Giải mục 3 trang 42, 43, 44, 45 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá

2024-09-14 12:54:24

Hoạt động 6

Xét hàm số \(y = \sin x\)

Cho biết \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sin x}}{x} = 1\). Bằng định nghĩa hãy tính đạo hàm của hàm số \(y = \sin x\) tại điểm \({x_0}\) bất kì.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa để tính đạo hàm của hàm số

Lời giải chi tiết:

Với mọi \({x_0} \in R\) ta có:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{x}}_0}}}{{x - {x_0}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{2.\cos \frac{{x + {x_0}}}{2}.\sin \frac{{x - {x_0}}}{2}}}{{x - {x_0}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \cos \frac{{x + {x_0}}}{2}.\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{\sin \frac{{x - {x_0}}}{2}}}{{\frac{{x - {x_0}}}{2}}} = \cos {x_0}\)

Vậy \({y'} = \cos x\)


Hoạt động 7

a, Từ công thức \(\cos x = \sin (\frac{\pi }{2} - x)\) và quy tắc tính đạo hàm của hàm hợp, chứng minh rằng: \({(\cos x)'} =  - \sin x\)

b, Từ các công thức \(\tan x = \frac{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}}{{\cos x}}\), \(\cot x = \frac{{\cos x}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}}\) và các quy tắc tính đạo hàm của thương, chứng minh rằng: \({(\tan x)'} = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}\) và \({(\cot x)'} = \frac{{ - 1}}{{{{\sin }^2}x}}\)

Phương pháp giải:

a, Sử dụng hàm hợp và \({({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}})'} = \cos x\)

b, Sử dụng quy tắc \({(\frac{u}{v})'} = \frac{{{u'}.v - u.{v'}}}{{{v^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

a, Ta có: \({(\cos x)'} = {{\rm{[}}\sin (\frac{\pi }{2} - x){\rm{]}}'} = \cos (\frac{\pi }{2} - x).{(\frac{\pi }{2} - x)'} =  - \cos (\frac{\pi }{2} - x) =  - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\)

b, Ta có: \({(\tan x)'} = \frac{{{{({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx)}}}'}.\cos x - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}.{{(\cos x)}'}}}{{{{\cos }^2}x}} = \frac{{{{\cos }^2}x + {{\sin }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}} = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}\)

              

               \({(\cot x)'} = \frac{{{{(\cos x)}'}.{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} - \cos x.{{({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}})}'}}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{i}}{{\rm{n}}^2}{\rm{x}}}} = \frac{{ - ({{\sin }^2}x + {{\cos }^2}x)}}{{{{\sin }^2}x}} = \frac{{ - 1}}{{{{\sin }^2}x}}\)


Luyện tập 6

Tính đạo hàm các hàm số sau:

a, \(y = 3\cot x - \frac{{\tan x}}{2} + 1\)                              

b, \(y = \frac{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}}{x}\)

Phương pháp giải:

Sử dụng các quy tắc :\({(\tan x)'} = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}\) ,\({(\cot x)'} = \frac{{ - 1}}{{{{\sin }^2}x}}\), \({({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}})'} = \cos x\)

Lời giải chi tiết:

a, \({y'} = {(3\cot x - \frac{{\tan x}}{2} + 1)'} = \frac{{ - 3}}{{{{\sin }^2}x}} - \frac{1}{{2{{\cos }^2}x}}\)

b, \({y'} = {(\frac{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}}{x})'} = \frac{{{{({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}})}'}.x - {x'}.{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}}{{{x^2}}} = \frac{{\cos x.x - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}}{{{x^2}}}\)


Vận dụng 2

Phương trình chuyển động của một con lắc lò xo quanh vị trí cân bằng O là \(x = 4.\cos 2t\), trong đó t được tính bằng giây và x được tính bằng cm. Biết rằng vận tốc của con lắc ở thời điểm t được tính bởi \(v(t) = {x'}(t)\)

a, Tính vận tốc của con lắc tại thời điểm \(t = \frac{{7\pi }}{{12}}\)

b, Tìm thời điểm đầu tiên con lắc đạt vận tốc lớn nhất

Phương pháp giải:

a, Tính  \(v(t) = {x'}(t)\) và thay \(t = \frac{{7\pi }}{{12}}\)

b, Từ câu a tìm thời điểm con lắc đạt vận tốc lớn nhất

Lời giải chi tiết:

a, Ta có: \(v(t) = {x'}(t) = {(4.\cos 2t)'} = 4.2. - \sin 2t =  - 8.\sin 2t\)

Thay \(t = \frac{{7\pi }}{{12}}\) ta được: \(v(\frac{{7\pi }}{{12}}) =  - 8\sin \left( {2.\frac{{7\pi }}{{12}}} \right) =  - 8.\sin \left( {\frac{{7\pi }}{6}} \right) = 4\) (cm/s)

b, Ta có: \( - 1 \le \sin 2t \le 1\)\( \Rightarrow  - 8 \le  - 8\sin 2t \le 8\)

Con lắc đạt vận tốc lớn nhất khi sin 2t=-1\( \Rightarrow 2t = \frac{{3\pi }}{2} \Rightarrow t = \frac{{3\pi }}{4}\)


Hoạt động 8

Xét hàm số \(y = {e^x}\)

Cho biết \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{e^x} - 1}}{x} = 1.\)Bằng định nghĩa tính đạo hàm của hàm số \(y = {e^x}\) tại điểm \({x_0}\) bất kì.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa để tính đạo hàm

Lời giải chi tiết:

Với mọi \({x_0} \in R\) ta có:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{{e^x} - {e^{{x_0}}}}}{{x - {x_0}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{({e^{x - {x_0}}} - 1){e^{{x_0}}}}}{{x - {x_0}}} = {e^{{x_0}}}\)

Vậy \({y'} = {e^x}\).


Hoạt động 9

a, Từ công thức \({a^x} = {e^{x\ln a}}\) và quy tắc tính đạo hàm của hàm hợp, hãy tìm công thức tính đạo hàm của hàm số \(y = {a^x}\)

b, Từ công thức \({\log _a}x = \frac{{\ln x}}{{\ln a}}\) và các quy tắc tính đạo hàm đã biết, hãy tìm công thức tính đạo hàm của hàm số \(y = {\log _a}x\)

Phương pháp giải:

a, Sử dụng công thức \({({e^x})'} = {e^x}\)

b, Sử dụng quy tắc \({(\frac{u}{v})'} = \frac{{{u'}.v - u.{v'}}}{{{v^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

a, Ta có: \({({a^x})'} = {({e^{x\ln a}})'} = {(x.\ln a)'}.{e^{x.\ln a}} = \ln a.{e^{x.\ln a}} = \ln a.{a^x}\)

b, Ta có: \({({\log _a}x)'} = {(\frac{{\ln x}}{{\ln a}})'} = \frac{{{{(\ln x)}'}.\ln a - \ln x.{{(\ln a)}'}}}{{{{\ln }^2}a}} = \frac{{\frac{1}{x}.\ln a}}{{{{\ln }^2}a}} = \frac{1}{{x.\ln a}}\)


Luyện tập 7

Tính đạo hàm các hàm số sau:

a,\(y = {4^{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \cos x}}\)                   

b, \(y = \ln (1 + \sqrt x )\)                         

c, \(y = \frac{{\ln x}}{x}\)

Phương pháp giải:

a, Sử dụng đạo hàm hàm hợp \({y'} = {({a^u})'} = {u'}{a^u}.\ln a\)

b, Sử dụng đạo hàm hàm hợp \({y'} = {(\ln u)'} = \frac{{{u'}}}{u}\)

c, Sử dụng quy tắc \({(\frac{u}{v})'} = \frac{{{u'}.v - u.{v'}}}{{{v^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

a, Ta có: \(\begin{array}{l}{y'} = {({4^{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \cos x}})'} = {({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \cos x)'}{.4^{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \cos x}}.\ln 4\\ = (\cos x - \sin x){.4^{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \cos x}}.\ln 4\end{array}\)

b, Ta có: \({y'} = {{\rm{[}}\ln (1 + \sqrt x ){\rm{]}}'} = \frac{{{{(1 + \sqrt x )}'}}}{{1 + \sqrt x }} = \frac{1}{{2\sqrt x .(1 + \sqrt x )}}\)

c, Ta có: \({y'} = {(\frac{{\ln x}}{x})'} = \frac{{{{(\ln x)}'}.x - {x'}.\ln x}}{{{x^2}}} = \frac{{1 - \ln x}}{{{x^2}}}\)


Vận dụng 3

Nồng độ C (\(\eta g/l\)) của loại thuốc A một người uống vào sau t giờ cho bởi hàm số sau \(C(t) = 6,2.{t^4}.{e^{ - 0,5t}}\). Biết rằng nồng độ C sẽ tăng lên trong 8 giờ đầu tiên và tốc độ tăng của nồng độ C tại thời điểm t được tính bởi công thức \({C'}(t)\):

a, Tính tốc độ tăng nồng độ của thuốc A tại thời điểm \({t_0} = 1\)

b, Trong hai thời điểm \({t_0} = 1\) và \({t_1} = 5\) thời điểm nào nồng độ thuốc A tăng nhanh hơn?

Phương pháp giải:

a, Tính đạo hàm của hàm số C(t) và thay \({t_0} = 1\)

b, Thay \({t_0} = 1\) và \({t_1} = 5\) và so sánh

Lời giải chi tiết:

a, Ta có:

\(\begin{array}{l}{C'}(t) = {(6,2.{t^4}.{e^{ - 0,5t}})'} = 6,2.(4{t^3}.{e^{ - 0,5t}} + {t^4}.( - 0,5).{e^{ - 0,5t}})\\ = 24,8{t^3}.{e^{ - 0,5t}} - 3,1.{t^4}.{e^{ - 0,5t}}\end{array}\)

\({C'}(1) = 24,{8.1^3}.{e^{ - 0,5}} - 3,{1.1^4}.{e^{ - 0,5}} = 21,7.{e^{ - 0,5}} \approx 13,1617\)

b, \({C'}(5) = 24,{8.5^3}.{e^{ - 0,5.5}} - 3,{1.5^4}.{e^{ - 0,5.5}} \approx 95,4238\)

Vậy nồng độ tại thời điểm t=5 giây có nồng độ cao hơn.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"