Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 44 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2

2024-09-14 13:08:15

Câu 1

Cho hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 2\). Tiếp tuyến với đồ thị của hàm số tại điểm \(M\left( { - 1; - 6} \right)\) có hệ số góc bằng:

A. 18

B. \( - 3\)

C. 7

D. 9

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về ý nghĩa hình học của đạo hàm để tìm hệ số góc của tiếp tuyến:

Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \({x_0}\) là hệ số góc của tiếp tuyến \({M_0}T\) với đồ thị (C) của hàm số tại điểm \({M_0}\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)\).

Tiếp tuyến \({M_0}T\) có phương trình là: \(y - f\left( {{x_0}} \right) = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(y' = 3{x^2} + 6x\)

Hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị tại điểm \(M\left( { - 1; - 6} \right)\) là: \(y'\left( { - 1} \right) = 3.{\left( { - 1} \right)^2} + 6.\left( { - 1} \right) = 3 - 6 =  - 3\)

Chọn B


Câu 2

Hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) có đạo hàm tại \(x =  - 1\) bằng

A. 0

B. 6

C. \( - 6\)

D. \( - 1\)

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về các quy tắc tính đạo hàm để tính: \(\left( {u \pm v} \right)' = u' \pm v',\left( {{x^\alpha }} \right)' = \alpha .{x^{\alpha  - 1}}\left( {x > 0} \right),c' = 0\) với c là hằng số. 

Lời giải chi tiết:

\(y' = \left( {{x^3} - 3x + 1} \right)' = 3{x^2} - 3\) nên \(y'\left( { - 1} \right) = 3.{\left( { - 1} \right)^2} - 3 = 0\)

Chọn A.


Câu 3

Cho hai hàm số \(f\left( x \right) = 3{x^3} - 3{x^2} + 6x - 1\) và \(g\left( x \right) = {x^3} + {x^2} - 2\). Bất phương trình \(f''\left( x \right) - f'\left( x \right) + g'\left( x \right) - 8 \ge 0\) có tập nghiệm là

A. \(\left( {1;\frac{{10}}{3}} \right)\)

B. \(\left( { - \infty ;1} \right] \cup \left[ {\frac{{10}}{3}; + \infty } \right)\)

C. \(\left[ {1;\frac{{10}}{3}} \right]\)

D. \(\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {\frac{{10}}{3}; + \infty } \right)\)

Phương pháp giải:

+ Sử dụng kiến thức về đạo hàm cấp hai của hàm số: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại mọi \(x \in \left( {a;b} \right)\) thì ta có hàm số \(y' = f'\left( x \right)\) xác định trên \(\left( {a;b} \right)\). Nếu hàm số \(y' = f'\left( x \right)\) lại có đạo hàm tại x thì ta gọi đạo hàm của \(y'\) là đạo hàm cấp hai của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại x và kí hiệu là \(y''\) hoặc \(f''\left( x \right)\).

+ Sử dụng kiến thức về các quy tắc tính đạo hàm để tính: \(\left( {u \pm v} \right)' = u' \pm v',\left( {{x^\alpha }} \right)' = \alpha .{x^{\alpha  - 1}}\left( {x > 0} \right),c' = 0\) với c là hằng số.

Lời giải chi tiết:

\(f'\left( x \right) = 9{x^2} - 6x + 6,f''\left( x \right) = 18x - 6,g'\left( x \right) = 3{x^2} + 2x\)

Do đó, \(f''\left( x \right) - f'\left( x \right) + g'\left( x \right) - 8 \ge 0\)

\( \Leftrightarrow 18x - 6 - 9{x^2} + 6x - 6 + 3{x^2} + 2x - 8 \ge 0\)

\( \Leftrightarrow  - 6{x^2} + 26x - 20 \ge 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 13x + 10 \le 0\)

\( \Leftrightarrow \left( {3x - 10} \right)\left( {x - 1} \right) \le 0 \Leftrightarrow 1 \le x \le \frac{{10}}{3}\)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: \(S = \left[ {1;\frac{{10}}{3}} \right]\)

Chọn C


Câu 4

Hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{3x + 2}}\) có đạo hàm là

A. \(y' =  - \frac{1}{{{{\left( {3x + 2} \right)}^2}}}\)

B. \(y' =  - \frac{7}{{{{\left( {3x + 2} \right)}^2}}}\)

C. \(y' = \frac{1}{{{{\left( {3x + 2} \right)}^2}}}\)

D. \(y' = \frac{7}{{{{\left( {3x + 2} \right)}^2}}}\)

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về các quy tắc tính đạo hàm để tính: \({\left( {\frac{u}{v}} \right)'} = \frac{{u'v - uv'}}{{{v^2}}}\left( {v = v\left( x \right) \ne 0} \right)\)

Lời giải chi tiết:

\(y' = {\left( {\frac{{2x - 1}}{{3x + 2}}} \right)'} = \frac{{\left( {2x - 1} \right)'\left( {3x + 2} \right) - \left( {2x - 1} \right)\left( {3x + 2} \right)'}}{{{{\left( {3x + 2} \right)}^2}}} = \frac{{2\left( {3x + 2} \right) - 3\left( {2x - 1} \right)}}{{{{\left( {3x + 2} \right)}^2}}}\)

\( = \frac{{6x + 4 - 6x + 3}}{{{{\left( {3x + 2} \right)}^2}}} = \frac{7}{{{{\left( {3x + 2} \right)}^2}}}\)

Chọn D


Câu 5

Hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\) có đạo hàm cấp hai tại \(x = 1\) là

A. \(y''\left( 1 \right) = \frac{1}{4}\)

B. \(y''\left( 1 \right) =  - \frac{1}{4}\)

C. \(y''\left( 1 \right) = \frac{1}{2}\)

D. \(y''\left( 1 \right) =  - \frac{1}{2}\)

Phương pháp giải:

+ Sử dụng kiến thức về đạo hàm cấp hai của hàm số: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại mọi \(x \in \left( {a;b} \right)\) thì ta có hàm số \(y' = f'\left( x \right)\) xác định trên \(\left( {a;b} \right)\). Nếu hàm số \(y' = f'\left( x \right)\) lại có đạo hàm tại x thì ta gọi đạo hàm của \(y'\) là đạo hàm cấp hai của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại x và kí hiệu là \(y''\) hoặc \(f''\left( x \right)\).

+ Sử dụng một số quy tắc tính đạo hàm: \({\left( {\frac{u}{v}} \right)'} = \frac{{u'v - uv'}}{{{v^2}}}\left( {v = v\left( x \right) \ne 0} \right)\)

Lời giải chi tiết:

\(y' = {\left( {\frac{{x - 1}}{{x + 1}}} \right)'} = \frac{{\left( {x - 1} \right)'\left( {x + 1} \right) - \left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)'}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} = \frac{{x + 1 - x + 1}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} = \frac{2}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\)

\(y'' = {\left[ {\frac{2}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}} \right]'} = \left[ {2{{\left( {x + 1} \right)}^{ - 2}}} \right]' = - 4{\left( {x + 1} \right)^{ - 3}}\left( {x + 1} \right)' = \frac{{ - 4}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^3}}}\)

Do đó, \(y''\left( 1 \right) = \frac{{ - 4}}{{{{\left( {1 + 1} \right)}^3}}} = - \frac{1}{2}\)

Chọn D


Câu 6

Hàm số \(y = {3^{{x^2} + 1}}\) có đạo hàm là

A. \(\left( {{x^2} + 1} \right){3^{{x^2}}}\)

B. \(\left( {{x^2} + 1} \right){3^{{x^2} + 1}}\ln 3\)

C. \(2x{3^{{x^2} + 1}}\ln 3\)

D. \({3^{{x^2} + 1}}\)

Phương pháp giải:

+ Sử dụng kiến thức về đạo hàm của hàm hợp: Cho hàm số \(u = g\left( x \right)\) có đạo hàm tại x là \(u_x'\) và hàm số \(y = f\left( u \right)\) có đạo hàm tại u là \(y_u'\) thì hàm hợp \(y = f\left( {g\left( x \right)} \right)\) có đạo hàm tại x là \(y_x' = y_u'.u_x'\).

+ Sử dụng kiến thức về đạo hàm của hàm số để tính: \({\left\{ {{{\left[ {u\left( x \right)} \right]}^\alpha }} \right\}'} = \alpha {\left[ {u\left( x \right)} \right]^{\alpha - 1}}\left[ {u\left( x \right)} \right]'\), \(\left( {{a^{u\left( x \right)}}} \right)' = \left( {u\left( x \right)} \right)'{a^{u\left( x \right)}}\ln a\left( {a > 0,a \ne 1} \right)\)

Lời giải chi tiết:

\(y' = {\left( {{3^{{x^2} + 1}}} \right)'} = \left( {{x^2} + 1} \right)'{3^{{x^2} + 1}}\ln 3 = 2x{.3^{{x^2} + 1}}\ln 3\)

Chọn C


Câu 7

Hàm số \(y = \ln \left( {\cos x} \right)\) có đạo hàm là

A. \(\frac{1}{{\cos x}}\)

B. \( - \tan x\)

C. \(\tan x\)

D. \(\cot x\)

Phương pháp giải:

+ Sử dụng kiến thức về đạo hàm của hàm hợp: Cho hàm số \(u = g\left( x \right)\) có đạo hàm tại x là \(u_x'\) và hàm số \(y = f\left( u \right)\) có đạo hàm tại u là \(y_u'\) thì hàm hợp \(y = f\left( {g\left( x \right)} \right)\) có đạo hàm tại x là \(y_x' = y_u'.u_x'\).

+ Sử dụng kiến thức về đạo hàm của hàm số để tính: \(\left( {\ln u\left( x \right)} \right)' = \frac{{u'\left( x \right)}}{{u\left( x \right)}}\left( {u\left( x \right) > 0} \right)\)

Lời giải chi tiết:

\(y' = {\left[ {\ln \left( {\cos x} \right)} \right]'} = \frac{{\left( {\cos x} \right)'}}{{\cos x}} = \frac{{ - \sin x}}{{\cos x}} = - \tan x\)

Chọn B


Câu 8

Hàm số \(f\left( x \right) = {e^{\sqrt {{x^2} + 4} }}\) có đạo hàm tại \(x = 1\) bằng

A. \(f'\left( 1 \right) = {e^{\sqrt 5 }}\)

B. \(f'\left( 1 \right) = 2{e^{\sqrt 5 }}\)

C. \(f'\left( 1 \right) = \frac{{{e^{\sqrt 5 }}}}{{\sqrt 5 }}\)

D. \(f'\left( 1 \right) = \frac{{{e^{\sqrt 5 }}}}{{2\sqrt 5 }}\)

Phương pháp giải:

+ Sử dụng kiến thức về đạo hàm của hàm hợp: Cho hàm số \(u = g\left( x \right)\) có đạo hàm tại x là \(u_x'\) và hàm số \(y = f\left( u \right)\) có đạo hàm tại u là \(y_u'\) thì hàm hợp \(y = f\left( {g\left( x \right)} \right)\) có đạo hàm tại x là \(y_x' = y_u'.u_x'\).

+ Sử dụng kiến thức về đạo hàm của hàm số để tính: \(\left( {{e^{u\left( x \right)}}} \right)' = \left( {u\left( x \right)} \right)'{e^{u\left( x \right)}}\)

Lời giải chi tiết:

\(f'\left( x \right) = {\left( {{e^{\sqrt {{x^2} + 4} }}} \right)'} = \left( {\sqrt {{x^2} + 4} } \right)'.{e^{\sqrt {{x^2} + 4} }} = \frac{{{{\left( {{x^2} + 4} \right)}'}}}{{2\sqrt {{x^2} + 4} }}.{e^{\sqrt {{x^2} + 4} }} = \frac{{2x.{e^{\sqrt {{x^2} + 4} }}}}{{2\sqrt {{x^2} + 4} }} = \frac{{x.{e^{\sqrt {{x^2} + 4} }}}}{{\sqrt {{x^2} + 4} }}\)

Do đó, \(f'\left( 1 \right) = \frac{{1.{e^{\sqrt {{1^2} + 4} }}}}{{\sqrt {{1^2} + 4} }} = \frac{{{e^{\sqrt 5 }}}}{{\sqrt 5 }}\)

Chọn C

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"