Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (benzoic acid), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Nhiệt độ sôi (°C) | 100,5 | 118,2 | 249,0 | 141,0 |
- A T là C6H5COOH.
- B X là C2H5COOH.
- C Y là CH3COOH.
- D Z là HCOOH.
Đáp án : C
Dựa vào bảng giá trị nhiệt độ sôi của các chất
Z có nhiệt độ sôi cao nhất => Z là C6H5COOH
T có nhiệt độ sôi cao thứ hai => T là C2H5COOH
Y là CH3COOH và X là HCOOH
Đáp án C
Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
- A Cu, NaOH, NaCl
- B Zn, CuO, NaCl
- C Zn, CuO, HCl
- D Zn, NaOH, CaCO3
Đáp án : D
Acetic acid tác dụng với kim loại, oxide base, dung dịch base, muối, alcohol.
Dung dịch acetic acid tác dụng với Zn, NaOH, CaCO3.
Đáp án D
Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
- A HCHO và CH3COOH.
- B C3H5(OH)3 và HCHO.
- C C3H5(OH)3 và CH3COOH.
- D C2H4(OH)2 và CH3COCH3.
Đáp án : C
Các chất poly alcohol, carboxylic acid có thể hòa tan Cu(OH)2
C3H5(OH)3 và CH3COOH
Đáp án C
Có 4 chất X, Y, Z, T có công thức phân tử dạng C2H2On (n ≥ 0)
- X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3.
- Z, T tác dụng được với NaOH.
- X tác dụng được với nước.
Giá trị n của X, Y, Z, T lần lượt là :
- A 3, 4, 0, 2.
- B 4, 0, 3, 2.
- C 0, 2, 3, 4.
- D 2, 0, 3, 4.
Đáp án : C
Dựa vào các tính chất hóa học của X, Y, Z, T
X, Y, Z đều tác dụng được với AgNO3/NH3 => X, Y, Z có chứa – CHO hoặc là alk – 1 – yne
Z, T tác dụng với NaOH => Z, T có chứa nhóm – COOH
X tác dụng được với nước => X là alk – 1 –yne
=> X: C2H2; Y: (CHO)2; Z: HOC – COOH; T: (COOH)2
Đáp án C
Hợp chất X có công thức cấu tạo: (CH3)2CHCH2COOH. Tên của X là
- A 2 – methylpropanoic acid.
- B 2 – methylbutanoic acid.
- C 3 – methylbutanoic acid.
- D 3 – methylbutan – 1 – oic acid.
Đáp án : C
Dựa vào cách gọi tên của carboxylic acid
(CH3)2CHCH2COOH: 3 – methylbutanoic acid
Đáp án C
Thực hiện phản ứng khử hợp chất (X) bằng hydrogen có xúc tác thích hợp, thu được 2-methylpropan-1-ol (isobutyl alcohol). Công thức của (X) là
- A CH3-CH2-CHO.
- B CH2 = CH-CH2-CH2OH.
- C CH3- CH=C(CH3)-CHO.
- D CH2=C(CH3)-CHO.
Đáp án : D
Dựa vào sản phẩm khử của X
Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3?
- A Acetaldehyde, but-1-yne, ethylene
- B Acetaldehyde, acetylene, but-2-yne
- C Formaldehyde, vinylacetylene, propyne
- D Formaldehyde, acetylene, ethylene
Đáp án : C
Các chất có nhóm chức – CHO hoặc alk – 1 – yne có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3
Formaldehyde (HCHO), vinylacetylene (\(C{H_2} = CH - C \equiv CH\)) propyne (\(C{H_3} - C \equiv CH\))
Đáp án C
Cho 11 gam hỗn hợp gồm hai alcohol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na, thu được 3,7185 lít H2 (ở đkc). Công thức cấu tạo thu gọn của hai alcohol trên lần lượt là:
- A CH3OH và CH3CH2OH.
- B CH3CH2OH và (CH3)2CHOH.
- C CH2=CH-CH2OH và CH2=CH-CH2-CH2OH.
- D (CH3)2CHOH và (CH3)2CHCH2OH.
Đáp án : A
Dựa vào số mol của H2 để xác định alcohol.
n H2 = 3,7185 : 24,79 = 0,15 mol
n X = 2 n H2 = 0,15.2 = 0,3 mol
=> \({\bar M_X} = \frac{{11}}{{0,3}} = 36,67\)=> Công thức của hai alcohol là: CH3OH và CH3CH2OH
Đáp án A
Xăng E5 RON 92 chứa hàm lượng ethanol là bao nhiêu?
- A 92%.
- B 9%.
- C 10%.
- D 5%.
Đáp án : D
Xăng E5 RON 92 chứa 5% ethanol.
Đáp án D
Naphthalene là một hydrocarbon thơm hai vòng có công thức phân tử C10H8. Có thể có bao nhiêu đồng phân khác nhau của monochloro naphthalene khi thay thế một nguyên tử hydrogen bất kỳ bằng nguyên tử chlorine?
- A 3
- B 2
- C 5
- D 4
Đáp án : B
Đáp án B
Terephthalic acid (p-HOOCC6H4COOH) là nguyên liệu để sản xuất poly(ethylene terephthalate) (PET, một loại polymer quan trọng được sử dụng làm sợi dệt và chai nhựa,…) Hãy cho biết terephthalic acid được điều chế từ chất nào sau đây:
- A
- B
- C
- D
Đáp án : D
Dựa vào cách xác định vị trí o, m, p
p – HOOCC6H4COOH.
Đáp án D
Cho 6,195 lít (đkc) hỗn hợp X gồm 2 hydrocarbon mạch hở đi thật chậm qua dung dịch Br2 dư. Sau phản ứng thấy có 24g Br2 tham gia phản ứng, khối lượng bình bromine tăng 6,3 gam và có 2,479 lít (đkc) khí thoát ra khỏi bình. Biết tỉ khối của X so với H2 là 18,6. Hai hydrocarbon trong X là:
- A CH4 và C3H6
- B C2H6 và C4H8
- C C3H6 và C2H6
- D C2H4 và C3H8.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của hydrocarbon không no
n hỗn hợp X = 6,195 : 24,79 = 0,25 mol
M X = 18,6 . 2 = 37,2
Hỗn hợp X khi phản ứng với dung dịch Br2 có khí thoát ra => Khí thoát ra thuộc dãy alkane
Gọi công thức tổng quán của alkane là Y
=> n alkane = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol
=> n hydrocarbon không no = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol
n Br2 = 24 : 160 = 0,15 mol
Khối lượng bình bromine tăng 6,3g = Khối lượng hydrocarbon đã phản ứng.
=> M hydrcarbon không no = 6,3 : 0,15 = 42 => CTPT: C3H6
\({\bar M_X} = \frac{{0,1.{M_Y} + 0,15.42}}{{0,25}} = 37,2\)=> MY = 16 => Y là CH4
Tiến hành phản ứng tráng bạc aldehyde acetic với thuốc thử Tollens, người ta tiến hành các bước sau đây:
Bước 1: Rửa sạch các ống nghiệm, bằng cách nhỏ vào mấy giọt kiềm NaOH, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng lại ống nghiệm bằng nước cất.
Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm trên 2 giọt dung dịch AgNO3 và 1 giọt dung dịch NH3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH3 đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 2 giọt dung dịch CH3CHO.
Bước 4: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong cốc nước nóng) vài phút ở 60 – 70oC
(a) Sau bước 4 quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(b)Vanillin tan tốt trong nước do có nhóm – OH tạo liên kết hydrogen với các phân tử nước.
(c) Sản phẩm khi cho vanillin tác dụng với dung dịch NaOH là:
(d) Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hidroxit bị hòa tan do tạo thành phức bạc [Ag(NH3)2]OH.
(a) Sau bước 4 quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(b)Vanillin tan tốt trong nước do có nhóm – OH tạo liên kết hydrogen với các phân tử nước.
(c) Sản phẩm khi cho vanillin tác dụng với dung dịch NaOH là:
(d) Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hidroxit bị hòa tan do tạo thành phức bạc [Ag(NH3)2]OH.
(a) đúng, vì aldehyde acetic có phản ứng tráng bạc
(b) sai, aldehyde acetic là chất khử
(c) đúng
(d) đúng
(a) Công thức phân tử của vanillin: C7H6O2
(b)Vanillin tan tốt trong nước do có nhóm – OH tạo liên kết hydrogen với các phân tử nước.
(c) Sản phẩm khi cho vanillin tác dụng với dung dịch NaOH là:
(d) Mẫu vanillin đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm cần có trên 99% về khối lượng là vanillin. Để định lượng một mẫu vanillin, người ta làm như sau: Hòa tan 0,120 gam mẫu trong 20 mL ethanol 96% và thêm 60 mL nước cất, thu được dung dịch X. Biết X phản ứng vừa đủ với 7,82 mL dung dịch NaOH nồng độ 0,1M và tạp chất trong mẫu không phản ứng với NaOH. Mẫu vanillin trên đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm.
(a) Công thức phân tử của vanillin: C7H6O2
(b)Vanillin tan tốt trong nước do có nhóm – OH tạo liên kết hydrogen với các phân tử nước.
(c) Sản phẩm khi cho vanillin tác dụng với dung dịch NaOH là:
(d) Mẫu vanillin đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm cần có trên 99% về khối lượng là vanillin. Để định lượng một mẫu vanillin, người ta làm như sau: Hòa tan 0,120 gam mẫu trong 20 mL ethanol 96% và thêm 60 mL nước cất, thu được dung dịch X. Biết X phản ứng vừa đủ với 7,82 mL dung dịch NaOH nồng độ 0,1M và tạp chất trong mẫu không phản ứng với NaOH. Mẫu vanillin trên đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm.
(a) sai, công thức phân tử vanillin: C8H8O3
(b) sai, vanillin chỉ tan tốt trong nước ấm vì nhóm –OH phenol khó tan trong nước lạnh.
(c) sai, sản phẩm là
(d) đúng, Số mol NaOH là: \(\frac{{7,82.0,1}}{{1000}} = 7,{82.10^{ - 4}}\,mol.\)
HOC6H3(OCH3)(CHO) + NaOH --> NaOC6H3(OCH3)(CHO) + H2O
Số mol vanillin C8H8O3 bằng số mol NaOH và bằng 7,82.10-4 mol.
Phần trăm khối lượng vanillin trong mẫu trên là: \(\frac{{7,{{82.10}^{ - 4}}.152}}{{0,12}}.100\% = 99,05\% .\)
Mẫu vanillin trên đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm.
Có ba ống nghiệm chứa các dung dịch trong suốt: ống (1) chứa ethyl alcohol, ống (2) chứa acetic acid và ống (3) chứa acetaldehyde. Nếu cho Cu(OH)2/OH- lần lượt vào các dung dịch trên và đun nóng thì:
(a) Cả ba ống đều có phản ứng
(b) Ống (1) và ống (3) có phản ứng, còn ống (2) thì không
(c) Ống (2) và ống (3) có phản ứng, còn ống (1) thì không.
(d) Ống (1) có phản ứng, còn ống (2) và ống (3) thì không.
(a) Cả ba ống đều có phản ứng
(b) Ống (1) và ống (3) có phản ứng, còn ống (2) thì không
(c) Ống (2) và ống (3) có phản ứng, còn ống (1) thì không.
(d) Ống (1) có phản ứng, còn ống (2) và ống (3) thì không.
(a) sai, vì ống (1) không có phản ứng
(b) sai, vì ống (1) không có phản ứng
(c) đúng
(d) sai
Cho các phát biểu sau:
(a) Alkane không tan trong acid H2SO4 loãng
(b) Alkane tan tốt trong dung dịch KMnO4
(c) Alkane tan tốt trong dung dịch NaOH đặc
(d) Alkane tan tốt trong benzen
(a) Alkane không tan trong acid H2SO4 loãng
(b) Alkane tan tốt trong dung dịch KMnO4
(c) Alkane tan tốt trong dung dịch NaOH đặc
(d) Alkane tan tốt trong benzen
(a) đúng
(b) sai, alkane không tan trong dung dịch KMnO4
(c) sai, alkane không tan trong NaOH đặc
(d) đúng
Lên men 45 gam glucose để điều chế ethyl alcohol, hiệu suất phản ứng 80% thu được V lít khí CO2 (đktc). Tính giá trị của V?
n glucose = \(\frac{{45}}{{180}} = 0,25mol\)=> n CO2 = 0,25.2 = 0,5 mol
Vì hiệu suất phản ứng 80% => VCO2 = 0,5.80%.24,79 = 9,904 L
Picric acid (2,4,6 - trinitrophenol) trước đây được sử dụng làm thuốc nổ. Để tổng hợp picric acid, người ta cho 14,1 g phenol phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc/H2SO4 đặc, dư. Tính khối lượng picric acid thu được, biết hiệu suất phản ứng là 60%.
Số mol phenol: \({n_{phenol}} = \frac{{14,1}}{{94}} = 0,15{\rm{ (mol)}}\)
Số mol picric acid tạo thành: \({\rm{n}}{}_{picric{\rm{ acid}}} = 0,15.\frac{{60}}{{100}} = 0,09{\rm{ (mol)}}{\rm{.}}\)
Khối lượng picric acid thu được: \({{\rm{m}}_{picric{\rm{ acid}}}} = 0,09.229 = 20,61{\rm{ }}(g).\)
Bằng phương pháp hãy nhận biết các dung dịch sau: ethanol, formic aldehyde, acetic acid, acetone, glycerol. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
- Lấy một ít các dung dịch các chất cho vào từng ống nghiệm đánh số từ 1 đến 5.
- Cho từng mẩu quỳ tím vào các ống nghiệm. Ống nghiêm nào đổi màu sang hồng thì chứa CH3COOH.
- Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng nhẹ các ống nghiệm, ống nghiệm nào có một lớp bạc mỏng dưới đáy => ống nghiệm chứa formic aldehyde (HCHO)
- Cho từ từ các dung dịch trong 3 ống nghiệm còn lại vào các ống nghiệm chứa Cu(OH)2/OH-.
Ống nghiệm có hiện tượng kết tủa Cu(OH)2 tan dần tạo phức màu xanh làm => ống nghiệm chứa C3H5(OH)3
- Cho 2 ống nghiệm còn lại tác dụng với I2/OH-. Ống nghiệm nào tạo kết tủa vàng thì ống nghiệm đó chứa CH3COCH3.
ống nghiệm không có hiện tượng gì là C2H5OH.
PTHH: HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → 4Ag + 4NH4NO3 + (NH4)2CO3
CH3COCH3 + 3I2 + 4NaOH \( \to \)CH3COONa + 3NaI + CHI3 + 3H2O