Câu 1
Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói chung trong các trường hợp đó.
Phương pháp giải:
Vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của bản thân, lấy ví dụ và chỉ ra dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói chung trong các ví dụ nêu trên.
Lời giải chi tiết:
Trích “Dế Mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài:
“Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn[22] có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức !Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo[23] thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi! Đào tổ nông thì cho chết! “
→ Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó.
Câu 2
Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân về đặc điểm ngôn ngữ nói, nhận xét về lời thoại của nhân vật trong đoạn trích đề bài cho.
Lời giải chi tiết:
Lời thoại của các nhân vật trong các đoạn trích có chứa những đặc điểm của ngôn ngữ nói. Cụ thể:
- Cả hai đoạn trên đều là những lời nói trong giao tiếp hằng ngày, ở đó người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau và có thể luân phiên nhau trong vai trò nghe và nói.
- Rất đa dạng về ngữ điệu. Từ các câu văn trên mà có thể biết người nói có cảm xúc gì, nội dung đó có quan trọng như thế nào → góp phần bổ sung và bộc lộ thông tin.
- Sử dụng từ ngữ đa dạng, tự do ngôn luận, có nhiều lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, có cả từ ngữ địa phương...
Câu 3
Câu 3 (trang 71, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
b. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và vấn bản truyện thơ.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích và khai thác thông tin, ngữ liệu của bài để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói. Vì đoạn trích có sử dụng khẩu ngữ.
b.
- Khi đọc truyện, để nhận ra ngôn ngữ nhân vật, ta thường dựa vào những dấu hiệu hình thức như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng; câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.
- Còn trong văn bản truyện thơ thì lời nói thường đi cùng dấu chấm than và sử dụng khẩu ngữ, dễ phân biệt.
Câu 4
Câu 4 (trang 71, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn, sau đó cho biết phần đọc này có đặc điểm ngôn ngữ nói không và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì bao gồm một số đặc điểm:
- Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.
- Có sử dụng từ địa phương, tiếng lóng, khẩu ngữ,.....
- Sử dụng câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: trạng thái, nét mặt, hành động, cử chỉ…
Từ đọc đến viết
Câu hỏi (trang 71, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất.
Phương pháp giải:
Lập dàn bài, tìm ý và phát triển thành đoạn văn hoàn chỉnh nêu cảm nhận về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất. Đoạn văn cần đầy đủ các ý, đạt tiêu chuẩn của một đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn mẫu 1: Cảm nhận về nhân vật Thị Kính trong “Quan Âm Thị Kính”
Trong đoạn trích ” Quan Âm Thị Kính” em có cảm nhận về nhân vật Thị Kính là một người phụ nữ xinh đẹp , chăm chỉ nhưng chỉ vì xuất thân trong hoàn cảnh nghèo khổ mà bị gia đình chồng khinh bỉ. Bị nỗi oan giết chết chồng mình . Thị Kính đã 5 lần 7 lượt kêu oan nhưng chỉ toàn bị xua đuổi. Thị kính bị Sùng Bà chửi , dùi tóc và làm tổn thương danh dự đến bố mẹ đẻ. Trong câu chuyện , Thị Kính là đại diện cho dân thường , nhất là những người phụ nữ phải chịu tuổi cực trong xã hội thường.
Đoạn văn mẫu 2: Cảm nhận về nhân vật Thị Mầu trong “Quan Âm Thị Kính”
Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.