Hoạt động 3
Hình 9 là hình ảnh xà ngang trong môn Nhảy cao:
Quan sát Hình 9 và cho biết ta cần bao nhiêu điểm đỡ để giữ cố định được xà ngang đó
Phương pháp giải:
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
Lời giải chi tiết:
Để giữ cố định được xà ngang, ta cần 4 điểm đỡ để tạo thành 1 mặt phẳng
Hoạt động 4
Quan sát Hình 10. Đó là hình ảnh bếp củi với kiềng ba chân. “Kiềng ba chân” là vật dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Bếp củi và kiềng ba chân là hình ảnh hết sức quen thuộc với nhiều gia đình ở Việt Nam. Vì sao kiềng ba chân khi đặt trên mặt đất không bị cập kênh?
Phương pháp giải:
Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
Lời giải chi tiết:
Ba điểm của kiềng ba chân trên mặt đất tạo thành 1 mặt phẳng giúp giữ cho bếp không bị cập kênh
Hoạt động 5
Hình 15 mô tả một phần của phòng học. Nếu coi bức tường chứa bảng và sàn nhà là hình ảnh của hai mặt phẳng thì giao của hai mặt phẳng đó là gì?
Phương pháp giải:
Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.
Lời giải chi tiết:
Nếu coi bức tường chứa bảng và sàn nhà là hình ảnh hai mặt phẳng thì giao của hai mặt phẳng là đường chân tường.
Luyện tập 3
Trong Ví dụ 4, xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).
Phương pháp giải:
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng là tìm điểm chung của chúng. Đường thẳng đi qua hai điểm chung đó là giao tuyến cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Gọi O là giao điểm của AC và BD
Vì S và O cùng thuộc hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)
Suy ra SO là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)