Đọc lại văn bản Cầu hiền chiếu trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.76 - 78) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Vua Quang Trung có dụng ý gì khi cho ban bố Cầu hiền chiếu?
A. Thăm dò lòng dạ có những người từng làm việc trong triều đại cũ.
B. Mời người hiền tài làm việc với triều đại mới, xây dựng đất nước.
C. Biết mức độ trung thành của những người theo triều đại mới.
D. Thể hiện quyền uy trong bối cảnh triều đại mới đang được xây dựng.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, để chọn được ý đúng về dụng ý
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B
Câu 2
Câu 2 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Trong Cầu hiền chiếu, vua Quang Trung thể hiện thái độ như thế nào đối với người hiền tài?
A. Mời gọi chân thành.
B. Bề trên, trịch thượng.
C. Cảnh giác, nghi kị.
D. Hạ cố ban ơn.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm ra các chi tiết thể hiện thái độ để chọn đáp án đúng
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
Câu 3
Câu 3 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Để nói về đặc điểm của văn bản Cầu hiền chiếu, cụm từ nào sau đây phù hợp nhất?
A. Diễn giải vấn đề tỉ mỉ, tường tận.
B. Thể hiện cảm xúc dồi dào, sâu lắng.
C. Trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc.
D. Lập luận giàu sức thuyết phục.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, nhận xét về cách trình bày để nhận xét ra đặc điểm
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C
Câu 4
Câu 4 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Từ “chiếu” trong Cầu hiền chiếu và từ “chiếu” trong câu “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến.” thuộc quan hệ gì?
A. Hai từ đồng âm.
B. Hai từ đồng nghĩa.
C. Hai từ trái nghĩa.
D. Hai từ Hán Việt.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại tác phẩm và xác định rõ nghĩa của từ “chiếu” trong hai trường hợp để nhận ra quan hệ.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A