Giải bài 27 trang 99 sách bài tập toán 11 - Cánh diều

2024-09-14 13:11:42

Đề bài

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), \(AB \bot BC\), \(SA = AB = 3a\), \(BC = 4a\). Gọi \(\alpha \), \(\beta \), \(\gamma \) lần lượt là số đo của các góc nhị diện \(\left[ {B,SA,C} \right]\), \(\left[ {A,BC,S} \right]\), \(\left[ {A,SC,B} \right]\). Tính

a) \(\cos \alpha \), \(\cos \beta \).

b*) \(\cos \gamma \).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Xác định góc phẳng nhị diện của các góc nhị diện \(\left[ {B,SA,C} \right]\), \(\left[ {A,BC,S} \right]\) và tính cos của chúng.

b) Gọi \(H\) và \(K\) lần lượt là hình chiếu của \(A\) trên \(SB\) và \(SC\). Chứng minh rằng \(\widehat {AKH}\) là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {A,SC,B} \right]\), và tính cos của nó.

Lời giải chi tiết

a) Do \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) nên ta suy ra \(SA \bot AB\), \(SA \bot AC\) và \(SA \bot BC\). Suy ra \(\widehat {BAC}\) chính là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {B,SA,C} \right]\), tức là \(\alpha  = \widehat {BAC}\).

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\), nên \(AC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}}  = \sqrt {{{\left( {3a} \right)}^2} + {{\left( {4a} \right)}^2}}  = 5a\).

Như vậy \(\cos \alpha  = \cos \widehat {BAC} = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{3a}}{{5a}} = \frac{3}{5}\).

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\), ta cũng suy ra \(BC \bot AB\). Do \(SA \bot BC\) nên ta suy ra \(BC \bot \left( {SAB} \right)\). Điều này dẫn tới \(BC \bot SB\).

Vì \(BC \bot SB\), \(BC \bot AB\) nên góc \(\widehat {SBA}\) chính là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {A,SC,B} \right]\), tức là \(\beta  = \widehat {SBA}\).

Tam giác \(SBA\) vuông tại \(A\), nên \(SB = \sqrt {S{A^2} + A{B^2}}  = \sqrt {{{\left( {3a} \right)}^2} + {{\left( {3a} \right)}^2}}  = 3\sqrt 2 a\).

Như vậy \(\cos \beta  = \cos \widehat {SBA} = \frac{{AB}}{{SB}} = \frac{{3a}}{{3\sqrt 2 a}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\).

b) Gọi \(H\) và \(K\) lần lượt là hình chiếu của \(A\) trên \(SB\) và \(SC\).

Theo câu a, ta có \(BC \bot \left( {SAB} \right)\) nên \(BC \bot AH\). Mà ta có \(AH \bot SB\) nên suy ra \(AH \bot \left( {BSC} \right)\), điều này dẫn tới \(AH \bot SC\).

Do \(AH \bot SC\), \(AK \bot SC\) nên \(SC \bot \left( {AHK} \right)\), suy ra \(HK \bot SC\).

Như vậy ta có \(AK \bot SC\), \(HK \bot SC\) nên \(\widehat {AKH}\) là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {A,SC,H} \right]\). Do \(H \in \left( {SCB} \right)\) nên góc nhị diện \(\left[ {A,SC,H} \right]\) cũng chính là góc nhị diện \(\left[ {A,SC,B} \right]\). Do đó, \(\widehat {AKH}\) là góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {A,SC,B} \right]\), tức là \(\gamma  = \widehat {AKH}\).

Vì \(AH \bot \left( {BSC} \right)\) nên \(AH \bot HK\), do đó \(\cos \widehat {AKH} = \frac{{HK}}{{AK}}\).

Ta có \(AH = \frac{{SA.AB}}{{SB}} = \frac{{3a.3a}}{{3\sqrt 2 a}} = \frac{{3a\sqrt 2 }}{2}\) (do \(\Delta SAB\) vuông tại \(A\))

Và \(AK = \frac{{SA.AC}}{{SC}} = \frac{{3a.5a}}{{\sqrt {{{\left( {3a} \right)}^2} + {{\left( {5a} \right)}^2}} }} = \frac{{15{a^2}}}{{a\sqrt {34} }} = \frac{{15\sqrt {34} a}}{{34}}\) (do \(\Delta SAC\) vuông tại \(A\))

Suy ra \(HK = \sqrt {A{K^2} - A{H^2}}  = \sqrt {{{\left( {\frac{{15a\sqrt {34} }}{{34}}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{{3a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}}  = \frac{{6a\sqrt {17} }}{{17}}\).

Do đó, \(\cos \gamma  = \cos \widehat {AKH} = \frac{{HK}}{{AK}} = \frac{{\frac{{6a\sqrt {17} }}{{17}}}}{{\frac{{15a\sqrt {34} }}{{34}}}} = \frac{{2\sqrt 2 }}{5}\).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"