Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tìm hiểu thông tin về một vận động viên hoặc một môn thể thao mà bạn yêu thích. Theo bạn, thể thao có ý nghĩa gì với đời sống con người?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết và sự tìm hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Công Phượng là một cầu thủ bóng đá nổi tiếng ở Việt Nam và được thế giới biết đến. Anh sinh năm 1995, hiện tại anh đang ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Yokohama tại J1 League. Anh được biết đến là một người có lối đá kỹ thuật và khả năng gây đột biến cao.
Theo em, thể thao có ý nghĩa rất quan trọng tới đời sống của con người. Nó không chỉ giúp chúng ta khỏe mạnh về thể chất mà nó còn giúp chúng ta tăng sự tự tin, xây dựng mối quan hệ bền chặt và đồng thời làm phát triển khả năng tư duy phản biện của bản thân.
1
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Dựa vào nhan đề và phần sa-pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần sa pô.
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của tác phẩm sẽ nói về Gia-co Van Gát với cách anh sử dụng cơ thể không nguyên vẹn của mình để trở thành người hùng trong lòng người fan hâm mộ.
2
Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trình bày.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần đề mục và các phần của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Thông tin chính của tác phẩm được trình bày là về thế vận hội Pa-ra-lim-pích – cuộc thi dành cho những vận động viên khuyết tật.
3
Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ các từ ngữ chỉ thời gian.
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ chỉ thời gian được sử dụng trong đoạn được đưa ra theo một trình tự hợp lí, kể về quá trình ra đời của Pa-ra-lim-pích.
4
Câu 4 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định thông tin chính được trình bày.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn trình bày về lịch sử của Pa-ra-lim-pích từ một thế vận hội dành cho các cựu chiến binh mà nó chuyển thành cuộc thi dành cho các vận động viên khuyết tật.
5
Câu 5 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tên đề mục gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời
Lời giải chi tiết:
Gợi cho em về những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích gặp phải.
6
Câu 6 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định thông tin chính được trình bày.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn từ “ Thế vận hội… Men - đơ - vin”
Lời giải chi tiết:
Lịch sử ra đời kì Pa - ra - lim píc, đối tượng được tham gia và những thành viên sáng lập kì thế vận hội này.
7
Câu 7 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Van Gát tham gia trượt tuyết và leo núi và trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục được ngọn Man-đa-xlu; tham gia chuyến thám hiểm cùng Hoàng tử Anh Harry ở Nam Cực…
- Bréé-ly Xnai-đơ là một vận động viên bơi lội bị mù bởi lý do chiến tranh.
1
Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy nêu khái quát chủ đề của văn bản. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề của văn bản: tinh thần vượt lên chính mình của các vận động viên trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích
- Tác giả đã đưa ra một phần sa pô trước khi vào bài có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tạo sự tò mò và hứng thú cho người đọc.
2
Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Điều đó không chỉ làm nội dung của tác phẩm ngày càng sáng tỏ mà nó còn giúp việc trình bày tác phẩm trở lên dễ hiểu và logic hơn. Từ đó, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của tác phẩm hơn.
3
Câu 3 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định các ý chính, ý phụ trong văn bản. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt các thông tin.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Mục tiêu ban đầu của Pa-ra-lim-pích
+ Hoàn cảnh ra đời
+ Đối tượng tham gia
+ Sự ra đời chính thức của Pa-ra-lim-pích
- Vượt qua những nỗi đau:
+ Câu chuyện của Van Gát
+ Câu chuyện của Brét-ly Xnai-đơ
4
Câu 4 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Yếu tố tự sự dùng để trình bày về sự hình thành, phát triển và biến đổi mục tiêu của Pa-ra-lim-pích.
Đồng thời, nó là một yếu tố quan trọng được sử dụng để kể về cuộc đời, sự nghiệp của các vận động viên tham gia Pa-ra-lim-pích.
5
Câu 5 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Quan điểm của tác giả là gì? Quan điểm đó được thể hiện bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Quan điểm trân trọng tinh thần vượt lên chính bản thân mình của những người khuyết tật.
Quan điểm đó được thể hiện bằng những tấm gương cụ thể như: Van - Gát, Xnai - đơ,...
6
Câu 6 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì lạ của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Con người là loài động vật bậc cao nhất, bởi vậy mà ý chí nghị lực của họ được coi là vượt bậc so với những loài động vật khác. Trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến mức nào đi nữa, họ vẫn luôn cố gắng để vượt qua, tìm lại lý tưởng sống cho mình và vượt qua nghịch cảnh. Đó chính là câu chuyện của những vận động viên trong truyện. Họ đều gặp phải tai nạn và từ một người bình thường trở thành một người khuyết tật. gặp bất tiện trong mọi việc ngay từ việc sinh hoạt của mình.
7
Câu 7 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường.
Bởi vậy, chúng ta nên cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương.
Kết nối đọc - viết
Câu hỏi (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao.
Phương pháp giải:
Dựa vào văn bản và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Từ lâu, thể thao đã không còn là hình thức giải trí đơn thuần mà nó dần trở thành một món ăn tinh thần, một liều thuốc chữa lành dành cho nhiều người, đặc biệt là những người bị khiếm khuyết cơ thể, và đó chính là lý do Pa-ra-lim-pích ra đời. Những con người đặc biệt ấy, trong cuộc sống của họ đã phải gánh chịu biết bao nhiêu đau đớn về thể xác và chịu sự dày vò lâu dài về những cơn đau quằn quại kéo dài. Cuộc sống với họ tưởng chừng như hết hy vọng và thể thao đã xuất hiện trong cuộc đời của họ. Đó là thứ giúp họ chứng minh rằng bản thân họ không hề vô dụng, họ có thể làm được, tham gia cuộc thi và chiến thắng để chứng minh giá trị của mình. Họ đặt ra mục tiêu cho mình và phấn đấu để hoàn thành mục tiêu ấy.
Bài đọc