Tác giả
Tác giả Vũ Bằng
1. Tiểu sử
- Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng (1913 - 1984) có tên thật là Vũ Đăng Bằng, bút danh như Thiên Thư, Lưu Tâm, Vạn Lý Trình,…
- Ông sinh ra tại Hà Nội nhưng quê gốc của ông ở Hải Dương
- Sinh trưởng trong một gia đình làm nghề xuất bản nhà sách ở Hà Nội
2. Đặc điểm nghệ thuật
- Vũ Bằng với phong cách viết miêu tả chân thực cuộc sống xung quanh, về thiên nhiên, về con người về sự đổi thay của quê hương đất nước, giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm và có sức hấp dẫn vô cùng lớn.
3. Tác phẩm chính
Các tác phẩm chính của ông ở nhiều các thể loại: Truyện hai người (tiểu thuyết – 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết – 1940), Khảo về tiểu thuyết (lý luận phê bình – 1941), Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết – 1937), Cai (tự truyện – 1940, đã đăng báo, 1944, xuất bản sách), Để cho chàng khỏi khổ (truyện ngắn – 1941), Chớp bể nứa nguồn (tiểu thuyết – sau 1947), Trong đất Hà (phóng sự – 949), Thư gửi cho người mất tích (tiểu thuyết – 1950), Miếng ngon Hà Nội ((1960),…
Tác phẩm
Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân
1. Thể loại, phương thức biểu đạt
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm
2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm
- Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” trích trong tập “Thương nhớ mười hai" của tác giả Vũ Bằng sáng tác năm 1971, ra đời trong bối cảnh tác giả phải sống xa quê hương vì tình cảnh đất nước bị chia cắt, viết về thiên nhiên, về con người Việt Nam trong mười hai tháng của một năm.
3. Nội dung chính
- “Thương nhớ mùa xuân” là tác phẩm được khắc họa khung cảnh mùa xuân và miêu tả nó một cách chân thực và tuyệt đẹp, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Dù đã xa quê nhưng những kí ức về quê hương là thứ mà không bao giờ phai mờ.
4. Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” được Vũ Bằng sáng tác vô cùng nổi bật, khắc họa tình yêu, một tình yêu nồng nàn mình dành cho mùa xuân, dành cho tháng Giêng, tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội là những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô lại hiện rất rõ trong tâm trí của người con xa quê: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kiêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...” Với giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng Vũ Bằng đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Nhà văn đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Qua đó càng chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm đẫm vào sâu tâm hồn, máu thịt của người con đất Bắc. Để một lần nữa nhấn mạnh sức sống dẻo dai, mãnh liệt và sự cuốn hút lạ kì của mùa xuân, tác giả đã sử dụng cách nói cường điệu dù vậy nhưng vẫn thật tự nhiên làm sao. Mùa xuân đến, mang theo bao vui tươi cùng cái không khi ấm áp, xe xe lạnh, làm cho con người ta thấy tràn đầy cả sức sống, dường như được trẻ ra bao nhiêu. Đó cũng là thông điệp của tác giả nói về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương từ đó thêm yêu và gắn bó với quê hương yêu dấu.
5. Nghệ thuật
- Ngòi bút tài hoa, cảm nhận tinh tế
- Ngôn ngữ giàu chất thơ cùng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo