Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam”. Thật vậy, câu nói của Hồ Chủ Tịch chính là lời nhắc nhở sâu sắc với con dân đất Việt về lịch sử nước nhà. Có thể nói, lịch sử là cội rễ của sự hình thành nền văn hóa, là lời giải đáp về gốc tích tổ tiên cha ông mà mỗi con người, mỗi quốc gia đều mang một ẩn số riêng. Lịch sử đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn cội, về cha ông, tổ tiên, nâng cao thêm lòng tự tôn dân tộc, chắp cho đôi cánh của niềm tự hào về một trang sử đau thương mà oanh liệt của những con người đã hóa núi sông ta. Bên cạnh đó, lịch sử còn đem lại những giá trị truyền thống, của đạo đức mà cha ông ta truyền lại cho con cháu ngàn đời. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ của dân tộc Việt, có biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, nếu không có lịch sử lưu dấu lại những tháng ngày tang thương mà hào hùng đó thì làm sao ta có thể hiểu hết ý nghĩa, giá trị của lịch sử cùng niềm tự hào tự tôn dân tộc là như thế nào? Nhưng trong cuộc sống, có mấy ai đứng lại, nhìn về phía sau một thời oanh liệt. Và một thế hệ không biết về lịch sử sẽ dẫn đến cả nhiều thế hệ mù mờ lịch sử kéo theo các giá trị về cội nguồn tổ tiên cũng bị xem nhẹ. Cần phê phán những kẻ lãng quên lịch sử, phủ nhận và làm mất đi lòng tự tôn dân tộc bằng những hành động, lời nói xuyên tạc về lịch sử. Qua đây mỗi chúng ta phải thấy được lịch sử là thước đo nhân phẩm của mỗi con người. Bởi vậy, mỗi công dân đất nước phải có bổn phận kế tục, gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc.
Nguồn: Sưu tầm
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]