Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 40 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

2024-09-14 13:21:01

Câu 1

Câu 1 (trang 40-41-42-43 , SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Dưới đây là bài viết triển khai cho đề bài: Từ hình ảnh đồng tiền trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy bàn về đồng tiền trong cuộc sống hiện nay. Em hãy đọc bài viết ở cột bên trái và thực hiện các yêu cầu nêu ở cột bên phải:

Phương pháp giải:

Dựa vào những kĩ năng đọc, triển khai thông tin,...đọc và thực hiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra.

Lời giải chi tiết:

- CâuBên cạnh những thành công trong xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng, Nguyễn Du đã phản ánh một cách chân thực và sống động thế lực đồng tiền bẩn thỉu, làm điêu đứng, đảo lộn cả xã hội như một cách lí giải cho những tồn tại trong xã hội xưa” trong phần (1) nêu vấn đề của bài viết.

- Bài văn có 2 luận điểm:

+ Luận điểm 1: “Đồng tiền là mục đích sống, mục đích hành động của rất nhiều hạng người trong xã hội”

+ Luận điểm 2: “Đồng tiền trong đời sống luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người.

- Ở phần (2a), nêu lí lẽ: Đồng tiền là mục đích sống, mục đích hành động của rất nhiều người trong xã hội. Cả xã hội chạy theo đồng tiền, đảo điên vì tiền,….

- Dẫn chứng ở phần (2a) được lấy trong “Truyện Kiều”. 

- Phần (2b) nêu lí lẽ: Đồng tiền trong đời sống luôn là 1 vấn đề nóng hổi, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người,…

- Dẫn chứng ở phần (2b) được lấy trong “Truyện Kiều”.

- Người viết kể câu chuyện này nhằm mục đích là dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến nếu đồng tiền là mồ hôi, công sức lao động, là thành quả của những cống hiến thì ta cần biết quý trọng, biết sử dụng đúng mức để giá trị của nó được phát huy.

- Mục đích của phần (3): Tổng kết vấn đề, nêu lên bài học bản thân.


Câu 2

Câu 2 (trang 43 , SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, em cần chú ý những gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào mục 1. Định hướng cho hoạt động Viết trong SGK để xác định những điều cần chú ý khi viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

Lời giải chi tiết:

Để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cần chú ý:

- Phân tích đề bài và xác định vấn đề có ý nghĩa đặt ra trong văn bản.

- Đọc kĩ văn bản văn học được nêu trong đề.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết. Cần nêu được ít nhất hai ý lớn:

+ (1) Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+(2) Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống.

- Trong hai ý trên, ý (2) là trọng tâm của bài viết. Vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học ở ý (1) chỉ là đề tài để người viết bàn bạc, trao đổi, mở rộng, nâng cao ở ý (2).

- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề đã nêu. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của cá nhân người viết.


Câu 3

Câu 3 (trang 43 , SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Cho đề bài sau:

Từ truyện “Hương cuội” (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta đối với những giá trị văn hoá của dân tộc.

a) Dựa vào mục 2. Thực hành trong SGK (trang 94), em hãy tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.

b) Chọn một ý trong dàn ý đã lập được để viết thành một đoạn văn, xác định người em “đóng vai” để viết, người đọc giả định, sử dụng cách xưng hô và giọng điệu cho phù hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào mục 2. Thực hành trong SGK (trang 94), để tìm ý và lập dàn ý sau đó lựa chọn để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

a. Tìm ý và lập dàn ý:

Để tìm ý và lập dàn ý cho đề bài “Từ truyện Hương cuội (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta đối với những giá trị văn hoá của dân tộc”, HS cần đọc kĩ lại văn bản, hướng dẫn trong SGK về cách viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng như các tài liệu tham khảo nếu có.

– Tìm ý: HS đặt ra các câu hỏi sau đây để tìm ý:

+ Giá trị văn hoá của dân tộc là gì?

+ Truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân đề cập những giá trị văn hoá nào? Những giá trị ấy có ý nghĩa gì? Nhà văn đã thể hiện thái độ gì đối với những giá trị đó?

+ Chúng ta có những giá trị văn hoá nào? Những giá trị đó có ý nghĩa như thế nào?

+ Chúng ta cần có những thái độ như thế nào để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay?

– Lập dàn ý: HS tham khảo cách sắp xếp ý của bài viết như sau:

A/ Mở bài:

Giới thiệu truyện Hương cuội (Nguyễn Tuân) và nêu thái độ cần có của em đối với những giá trị văn hoá của dân tộc.

B/Thân bài:

+ Giải thích: giá trị văn hoá của dân tộc.

+ Những giá trị văn hoá của dân tộc được đề cập trong truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân; ý nghĩa của những giá trị đó; thái độ của nhà văn đối với những giá trị đó.

+ Một số giá trị văn hoá nổi bật của dân tộc ta và ý nghĩa của chúng.

+ Thái độ cần có của chúng ta để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay.

C/ Kết bài: Khẳng định lại thái độ tích cực của nhà văn Nguyễn Tuân đối với những giá trị văn hoá của dân tộc và nhấn mạnh thái độ cần có của chúng ta ngày nay về vấn đề này.

b. Viết đoạn văn cho ý: Chúng ta cần có những thái độ như thế nào để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay?

Đoạn văn tham khảo:

Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa trong thời hội nhập là công việc của mọi nhà, của mọi người và toàn xã hội. Mỗi người chúng ta hãy có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Việc giữ gìn những giá trị văn hoá tốt đẹp phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc anh em sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.


Câu 4

Câu 4 (trang 43 , SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Đọc lại văn bản Giăng Van-giăng (trích Những người khốn khổ – Huy-gô), xác định một vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đó và viết bài văn bàn về vấn đề ấy.

Phương pháp giải:

Từ việc đọc, phân tích và tìm hiểu văn bản Giăng Van-giăng (trích Những người khốn khổ – Huy-gô), bản thân có thể bám vào 1 số vấn đề xã hội được đặt ra trong văn bản để viết bài văn như:  tình yêu thương giữa con người với con người; số phận của người nghèo; công bằng xã hội, sự vô cảm của con người...

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Viết về tình yêu thương giữa con người với con người:

Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương.

Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp.

Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp.

Hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương.

Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp.

Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp.

Hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương.

Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp.

Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp.

Hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương.

Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp.

Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp.

Hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương.

Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp.

Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp.

Hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

Bài tham khảo số 2:

Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm, và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn… Tình yêu thương chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta. Và khi chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽ chia, bởi niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Và cứ thế, trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Trong đó có một loại tình cảm, được gọi là tình yêu, đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,… họ viết lên những câu thơ, những bài tình ca ngọt ngào để ca ngời tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Và còn có một tình yêu đất nước, dân tộc, chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm đồng thân đó cho nhau.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cải mất mát… chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,… Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân… Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,… Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.


Câu 5

Câu 5 (trang 43 , SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Để thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học được hiệu quả, em cần chú ý những gì?

Phương pháp giải:

Có thể dựa vào mục 1. Định hướng cho hoạt động Nói và nghe trong SGK để xác định được những điểm cần lưu ý để thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học được hiệu quả

Lời giải chi tiết:

Khi thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề thảo luận như đã gợi ý trong phần Viết ở trên.

- Tìm hiểu kĩ nội dung vấn đề cần thảo luận.

- Xác định rõ những người thảo luận với mình là ai để có cách trình bày phù hợp (có thể có người nghe giả định).

- Xác định thời lượng trình bày ý kiến của bản thân.

- Chuẩn bị dàn ý cho phần trình bày ý kiến của bản thân, tránh viết thành văn để đọc.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu, màn hình (nếu có).

- Các ý kiến nêu ra trong cuộc thảo luận có thể trái ngược nhau. Người nghe cần nắm được ý kiến và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức nói; đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. Người nói và người nghe cần tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa.


Câu 6

Câu 6 (trang 43 , SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Trong số những văn bản truyện mà em đã đọc hoặc đã học, em thấy văn bản nào đặt ra một vấn đề xã hội mà em cho là sâu sắc? Hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài nói của em để thảo luận về vấn đề đó.

Phương pháp giải:

Hệ thống lại kiến thức về các văn bản truyện đã học hoặc đã đọc để lựa chọn văn bản đặt vấn đề xã hội sâu sắc nhất đối với bản thân mình. Từ đó vận dụng kinh nghiệm tìm và lập dàn ý để hoàn thiện bài nói nhằm thảo luận với bạn bè về vấn đề này.

Lời giải chi tiết:

Tình yêu thương con người từ Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O.Hen-ri:

Dàn ý:

1. Mở Bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

- Giới thiệu tình yêu thương giữa con người với con người - bài học triết lý nhân sinh đặc sắc nhất của câu chuyện.

2. Thân Bài

- Tóm tắt nội dung tác phẩm:

+ Kể về tình bạn của những người họa sĩ nghèo sống cùng một khu nhà

+ Họ đều có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật.

+ Nổi bật lên l tình bạn của Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men.

+ Giôn-xi bị mắc bệnh viêm phổi nặng, mất niềm tin vào cuộc sống, chờ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cô sẽ từ bỏ mọi hi vọng.

+ Trong đêm chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ-men đã bí mật vẽ một chiếc lá khác lên bờ tường đối diện cửa sổ của Giôn-xi.

+ Giôn-xi lấy lại được hi vọng và được cứu sống còn cụ Bơ-men bị mất do bị nhiễm lạnh và viêm phổi.

- Giới thiệu về giá trị sâu sắc của tác phẩm: Đó chính là tình yêu thương giữa con người với con người:

+Lòng nhân ái, yêu thương con người là gì

+ Biểu hiện

+Ý nghĩa

+Bài học

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật cũng như bài học về triết lí nhân sinh, vấn đề xã hội mà tác phẩm hướng tới.

Đoạn văn mẫu:

Ô Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Giải thưởng Ô Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vat, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ốm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men. Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri là bức thông diệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” cùa. Ô Hen-ri đã thể hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân". Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men, đều trở thành “vô dụng”, cố yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô “cũng ra đi thôi”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng.Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc “đến ướt đầm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp “nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua làn nước mắt: "Em thân yêu, em yêu dấu!... Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa...”. Em hãy “cố ngủ đi”... Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà,, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp. Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng “bức thông diệp màu xanh”của “Chiếc lá cuối cùng”.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"