Soạn bài Thực hành đọc Cải ơi SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết

2024-09-14 13:17:20

Nội dung chính

Nội dung của tác phẩm nói về lòng yêu thương của người cha, tình phụ tử thiêng liêng và đầy lòng yêu thương của con người đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc về tình cha trong xã hội qua đó đòi hỏi mỗi người cần yêu thương cha hơn trong cuộc sống. 

Câu 1

Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức kể truyện kể. 


Phương pháp giải:

Đọc kỹ truyện Cải ơi để trả lời câu hỏi này; chú ý vào diễn biến của truyện.

Lời giải chi tiết:

* So sánh

- Giống nhau: các sự kiện đều góp phần làm nổi bật nội dung chính của tác phẩm. 

- Khác nhau:

+ Các sự kiện trong truyện diễn ra một cách hỗn loạn, không theo một trình tự: mở đầu tác tác phẩm, tác giả nói về hiện tại nơi ông Năm Nhỏ sống cũng đoàn ca múa nhạc; sau đó là kể về hoàn cảnh của ông Năm Nhỏ - cái đã xảy ra trong quá khứ rồi sau đó lại quay về hiện tại. 

+ Các sự kiện trong câu chuyện thì diễn ra một cách hợp lý, tinh tế: truyện kể về hành trình đi tìm đứa con gái Cải của ông Năm Nhỏ khi nó đi biệt từ năm mười ba tuổi. Ông Năm Nhỏ bị nghi ngờ vì không phải ba ruột mà đối xử tệ với nó rồi ông quyết định bỏ đi tìm nó. Và hành trình tìm Cải 12 năm bắt đầu… 

→ Cách tổ chức kể chuyện phá vỡ trật tự của câu chuyện như vậy đã tạo nên một nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm. Không theo một quy luật thông thường, diễn biến của truyện khi ở hiện tại, khi ở quá khứ càng làm nổi bật lên nỗi mong mỏi, đau đáu của một người cha già yêu con hết lòng, hết dạ với khao khát cháy bỏng có thể tìm được đứa con gái yêu quý của mình. Đó là tình yêu thương giản dị, mộc mạc chan chứa nước mắt của một người cha khiến người đọc không khỏi rưng rưng khi nghe về câu chuyện của ông. 



Câu 2

Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật. 


Phương pháp giải:

Chú ý vào cách kể truyện và vai trò của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

- Ngôi kể: ngôi kể thứ ba 

- Quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: người viết đặt hoàn cảnh của mình vào từng nhân vật mỗi khi bắt đầu kể về sự kiện nào đó bởi vậy những cuộc đối thoại trong truyện hiện lên đều mang theo tính cách, hoàn cảnh của mỗi người, mỗi nhân vật nhờ vậy mà cũng trở nên chân thực hơn. Đặc biệt là nhân vật ông Năm Nhỏ - người luôn mang trong mình nỗi niềm khát khao tìm kiếm đứa con gái bị thất lạc, ông được tác giả khắc họa một cách đầy tinh tế về hình ảnh một người cha nghèo chứa chan tình yêu thương qua những suy nghĩ, cử chỉ của ông. Từ đó, không chỉ khơi gợi được sự đồng cảm nơi người đọc mà mạch truyện cũng trở lên đặc sắc, nhân vật cũng trở lên sống động hơn.



Câu 3

Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật). 


Phương pháp giải:

Chú ý vào điểm nhìn của tác giả. 


Lời giải chi tiết:

Trong tác phẩm, tác giả chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn từ bên trong, tức là đứng trên lập trường của từng nhân vật để đối thoại hay giải quyết tình huống. Ví dụ khi Diễm Thương giả diễn làm cái Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy vừa bất ngờ, ngơ ngác rồi rưng rưng thể hiện rõ qua những câu hỏi tu từ “Thiệt con là Cải hả?”, “môi run lập bập hỏi cải phải hôn con”... Kết hợp với lời kể của tác giả là lời của chính nhân vật, dường như tác giả đã hoàn mình vào cảm xúc, cung bậc của nhân vật để thốt ra những câu hỏi nhói lòng, những câu từ mang ý nghĩ tượng trưng cao để làm nổi bật niềm vui sướng, mừng hụt của người cha già đang mong mỏi tìm thấy con gái suốt 12 năm. Đây là một nghệ thuật kể chuyện khá độc đáo, đã được nhiều tác giả sử dụng để nâng cao hiệu quả biểu đạt, xây dựng hình tượng nhân vật như trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân… điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của việc lựa chọn điểm nhìn kể chuyện bởi nó không chỉ đơn giản phản ánh tâm lí của nhân vật mà nó còn thể hiện một thông điệp sâu xa mà tác giả muốn truyền tải.    


Câu 4

Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý đến sự cộng hưởng giữa những lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện. 


Phương pháp giải:

Chú ý vào lời kể của người kể chuyện và lời kể của nhân vật trong truyện.

Lời giải chi tiết:

Lời cộng hưởng giữa người kể chuyện và nhân vật được đan xen nhau xuyên suốt toàn câu chuyện:

- Cảnh Diễm Thương giả diễn làm cái Cải: Một đêm Diễm Thương bước ra, thảng thốt gọi “Ba!”. Ông già đứng im sững, ngơ ngác giây lát, môi run lập bập hỏi Cải phải hôn con…không nhớ mặt con gái mình?

- Đăng tin trên truyền hình nó đắt đỏ, mà lần nào lại phòng quảng cáo ông cũng phải đôi co, đòi hỏi đọc theo ý mình, trong đó có đoạn, “Con không về ba nhớ đã đành… mà muốn nói gì cũng được.

- Ông già Năm Nhỏ thấy thằng Thàn xuống nước mắt. Ừ tối nay, ông cũng thấy mình hoang mang buồn bã rời, như sắp đến cuối đường rồi… 

→ Như vậy, toàn bộ tác phẩm đều rải rác những lời kể của tác giả với lời của nhân vật. Bởi vậy việc hiểu tâm lý nhân vật, diễn biến của câu chuyện trở lên dễ dàng hơn, cốt truyện vì vậy cũng trở lên độc đáo và hấp dẫn hơn.  



Bài đọc

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"