Tác giả
Tác giả Tế Hanh
1. Tiểu sử
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
2. Sự nghiệp
- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương.
- Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.
- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.
- Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963).
Tác phẩm
Tác phẩm Nhớ con sông quê hương
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác vào năm 1956 , thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Với tất cả nỗi nhớ và niềm yêu thương quê hương nên Tế Hanh đã sáng tác nên bài thơ Nhớ con sông quê hương.
2. Phân tích
a. Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ
- Dòng sông hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.
- Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông…)
b. Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương
- “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”: tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.
- Phép đối và nhân hoá tạo sự cân xứng hài hoà giữa dòng sông và con người. Ông thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chỉ trìu mến “mở nước ôm tôi”.
- Các định ngữ “quê hương”, tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước. Niềm thương nhớ của tác giả về miền Nam
- Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả “Sờ lên ngực…. hai tiếng miền Nam”.
Nhớ quê hương, tác giả nhớ từ những cái quen thuộc hình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết… của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, không quên được.
- Trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh dòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dào dạt như tưới mát lòng mình (Hình ảnh của sông quê mát rượi. Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới).
- Tin tưởng vào ngày thống nhất Tổ quốc để được trở lại con sông xưa (điệp ngữ “tôi sẽ”…)
3. Ý nghĩa nội dung
Bài thơ Nhớ con sông quê hương ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc
- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”, nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”, so sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”