = \frac{1}{{273}}\)

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 4 quả bóng trong tổng số 6 quả bóng đỏ có \({C}_6^4 = 15\) cách.

\( \Rightarrow n\left( {{A_2}} \right) = 15 \Rightarrow P\left( {{A_2}} \right) = \frac{{n\left( {{A_2}} \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{15}}{{1365}} = \frac{1}{{91}}\)

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 4 quả bóng trong tổng số 4 quả bóng vàng có \({C}_4^4 = 1\) cách.

\( \Rightarrow n\left( {{A_3}} \right) = 1 \Rightarrow P\left( {{A_3}} \right) = \frac{{n\left( {{A_3}} \right)}}{{n\left( \Omega\right)}} = \frac{1}{{1365}}\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = P\left( {{A_1}} \right) + P\left( {{A_2}} \right) + P\left( {{A_3}} \right) = \frac{1}{{65}}\)

Gọi \({B_1}\) là biến cố “Lấy ra 2 bóng xanh, 1 bóng đỏ, 1 bóng vàng”, \({B_2}\) là biến cố “Lấy ra 1 bóng xanh, 2 bóng đỏ, 1 bóng vàng”, \({B_3}\) là biến cố “Lấy ra 1 bóng xanh, 1 bóng đỏ, 2 bóng vàng”.

Vậy \(B = {B_1} \cup {B_2} \cup {B_3}\) là biến cố “Trong 4 bóng lấy ra có đủ cả 3 màu”.

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 2 quả bóng trong tổng số 5 quả bóng xanh có \({C}_5^2 = 10\) cách.

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 1 quả bóng trong tổng số 6 quả bóng đỏ có 6 cách.

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 1 quả bóng trong tổng số 4 quả bóng vàng có 4 cách.

\( \Rightarrow n\left( {{B_1}} \right) = 10.6.4 = 240 \Rightarrow P\left( {{B_1}} \right) = \frac{{n\left( {{B_1}} \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{240}}{{1365}} = \frac{{16}}{{91}}\)

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 1 quả bóng trong tổng số 5 quả bóng xanh có 5 cách.

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 2 quả bóng trong tổng số 6 quả bóng đỏ có \({C}_6^2 = 15\) cách.

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 1 quả bóng trong tổng số 4 quả bóng vàng có 4 cách.

\( \Rightarrow n\left( {{B_2}} \right) = 5.15.4 = 300 \Rightarrow P\left( {{B_2}} \right) = \frac{{n\left( {{B_2}} \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{300}}{{1365}} = \frac{{20}}{{91}}\)

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 1 quả bóng trong tổng số 5 quả bóng xanh có 5 cách.

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 1 quả bóng trong tổng số 6 quả bóng đỏ có 6 cách.

Chọn ngẫu nhiên từ hộp 2 quả bóng trong tổng số 4 quả bóng vàng có \({C}_4^2 = 6\) cách.

\( \Rightarrow n\left( {{B_3}} \right) = 5.6.6 = 180 \Rightarrow P\left( {{B_3}} \right) = \frac{{n\left( {{B_3}} \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{180}}{{1365}} = \frac{{12}}{{91}}\)

\( \Rightarrow P\left( B \right) = P\left( {{B_1}} \right) + P\left( {{B_2}} \right) + P\left( {{B_3}} \right) = \frac{{48}}{{91}}\)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"