Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Chạy giặc

2024-09-14 13:22:15

MB1

      Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy.


MB2

       Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông là gương mặt tiêu biểu của nhân dân Nam Bọ trong phong trào thơ ca yêu nước chống quân xâm lược. Những tác phẩm của ông thường có tính đấu tranh vô cùng mạnh mẽ. Phê phán và lên án sự tàn bạo của quân thực dân xâm lược. Bài thơ “Chạy giặc” là một tác phẩm điển hình cho phong cách thơ của ông.


MB3

      Các nhà thơ, nhà văn được coi là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, thật vậy, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng là một trong số các tác giả như thế. Ông đã dùng ngòi bút sắc nhọn của mình để chĩa thẳng mũi súng căm thù vào quân xâm lăng, bài thơ "Chạy giặc" là một trong những bài thơ khắc họa khung cảnh khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược, đó cũng là lời tố cáo của Nguyễn Đình Chiểu về tội ác của chúng.


MB4

       "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" (Hồ Chí Minh). Điều ấy không chỉ thể hiện trực tiếp qua hành động ra chiến trường chiến đấu với quân xâm lược mà nó còn thể hiện qua những vần thơ căm thù giặc sâu sắc. Bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm tiêu biểu cho lòng yêu nước của một người con Nam Bộ.


MB5

       Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước cuối thế kỉ XIX, một con người luôn giữ “khí tiết của người chí sĩ yêu nước”. Những áng thơ văn của ông thường hướng đến tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tái hiện chân thực tình cảnh của nhân dân. “Chạy giặc” là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu viết về sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược Gia Định năm 1959.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"