Tác giả
Tác giả Anh Thơ
1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Anh Thơ (1921 - 2005).
- Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh .
- Quê: tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học.
- Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.
- Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nền nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
-Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
- Tiểu thuyết "Răng đen", thơ "Bức tranh quê"
- Sau cách mạng tháng Tám: Kể chuyện Vũ Lăng, Theo cánh chim câu, Đảo ngọc, Hoa dứa trắng, Quê chồng.
b. Phong cách nghệ thuật
- Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.
Tác phẩm
Tác phẩm Chiều xuân
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời
- Được rút từ tập "Bức tranh quê", tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
b. Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.
- Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
- Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Bức tranh chiều xuân
- Bức tranh làng quê mộc mạc, êm dịu, thanh bình với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, thơ mộng: mưa bụi, con đò, dòng sông, quán tranh, hoa xoan, con đê, đàn sáo, trâu bò, đồng lúa…
- Bức tranh tĩnh lặng, thanh nhã, tươi tắn, đượm buồn:
+ Các đối tượng được miêu tả trong trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo…vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.
+ Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa,…
+ Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.
+ Bức tranh có nhiều điểm nhấn độc đáo: mưa đổ bụi, trâu bò cúi ăn mưa; cô nàng yếm thắm đang lao động chợt giật mình bởi đàn cò con.
→ Sự độc đáo của bức tranh nằm ở việc tác giả thâu tóm rất thành công linh hồn của làng quê Bắc Bộ ngày xuân với những nét đẹp đặc trưng không thể nhầm lẫn.
b. Không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ
- Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua:
+ Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê thanh bình.
+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm…), cách diễn đạt độc đáo (cúi ăn mưa, cỏ non tràn biếc cỏ)…
+ Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò vụt bay ra.
- Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai thể hiện qua:
+ Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối tượng.
+ Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi, khoan thai.
c. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
d. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
- Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.