Câu 1
Câu 1 (trang 31, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):
Tóm tắt quy trình viết bài báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. Chỉ ra một số điểm khác biệt so với viết một bài văn theo quy trình mà bạn đã học.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản và phần gợi ý viết báo cáo để tóm tắt các bước chính trong quy trình. So sánh với viết một bài văn theo quy trình để rút ra điểm khác biệt.
Lời giải chi tiết:
* Quy trình:
- Về nội dụng: Nêu phân tích, đánh giá, lí giải được một vấn đề văn học trung đại.
- Về thể thức trình bày: Đảm bảo các yêu cầu của bài báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại.
+ Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn, phương pháp, nội dung, kết quả nghiên cứu cùng những kết luận một cách hệ thống, các phần, chương/ mục rõ ràng.
+ Có sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí.
- Điểm khác biệt:
+ Mở đầu: Giới thiệu đề tài, nêu vấn đề cụ thể hóa đề tài/ câu hỏi nghiên cứu.
+ Phần chính: Xác định giả thuyết nghiên cứu/ cơ sở của việc nghiên cứu, kết quả nghiên cứu theo các phần / chương/ mục chính, lập luận, minh chứng, lí giải vấn đề.
+ Kết luận: Khẳng định lại các kết quả nghiên cứu, chỉ ra sự phù hợp giữa các kết quả.
+ Tài kiệu tham khảo.
Câu 2
Câu 2 (trang 31, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):
a. Lập một danh mục tài liệu tham khảo với các tài liệu dưới đây( thứ tự tài liệu dựa vào họ tác giả, theo chuẩn APA):
- Đào Duy Anh,1958, Khảo luận truyện Thúy Kiều, NXB Văn hóa, Hà Nội.
- Triệu Nghị Hành, 1998, Khi người nói được nói tới, Bắc Kinh, NXB Đại học Nhân Dân.
- D.S Likhachev, 1978, Văn học Nga cổ và thời hiện đại, Tạp chí Văn học Nga, số 4.
- M. Bakhtin,1975, Những vấn đề văn học và mĩ học, NXB Văn học nghệ thuật, Matxcova.
- Thanh Tâm Tài Nhân, 1995, Kim Vân Kiều truyện, NXB Hoa Hạ.
- Nguyễn Duy Cần, 1971, Con người toàn diện của Nguyễn Đình Chiểu, Văn hóa tập san, số 3,4.
- Dương Quảng Hàm, 1939, Văn học Việt Nam, Hà Nội.
b. Sắp xếp lại các tài liệu tham khảo theo chuẩn APA đối với một trong hai danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê cuối văn bản nghiên cứu trích trong chuyên đề này của tác giả: Lê Trí Viễn (tr. 11). Trần Đình Sử (tr. 18)
Phương pháp giải:
Xem lại cách lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA để lập danh mục và sắp xếp lại tài liệu tham khảo.
Lời giải chi tiết:
* Danh mục tài liệu tham khảo:
- Đào Duy Anh,1958, Khảo luận truyện Thúy Kiều, NXB Văn hóa, Hà Nội.
- Triệu Nghị Hành, 1998, Khi người nói được nói tới, Bắc Kinh, NXB Đại học Nhân Dân.
- D.S Likhachev, 1978, Văn học Nga cổ và thời hiện đại, Tạp chí Văn học Nga, số 4.
- M. Bakhtin,1975, Những vấn đề văn học và mĩ học, NXB Văn học nghệ thuật, Matxcova.
- Thanh Tâm Tài Nhân, 1995, Kim Vân Kiều truyện, NXB Hoa Hạ.
- Nguyễn Duy Cần, 1971, Con người toàn diện của Nguyễn Đình Chiểu, Văn hóa tập san, số 3, 4.
- Dương Quảng Hàm, 1939, Văn học Việt Nam, Hà Nội.
Câu 3
Câu 3 (trang 31, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):
Tra cứu các điển tích, điển cố trong các trường hợp dưới đây:
(a) Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
(b) Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
(c) Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức cá nhân và tìm hiểu thêm để tra cứu nội dung của các điển tích, điển cố.
Lời giải chi tiết:
a. Khắc họa được vẻ đẹp của một dũng tướng thời xưa.
b. Hai câu là phỏng dịch hai câu của Thôi Hộ đời Đường “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong”, nghĩa là “Mặt người không biết đi đâu mất, Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ”. Nguyễn Du thêm vào mấy chữ “trước”, “sau”, “năm ngoái” để cụ thể hoá tâm trạng của Kim Trọng, để chuyển một tứ thơ đã quen thuộc thành mới mẻ.
c. Nhân vật kì tài thời Tam Quốc, một bậc trung quân, có công giúp Lưu Bị thống nhất nhà Hán.
Câu 4
Câu 4 (trang 32, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):
Ở bài tập 2, bạn đã lập kế hoạch nghiên cứu cho một trong các vấn đề dưới đây:
- Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.
- Điển tích, điển cố trong Truyện Kiều của Nguyễn Du hoặc Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao Duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh.
Dựa vào kế hoạch đã có, lập dàn ý chi tiết cho một trong ba vấn đề nêu trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức đã tích lũy ở các phần trên để lập kế hoạch nghiên cứu.
Lời giải chi tiết:
- Vấn đề: Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.
- Dàn ý chi tiết:
Mở đầu: Giới thiệu đề tài, nêu vấn đề cụ thể hóa đề tài/ câu hỏi nghiên cứu.
+ Đề tài: Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.
Phần chính: Xác định giả thuyết nghiên cứu/ cơ sở của việc nghiên cứu, kết quả nghiên cứu theo các phần / chương/ mục chính, lập luận, minh chứng, lí giải vấn đề.
Kết luận: Khẳng định lại các kết quả nghiên cứu, chỉ ra sự phù hợp giữa các kết quả.