Đề thi
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
GIÁNG KIỀU GIẬN BỎ ĐI
(Trích Bích Câu kì ngộ)
Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) gồm 678 câu thơ. Bích Câu kì ngộ là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều, Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm, nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên đều thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất.
Về nhà, chàng tương từ rồi sinh bệnh. Theo lời một vị thần nhân trong mộng,
Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tôi thì thấy một người bán bức tranh tố nữ hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi ăn. Sau, chàng giả vờ đến nơi học rồi về nhà quan sát. Điều kì lạ xảy đến thiếu nữ trong tranh ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên.
Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hỏi hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều hiện về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.
Đoạn sau đây kể việc Giáng Kiều bị ngược đãi, giận bỏ đi.
445. Ngán thay khuyên nhủ đến lời
Nước kia dội đá có mùi gì đâu
Thôi ngày trọn, lại đêm thâu
Cạn chung Lý Bạch, nghiêng bầu Lưu Linh
Ma men quanh quẩn bên mình
450. Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
Mải mê say tỉnh tâm trường
Liệu bài nàng lại tìm đường van lơn
Trái tai vả lại ngứa gan
Đang tay nỡ dập hoa tàn tả tơi
455. Dây đồng đứt hẳn làm đôi
Cánh bèo theo ngọn nước trôi cũng rầu!
Nàng càng tầm tã tuôn châu
Ngán nhân tình khéo ra màu thắm phai
Rằng: “Thôi, tôi đã quá lời
460. Xui lòng nghĩ lại một hai kẻo mà…”
Sinh đang vui chén la đà
Vẩn vơ tính quỉ hồn ma biết gì
Nói thôi, nói cũng chi chi
Nghe ra tiếng nặng như chì, giọng say!
465. Nàng rằng: “Duyên nợ bấy nay
Thương ôi nước đổ bốc đầy được đầu
Tiếc cho nỗi vợ chồng Ngâu
Doành thu nên để bắc cầu mấy phen!
Sá chi nữa, cái hoạ hèn
470. Nghĩ làm chi nữa cái duyên cũ càng
Đã lòng rẽ thúy chia hương
Đành lòng rẫy ngọc, ruồng vàng thì vâng
Thôi thôi, thôi cũng cầm bằng
Tơ hồng phó trả bà trăng cho rồi”
475. Lạy rồi, đứng lại sân ngoài
Bên bàn say tỉnh mặc người ngồi trợ.
(Theo Bích Câu kỳ ngộ, do Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính, NXB Tân Việt, 1964)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản trên là truyện thơ vì:
A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần
B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng thơ (lục bát).
C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ 3.
D. Có nhiều nhân vật đối thoại và được kể bằng thơ lục bát
Câu 2: Thủ các từ sau vào vị trí phần ngoặc kép cho hợp lí.
Tú Uyên rơi vào (vị trí 1), Giáng Kiều khuyến nhủ, van lơn không được. Có khi đang say, Tú Uyên (vị trí 2), nàng buồn rầu chỉ biết khóc lóc, nhận lỗi về mình. Quá buồn thảm vì (vị trí 3), Giáng Kiều đành nói lời từ biệt với Tú Uyên.
A. Còn đánh
B. Tình nhạt phai
C. Cảnh rượu chè
D. Chỉ biết khóc lóc
Câu 3: Văn bản trên được thuật kể bằng lời của:
A. Tú Uyên
B. Giáng Kiều
C. Người nhà
D. Người kể chuyện
Câu 4: Dòng nào nói đúng về các nhân vật trong văn bản đọc.
A. Tú Uyên, Giáng Kiều.
B. Tú Uyên, Giáng Kiều, thầy bói.
C. Giáng Kiều, người bán tranh.
D. Tú Uyên, người bán tranh.
Câu 5: Dòng nào nói lên cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc?
A. Mỉa mai, châm biếm
B. Trân trọng, thương cảm
C. Thương cảm, phê phán
D. Khinh bỉ, đau xót
Câu 6: Đoạn sau là lời của ai, nói với ai về điều gì?
Ngán thay khuyên nhủ đến lời
Nước kia dội đá có mùi gì đâu
A. Lời của Giáng Kiều, khuyên Tú Uyên đừng uống rượu.
B. Lời của người kể chuyện: nói về tâm trạng của Giáng Kiều.
C. Lời của Tú Uyên: ngán lời Giáng Kiều.
D. Lời của Giáng Kiều diễn tả tâm trạng chán ngán của mình.
Câu 7: “Nước kia dội đá có mùi gì đâu” được hiểu như thế nào?
A. Nước dội vào đá mất hết mùi vị.
B. Tú Uyên là đá nên Giáng Kiều không nên khuyên nhủ.
C. Lời khuyên của Giáng Kiều không có tác dụng đối với Tú Uyên.
D. Lời nói của Giáng Kiều lạnh lẽo vô tình.
Câu 8: Hai dòng thơ sau gợi tả cảnh tượng nào trong gia đình Tú Uyên
Ma men quanh quẩn bên mình
Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
A. Cảnh nồng nàn với rượu đàn, hương.
B. Người chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình nhạt phai.
C. Mải rượu nên không thiết gì đàn, hương.
D. Say men rượu lười đánh đàn.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Tâm trạng của Giáng Kiều được miêu tả như thế nào? Được xây dựng bằng nguồn cảm hứng nào?(1đ)
Câu 10. Em có đồng ý với cách ứng xử của Tú Uyên không? Vì sao? (0.5đ)
II. VIẾT (4 điểm)
Câu 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)
Dây đồng đứt hẳn làm đôi Cánh bèo theo ngọn nước trôi cũng rầu! Nàng càng tầm tả tuôn châu Ngán nhân tình khéo ra màu thắm phai (Bích câu kì ngộ - Vũ Quốc Trân) | Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi Phận sao phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng (Truyện Kiều – Nguyễn Du) |
a. Xác định nét tương đồng về hình thức và nội dung của 2 đoạn thơ trên
b. Phân tích đôi nét sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh thơ để diễn tả tâm trạng trong 2 đoạn thơ trên
Câu 2: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về giá trị nhân đạo trong một số trích đoạn/ tác phẩm (2 tác phẩm trở lên) truyện thơ mà em yêu thích
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án đề 4
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) | Câu 2 (0.5đ) | Câu 3 (0.5đ) | Câu 4 (0.5đ) | Câu 5 (0.5đ) | Câu 6 (0.5đ) | Câu 7 (0.5đ) | Câu 8 (0.5đ) |
B | 1-C, 2-a, 3-b | D | A | B | B | C | B |
Câu 1 (0.5 điểm)
Câu 1: Văn bản trên là truyện thơ vì: A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng thơ (lục bát). C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ 3. D. Có nhiều nhân vật đối thoại và được kể bằng thơ lục bát |
Phương pháp:
Nhớ lại dấu hiệu nhận biết văn bản truyện thơ
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên là văn bản truyện thơ vì có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng thơ (lục bát).
→ Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm)
Câu 2: Thủ các từ sau vào vị trí phần ngoặc kép cho hợp lí. Tú Uyên rơi vào (vị trí 1), Giáng Kiều khuyến nhủ, van lơn không được. Có khi đang say, Tú Uyên (vị trí 2), nàng buồn rầu chỉ biết khóc lóc, nhận lỗi về mình. Quá buồn thảm vì (vị trí 3), Giáng Kiều đành nói lời từ biệt với Tú Uyên. A. Còn đánh B. Tình nhạt phai C. Cảnh rượu chè D. Chỉ biết khóc lóc |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn truyện thơ và đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè, Giáng Kiều khuyến nhủ, van lơn không được. Có khi đang say, Tú Uyên chỉ biết khóc lóc, nàng buồn rầu chỉ biết khóc lóc, nhận lỗi về mình. Quá buồn thảm vì tình nhạt phai, Giáng Kiều đành nói lời từ biệt với Tú Uyên.
→ Đáp án: 1C, 2A, 3B
Câu 3 (0.5 điểm)
Câu 3: Văn bản trên được thuật kể bằng lời của: A. Tú Uyên B. Giáng Kiều C. Người nhà D. Người kể chuyện |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản truyện thơ trên
Lời giải chi tiết:
Văn bản được thuật kể bằng lời của người kể chuyện
→ Đáp án: D
Câu 4 (0.5 điểm)
Câu 4: Dòng nào nói đúng về các nhân vật trong văn bản đọc. A. Tú Uyên, Giáng Kiều. B. Tú Uyên, Giáng Kiều, thầy bói. C. Giáng Kiều, người bán tranh. D. Tú Uyên, người bán tranh. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản đọc
Lời giải chi tiết:
Các nhân vật trong văn bản: Tú Uyên, Giáng Kiều
→ Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Câu 5: Dòng nào nói lên cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc? A. Mỉa mai, châm biếm B. Trân trọng, thương cảm C. Thương cảm, phê phán D. Khinh bỉ, đau xót |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản tóm tắt ở trên và văn bản đọc
Chú ý những chi tiết nói lên cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc: bày tỏ tấm lòng trân trọng, thương cảm đối với số phận nàng Giáng Kiều
→ Đáp án: B
Câu 6 (0.5 điểm)
Câu 6: Đoạn sau là lời của ai, nói với ai về điều gì? Ngán thay khuyên nhủ đến lời Nước kia dội đá có mùi gì đâu A. Lời của Giáng Kiều, khuyên Tú Uyên đừng uống rượu. B. Lời của người kể chuyện: nói về tâm trạng của Giáng Kiều. C. Lời của Tú Uyên: ngán lời Giáng Kiều. D. Lời của Giáng Kiều diễn tả tâm trạng chán ngán của mình. |
Phương pháp:
Đọc kĩ 2 câu thơ
Chú ý những từ ngữ: “khuyên nhủ”, “nước”, “đá”
Lời giải chi tiết:
Đoạn trên là lời của người kể chuyện: nói về tâm trạng của Giáng Kiều.
→ Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm)
Câu 7: “Nước kia dội đá có mùi gì đâu” được hiểu như thế nào? A. Nước dội vào đá mất hết mùi vị. B. Tú Uyên là đá nên Giáng Kiều không nên khuyên nhủ. C. Lời khuyên của Giáng Kiều không có tác dụng đối với Tú Uyên. D. Lời nói của Giáng Kiều lạnh lẽo vô tình. |
Phương pháp:
Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
“Nước kia dội đá có mùi gì đâu”: Lời khuyên của Giáng Kiều không có tác dụng đối với Tú Uyên. (liên tưởng đến câu thành ngữ Trơ như đá)
→ Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm)
Câu 8: Hai dòng thơ sau gợi tả cảnh tượng nào trong gia đình Tú Uyên Ma men quanh quẩn bên mình Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương A. Cảnh nồng nàn với rượu đàn, hương. B. Người chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình nhạt phai. C. Mải rượu nên không thiết gì đàn, hương. D. Say men rượu lười đánh đàn. |
Phương pháp:
Đọc kĩ hai dòng thơ
Lời giải chi tiết:
Ma men quanh quẩn bên mình
Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
Tú Uyên đang chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình vợ chồng nhạt phai.
→ Đáp án B
Câu 9 (1.0 điểm)
Câu 9. Tâm trạng của Giáng Kiều được miêu tả như thế nào? Được xây dựng bằng nguồn cảm hứng nào?(1đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Tâm trạng của Giáng Kiều được miêu tả qua nhiều cung bậc:
- Khuyên nhủ, van lơn, hy vọng
- Đau khổ, khóc lóc, thất vọng
- Chán chường, bất lực, từ bỏ
Được xây dựng bằng nguồn cảm hứng: xót thương, cảm thông sâu sắc
Câu 10 (1.0 điểm)
Câu 10. Em có đồng ý với cách ứng xử của Tú Uyên không? Vì sao? (0.5đ) |
Phương pháp:
Dựa vào quan niệm của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Hs tự trả lời
- Gợi ý: Căn cứ vào việc làm, lời nói của Tú Uyên; nỗi đau Tú Uyên gây ra cho Giáng Kiều… để đánh giá con người Tú Uyên (xây dựng bởi cảm hứng phê phán)
PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)
Dây đồng đứt hẳn làm đôi Cánh bèo theo ngọn nước trôi cũng rầu! Nàng càng tầm tả tuôn châu Ngán nhân tình khéo ra màu thắm phai (Bích câu kì ngộ - Vũ Quốc Trân) | Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi Phận sao phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng (Truyện Kiều – Nguyễn Du) |
a. Xác định nét tương đồng về hình thức và nội dung của 2 đoạn thơ trên
Phương pháp giải
Đọc kĩ 2 đoạn thơ
Chú ý các dấu hiệu về hình thức và nội dung của 2 đoạn thơ
Lời giải chi tiết
- Điểm tương đồng
+ Truyện thơ – thơ lục bát; dùng hình ảnh dòng nước diễn tả nỗi buồn
+ Nội dung: miêu tả tâm trạng đau đớn của người phụ nữ khi tình yêu tan vỡ
b. Phân tích đôi nét sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh thơ để diễn tả tâm trạng trong 2 đoạn thơ trên
Phương pháp giải
Đọc kĩ 2 đoạn thơ
Chú ý các nét sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh thơ
Lời giải chi tiết
- Truyện Kiều: Dùng câu hỏi tu từ: phận sao phận bạc như vôi? Không nói tới lệ, tiếng khóc mà đoạn thơ chứa chan lệ… Khán giả cùng quặn đau, cùng Kiều từ biệt tình yêu của đời mình
- Bích Câu kì ngộ: Dùng từ chia lìa, nước mắt gợi tâm trạng chán nản buồn rầu, thất vọng, chấp nhận từ bỏ tình yêu của Giáng Kiều
Câu 2: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về giá trị nhân đạo trong một số trích đoạn/ tác phẩm (2 tác phẩm trở lên) truyện thơ mà em yêu thích
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Suy nghĩ của em về giá trị nhân đạo trong một số tác phẩm truyện thơ | ||
Phần chính | Điểm | Nội dung cụ thể |
Mở bài | 0,25 | - Nêu, giới thiệu luận đề: Giá trị nhân đạo trong truyện thơ - Giới thiệu một số trích đoạn/ tác phẩm truyện thơ |
2 | - Làm rõ cách hiểu về giá trị nhân đạo: yêu thương, đồng cảm bênh vực, thấu hiểu nỗi đau của người bất hạnh - Biểu hiện của lòng nhân đạo + Miêu tả cảnh ngộ đau khổ của con người bất hạnh bằng thái độ cảm thông sâu sắc (lí lẽ + dẫn chứng) + Lên án thế lực chà đạp, cướp đoạt, đẩy con người vào cảnh ngộ bất hạnh (lí lẽ + dẫn chứng) + Trân trọng phẩm chất cao đẹp quý giá ở con người bất hạnh (lí lẽ + dẫn chứng) - Đánh giá thái độ của tác giả đối với con người bất hạnh; tác động của tác phẩm tới độc giả | |
0,5 | - Thái độ của bản thân trước những số phận bất hạnh - Nhận thức và hành động của bản thân | |
0,25 | - Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận) - Thể hiện rõ quan điểm cá nhân (đồng tình/ phản bác) - Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến |
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]