Tác giả
Tác giả Xuân Diệu
1. Tiểu sử
- Xuân Diệu (1916 – 1985) - Ngô Xuân Diệu
- Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp
- Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn
- Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo
- Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.
2. Đặc điểm nghệ thuật
- Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ.
- Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.
3. Tác phẩm chính
Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại từ thơ, văn xuôi, dịch thơ,…
+ Tiểu luận phê bình: Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ,…
+ Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca, Tôi giàu đôi mắt, Riêng chung, Mẹ con, Ngôi sao, Sáng, Dưới sao vàng,…
+ Văn xuôi: Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm,Ký sự thăm nước Hung, Triều lên,…
+ Dịch thơ: Những nhà thơ Bungari, Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu,...
Tác phẩm
Tác phẩm Đây mùa thu tới
1. Thể loại, phương thức biểu đạt
- Thể loại: Thơ bảy chữ
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm
- “Đây mùa thu tới” là tác phẩm rút trong tập “Thơ thơ” được Xuân Diệu sáng tác vào năm 1938.
3. Bố cục
- Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Cảm nhận của nhà thơ khi mùa thu tới.
- Phần 2: Khổ thơ thứ hai: Khu vườn mùa thu.
- Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Cảnh vật mùa thu.
- Phần 4: Khổ thơ cuối: Không gian thu mênh mông, rộng lớn.
4. Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu khắc họa khung cảnh thiên nhiên thay đổi, con người mang những cảm xúc vui buồn lưu luyến thì cũng là lúc mùa thu tới. Đó là một bức tranh thiên nhiên với thật nhiều màu sắc và trạng thái khác nhau. Con người thì trông ra thiên nhiên để gửi đầy tâm trạng, cảnh vật thì thay đổi để chào đón mùa thu. Qua đó Xuân Diệu đã dùng những cái tinh tế, nhạy cảm của một người thi sĩ để vẽ ra khung cảnh về mùa thu lúc thì buồn thương mờ ảo, lúc thì lại lưu luyến trông mong. Nhưng khung cảnh mùa thu vẫn mang những nét riêng biệt và sống động.
5. Nội dung chính
“Đây mùa thu tới” là một bài thơ nổi bật và đầy đặc sắc của Xuân Diệu, một bức tranh thiên nhiên mùa thu sống động và vô cùng rộng lớn được tác giả khắc họa, tuy vậy khung cảnh có chút gì đó đượm buồn thơ mộng do cảnh vật bị phai nhòa theo sự chảy trôi của thời gian theo cái nhìn của tác giả.
6. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế
- Sử dụng nhịp thơ độc đáo
- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng