Câu 1
Câu 1 (trang 31, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Dòng nào dưới đây nêu sát nhất đề tài của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Phương pháp giải:
Từ việc đọc văn bản trong SGK, khái quát nội dung và xác định được đề tài của văn bản, từ đó chọn được đáp án chính xác nhất.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? nói về vẻ đẹp vừa nên thơ, trữ tình vừa hoang dã, hùng vĩ của con sông Hương xứ Huế
→ Đáp án đúng: A. Sông Hương của xứ Huế
Câu 2
Câu 2 (trang 31, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Thông tin nào sau đây cho biết điểm độc đáo của sông Hương so với các dòng sông đẹp khác?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, tìm kiếm thông tin nói tới điểm độc đáo của sông Hương so với các dòng sông đẹp khác, từ đó lựa chọn đáp án chính xác.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra điểm độc đáo của sông Hương so với các dòng sông đẹp khác ở chỗ: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”
→ Đáp án đúng: D.Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tác giả thường nghe nói đến, hình như duy chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.
Câu 3
Câu 3 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Ở thượng nguồn, vẻ đẹp của sông Hương được so sánh với hình ảnh nào sau đây?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, chú ý tơí đoạn tác giả miêu tả vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn để xác định và lựa chọn đáp án phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của sông Hương: “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”
→ Đáp án đúng: B. Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại
Câu 4
Câu 4 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Sông Hương trong sách địa dư của Nguyễn Trãi mang tên là:
Phương pháp giải:
Dựa vào những hiểu biết của bản thân cũng như qua văn bản để có thể chỉ ra được Nguyễn Trãi đã gọi sông Hương bằng cái tên gì.
Lời giải chi tiết:
→ Đáp án đúng: C. Linh Giang.
Câu 5
Câu 5 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo tác giả, vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương thể hiện rõ nhất ở đoạn nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, dựa vào những từ khóa của câu hỏi để dễ dàng xác định được câu trả lời đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương thể hiện rõ nhất ở đoạn: “Từ ngã ba Tuần…. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương…”
→ Đáp án đúng: B. Đoạn xuôi về Huế với những rừng thông và lăng tẩm
Câu 6
Câu 6 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa ở mỗi đáp án, từ những từ khóa đó để tìm thông tin và xác định được nhận định không đúng khi nói về văn bản.
Lời giải chi tiết:
→ Đáp án đúng: D. Giọng điệu sắc sảo pha lẫn sự hài hước.
Lựa chọn đáp án này bởi lẽ, tác giả sử dụng trong bài có thể dễ nhận ra là giongj văn trầm mặc, nhẹ nhàng, da diết, mê đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương.
Câu 7
Câu 7 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Ngôn ngữ của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? có điểm gì nổi bật? Hãy dẫn ra một số câu văn để minh chứng cho điều đó.
Phương pháp giải:
Cần nhận diện đặc điểm hình thức, cụ thể là phương diện ngôn ngữ của thể loại tùy bút. Cần đọc kĩ lại phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đặc trưng nổi bật của tùy bút là ngôn ngữ giàu chất thơ và hình ảnh. Trong bài có thể thấy đặc trưng ấy được thể hiện thông qua một số câu văn như:
- “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.”
- “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
- “Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”.”
Câu 8
Câu 8 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Qua việc khắc họa hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với quê hương, xứ sở?
Phương pháp giải:
Chọn những câu văn (hoặc đoạn văn) đặc sắc khắc họa hình tượng sông Hương, từ đó làm rõ tình cảm, thái độ yêu mến, say mê, tự hào của nhà văn đối với quê hương, xứ sở.
Lời giải chi tiết:
Nhà văn đã thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với quê hương, xứ sở qua việc khắc họa hình tượng sông Hương:
- “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”
- “Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố”
- “Sông Hương là vâyk là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh viếc. Khi nghe lời gọi, nó viết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”
- “Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”
Câu 9
Câu 9 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy chỉ ra và làm sáng tỏ đặc điểm tùy bút thể hiện qua văn bản này (cái “tôi” độc đáo, sự kết hợp tự sự và trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ).
Phương pháp giải:
Cần hiểu và lí giải được đặc trưng chung của thể loại tùy bút và nét riêng, độc đáo của tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hãy đọc kĩ lại văn bản để chọn được những đoan văn hoặc chi tiết thể hiện rõ các phương diện: cái “tôi” độc đáo của tác giả, sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của văn bản, ngôn ngữ giàu chất thơ
Lời giải chi tiết:
- Cái “tôi” độc đáo của tác giả thể hiện ở sự tài hoa (cẩn trọng, kì công… khi miêu tả vẻ đẹp sông Hương), uyên bác (có vốn hiểu biết sâu sắc về sông Hương từ nguồn gốc, tên gọi, lịch sử, địa lí…) và tình yêu say đắm với quê hương xứ sở (thể hiện qua nhiều chi tiết, hình ảnh, từ ngữ….)
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình khiến hình tượng sông Hương hiện lên không chỉ là dòng nước chảy mà là một sinh thể có tình cảm, tâm hồn phong phú. Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận rất rõ tình cảm yêu mến, từ hào mà tác giả dành cho dòng sông của quê hương
- Ngôn ngữ giàu chất thơ khiến văn bản văn xuôi đẹp như một bài thơ bởi nhịp điệu và hình ảnh “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống……đánh đàn lúc đêm khuya”
Câu 10
Câu 10 (trang 32, SBT Ngữ Văn 11, tập hai):
Văn bản đem lại cho em suy nghĩ gì trong việc nhìn nhận vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình? Hãy viết về một cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng)
Phương pháp giải:
Có thể tự do trình bày suy nghĩ của bản thân miễn là thuyết phục và vân dung viết về một cảnh đẹp của quê hương qua một đoạn văn khoảng 10 - 12 dòng.
Lời giải chi tiết:
Đọc văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đã khiến em suy nghĩ đến vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương mình và tầm quan trọng của việc đặt tên cho những địa danh tự nhiên. Một tên gọi thích hợp không chỉ giúp những địa danh đó dễ nhớ và dễ tìm kiếm mà còn giúp gợi lên những cảm xúc đặc biệt khi ngắm nhìn. Tuyên Quang - quê hương em là một vùng đất rộng lớn với nhiều cảnh quan đa dạng và đẹp mê hồn. Một trong những cảnh đẹp mà em yêu thích nhất ở đây chính là thác Na Hang. Khi đến thác Na Hang, chúng ta sẽ được chứng kiến những dòng nước trong vắt cùng với những cánh rừng xanh bát ngát khiến mình cảm thấy như đang đứng giữa thiên nhiên hoang sơ và yên bình. Những vách đá trùng điệp như xây chắc vững giữa dòng nước, mỗi giọt nước rơi xuống vực thẳm đều tạo ra âm thanh tuyệt vời như một dàn nhạc thiên nhiên. Những thác nước cao, nhìn mãi không thấy đỉnh. Đứng phía dưới ngắm lên, những thác nước như những giọt nước mắt không lồ của trời cao đang chảy xuống. Bầu trời trong xanh và nắng rọi tràn ngập tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp khiến em muốn đắm chìm vào đó mãi mãi. Cảm giác thích thú và hạnh phúc khi được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của quê hương mình luôn là điều mà em không thể quên được.