Giải bài Thề nguyền và vĩnh biệt trang 42 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

2024-09-14 13:21:08

Câu 1

Câu 1 (trang 42, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Dựa vào phần tóm tắt, hãy cho biết khoảng thời gian diễn ra từ khi hai nhân vật thề nguyền cho đến khi họ phải chia tay là bao lâu? Điều này có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Cần đọc kĩ phần tóm tắt để xác định được khoảng thời gian diễn ra từ khi hai nhân vật thề nguyền cho đến khi họ phải chia tay; đồng thời phân tích, chỉ ra ý nghĩa của khoảng thời gian đó.

Lời giải chi tiết:

Thời gian

Sự kiện

Đêm hôm trước

Gặp nhau và thề nguyền

Chiều hôm sau

Đính hôn

Đêm cùng ngày đính hôn

Chia tay

Khoảng thời gian giữa hai sự kiện thề nguyền - vĩnh biệt diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Chỉ trong chớp nhoáng mà sự thay đổi giữa hạnh phúc và đổ vỡ diễn ra vô cùng bất ngờ và đột ngột. Chính điều này đã làm cho bi kịch của câu chuyện đôi lứa được đẩy lên cao trào, tạo nên sự hấp dẫn, bất ngờ, thu hút người đọc muốn tìm hiểu, muốn đươcj theo dõi.


Câu 2

Câu 2 (trang 42, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian như thế nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

    Dựa vào phần tóm tắt cùng nội dung của văn bản để phân tích về cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Lời giải chi tiết:

Trong cả hai phần của đoạn trích, đôi tình nhân chỉ có thể gặp nhau trong đêm và trong không gian ban công (Thề nguyền) hoặc căn phòng của Giu-li-ét (Vĩnh biệt). Điều này cho thấy sự ngăn cấm của luật tục với tình yêu của đôi trẻ. Nó đẩy thời gian và không gian của sự tình tự vào trong bóng tối, trong những không gian bí mật. Nó không cho phép tình yêu được tồn tại công khai.


Câu 3

Câu 3 (trang 42, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Lời thoại nào thể hiện rõ nhất tình yêu của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét trong Hồi hai, cảnh II?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét. Phân loại các lời thoại đó gắn với những cách mà Rô-mê-ô dùng để thể hiện tình cảm của mình với Giu-li-ét.

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh mà Rô-mê-ô dùng để so sánh với Giu-li-ét.

- Mặt Trời

- như vừng dương

Những hình dung của Rô-mê-ô về bản thân trong sự so sánh với Giu-li-ét

- Ước gì ta là chiếc bao tay nhỉ để mơn trớn má đào.

Những nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải đối mặt để đến gặp được Giu-li-ét

- Bức tường đá cao.

Những thổ lộ, ao úớc mà Rô-mê-ô bày tỏ với Giu-li-ét.

- Tôi chẳng là tay thủy thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa nhất, thì thôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật.


Câu 4

Câu 4 (trang 42, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Hồi hai, cảnh II sang Hồi ba, cảnh V. Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Phương pháp giải:

   Đọc hai phần đoạn trích, chú ý tới những thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu; từ đó đưa ra những so sánh, đối chiếu.

Lời giải chi tiết:

- Âm hưởng chính trong đoạn trích thuộc cảnh 2, Hồi II là sự chiến thắng của tình yêu trước mọi vật cản (hữu hình: bức tường và vô hình: lòng hận thù). Cả hai đều hiểu rõ sự hận thù của hai dòng họ nhưng họ vẫn can đảm để đến với rung động của trái tim

- Trong tương quan đó, âm hưởng chính trong đoạn trích thuộc cảnh 2, Hồi II là sự chiến bại của tình yêu trước số phận và lòng hận thù của hai dòng họ.

→ Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản: ca ngợi tình yêu tự do trong sự đối đầu của nó với sự thù hận, với những luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến.


Câu 5

Câu 5 (trang 42, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Suy nghĩ của em về hai câu kết của đoạn trích?

Phương pháp giải:

Đọc phần kết của tác phẩm và so sánh với cách mà hai nhân vật cảm nhận về nhau. Từ đó, để thấy được những cảm nhận này báo trước điều gì? Tại sao trong lời của Giu-li-ét lại nói đến hình ảnh của nấm mồ? Lời chào vĩnh biệt của Rô-mê-ô có ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

Hai câu kết của đoạn trích như dự báo về sự ra đi mãi mãi của cả hai người, cả hai nhân vật như mường tượng, hình dung đối phương như có chuyện chẳng lành. Đứng trước cảnh chia tay, lắng nghe những lời chia tay của chàng Rô-mê-ô, Giu-li-ét tuyệt vọng và cảm nhận như họ đang nói những lời vĩnh biệt mãi mãi trước khi chết. Lời của cả hai chứa đựng sự da diết, tuyệt vọng như chẳng thể gặp nhau nữa. Lời vĩnh biệt ấy của Rô-mê-ô như dự đoán trước cái chết của cả hai ở những hồi kịch sau, giống như 1 chiếc chìa khóa, mở ra phần tiếp theo của vở kịch.


Câu 6

Câu 6 (trang 42, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Hồi hai, cảnh II) gợi em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam ? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết và tham khảo thêm sách, báo, tài liệu để có thể xác định được tác phẩm văn học Việt Nam có chứa cảnh thề nguyền như vở kịch này.

Lời giải chi tiết:

Cảnh tình tự thề nguyền dưới trăng dường như là mô típ phổ biến trong văn học toàn nhân loại.

     Trong ca dao Việt Nam cũng có thể thấy những lời đối đáp tình tự của đôi trai gái dưới ánh trăng:

-         Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

-         Đan sàng thiếp cũng xin vâng

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời

Ngoài ra, cũng có thể thấy sự tương đồng trong cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (cảnh II, Hồi hai) với cảnh thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Điểm giống nhau trong hai cảnh thề nguyền: tình yêu tự do - ánh trăng.

Khác nhau: Ai là người chủ động? Những trở lực cần được vượt qua ở mỗi tác phẩm? Những sự kiện xảy ra ngay say cảnh thề nguyền này là gì?

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"