Đề thi học kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

2024-09-14 14:27:06
I. Trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng
Câu 1 :

Cấu hình electron của nguyên tử S (Z=16) là:

  • A
    \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}\)   
  • B
    \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}\)
  • C
    \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^2}\)   
  • D
    \(1{s^2}2{s^2}2{p^5}3{s^2}3{p^4}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào Z = E = P =16. Từ đó viết cấu hình của sulfur

Lời giải chi tiết :

Z=16 🡪 cấu hình e nguyên tử S là \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}\)

Đáp án A

Câu 2 :

Sulfuric acid là chất lỏng không bay hơi là do:

  • A
    Các phân tử sulfuric acid tạo liên kết hydrogen với nhau.
  • B
    Các phân tử sulfuric acid tạo liên kết hydrogen với các phân tử nước.
  • C
    Các phân tử sulfuric acid tạo tương tác Van der Waals mạnh.
  • D
    Các phân tử sulfuric acid tan vô hạn trong nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của sulfuric acid

Lời giải chi tiết :

Cấu tạo của H2SO4:

=> Là chất lỏng không bay hơi

Đáp án A

Câu 3 :

Phản ứng nào sau đây sulfur thể hiện tính oxi hóa

  • A
      
  • B
  • C
       
  • D

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sulfur thể hiện tính oxi hóa khi nhận thêm electron

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 4 :

Trộn 3,2 gam bột sulfur và 2,8 gam bột iron, đun nóng để phản ứng xảy ra. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối? (Cho biết S=32; Fe=56)

  • A
    4,4 gam
  • B
    6,6 gam  
  • C
    8,8 gam
  • D
    6,0 gam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: mol Fe=0,05 mol; mol S=0,1 mol → Fe hết → mol FeS= mol Fe=0,05 mol

=> Khối lượng muối = mFeS = 0,05.88= 4,4 (gam)

Đáp án A

Câu 5 :

Sulfur dioxide là tác nhân gây ô nhiễm không khí. Nó được sinh ra từ nguồn tự nhiên và nhân tạo. Nguồn nào sau đây không sinh ra sulfur dioxide?

  • A
    Đốt cháy rơm rạ
  • B
    Núi lửa phun chào
  • C
    Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch có chứa S (than đá, dầu mỏ)
  • D
    Đốt quặng sulfuric trong luyện kim.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi đốt cháy rơm rạ chủ yếu sinh ra CO, CO2

Đáp án A

Câu 6 :

Hợp chất hữu cơ là gì?

  • A
    Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon ( bao gồm một số hợp chất như carbon monoxide, carbon dioxide, muối carbonate, cyanide, carbide,…).
  • B
    Hợp chất hữu cơ thường là hợp chất của carbon với các nguyên tố phi kim khác như oxygen, hydrogen, nitrogen,…
  • C
    Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ một số hợp chất như carbon monoxide, carbon dioxide, muối carbonate, cyanide, carbide,…).
  • D
    Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon với các nguyên tố kim loại.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 7 :

Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1) thường chứa nguyên tố C.

2) có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3) liên kết chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

4) liên kết chủ yếu là liên kết ion.

5) khó bay hơi, khó cháy.

6) phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

7) nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.

Những  phát biểu đúng về đặc điểm của hợp chất hữu cơ là

  • A
    4, 5, 6, 7
  • B
    2, 3,7.                        
  • C
    1,2, 3, 6.                    
  • D
    1,2,3,7.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

(1), (2), (3), (7)

Đáp án D

Câu 8 :

Hình ảnh phổ IR của các chất cần xác định công thức cấu tạo được đánh kí hiệu I, II ở hình dưới đây và bảng “Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức cơ bản”

Biết rằng hai chất trên có công thức phân tử C2H6O và C3H6O. Công thức cấu tạo đúng lần lượt của các chất I, II là:

  • A
    CH3-O-CH3, CH2=CH-CH2-OH.
  • B
    CH3-CO-CH3, CH3-O-CH3.
  • C
    CH3-CH2-CHO, CH3-O-CH3.
  • D
    CH3-CH2-CHO, CH3-CH2-OH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phổ IR của 2 chất

Lời giải chi tiết :

Phổ IR (I) có tín hiệu vùng 2710 cm-1 là tín hiệu đặc trưng trong vùng tín hiệu của nhóm CHO

Phổ IR (II) có tín hiệu vùng 3391 cm-1 là tín hiệu đặc trưng trong vùng tín hiệu của nhóm – OH

Đáp án D

Câu 9 :

Từ xa xưa người ta đã biết cách thu muối ăn từ nước biển bằng cách dẫn nước biển vào khu vực là những khoảnh đất thấp và phẳng được chuẩn bị sẵn gọi là ruộng muối, sử dụng sức nóng của mặt trời để làm nước bay hơi thu được muối rắn. Phương pháp này được gọi là

  • A
    lôi cuốn hơi nước.
  • B
    chiết.
  • C
    kết tinh.
  • D
    lắng đọng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc của các phương pháp tinh chế và tách biệt hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Dựa vào độ tan khác nhau của muối ăn và nước biển trong các dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ. Người ta sử dụng phương pháp kết tinh để tách muối khỏi nước biển

Đáp án C

Câu 10 :

Công thức cấu tạo (thu gọn) có thể có của các chất được đánh kí hiệu A, B, C có phổ khối lượng (MS) có peak ion phân tử [M+] được thể hiện trong hình dưới đây

Công thức A, B, C lần lượt là:

  • A
    CH3-CH2-OH; CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3.
  • B
    CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3; CH3-CH2-OH.
  • C
    CH3-CH(CH3)-CH3; CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-OH.
  • D
    CH3-CH(CH3)-CH3; CH3-CH2-OH; CH3-CH2-CH2-CH3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phổ MS của các hợp chất

Lời giải chi tiết :

Phổ MS của A có giá trị m/z lớn nhất là 46 => công thức của A là Câu hỏi 3 – Câu hỏi 2 – OH

Phổ MS của B có giá trị m/z lớn nhất là 58 => công thức của B là Câu hỏi 3 – Câu hỏi 2 – Câu hỏi 2 – Câu hỏi 3

Phổ MS của B có giá trị m/z lớn nhất là 58 => công thức của C là: Câu hỏi 3 – CH(Câu hỏi 3) – Câu hỏi 3

Đáp án A

Câu 11 :

Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau?

  • A
    (I), (II).                  
  • B
    (I), (III).                  
  • C
    (II), (III).                       
  • D
    (I), (II), (III).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

(II), (III) có đồng phân hình học

Đáp án C

Câu 12 :

Cho 3 hợp chất hữu cơ X, Y, Z cùng thuộc một dãy đồng đẳng (MXYZ). Biết tổng khối lượng phân tử của X, Y và Z là 168 amu, phân tử khối của Y là trung bình cộng phân tử khối của X và Z, số nguyên tử hydrogen trong Z nhiều hơn X là 8. Gọi phân tử khối của X, Y, Z lần lượt là a, b, c (amu). Vậy giá trị của a, b, c lần lượt là:

  • A
    28; 56; 84.          
  • B
    28; 42; 98.     
  • C
    26; 54; 82.          
  • D
    30; 58; 80.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lập hệ phương trình theo dữ kiện đề bài cho

Lời giải chi tiết :

Tổng khối lượng phân tử X, Y, Z là 168 => a + b + c = 168 (amu)

Phân tử khối của Y = trung bình cộng phân tử khối của X và Z => b = (a+c):2

Vì số nguyên tử H trong Z nhiều hơn X => a = c + 8

Giải hệ phương trình

a = 28; b= 56; c= 84

Đáp án A

Câu 13 :

Mô hình thí nghiệm dưới đây là mô hình tách biệt chất bằng phương pháp nào?

  • A
    Chưng cất.
  • B
    Chiết.
  • C
    Kết tinh.  
  • D
    Sắc kí.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hình ảnh của phương pháp tinh chế và tách biệt hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Trong hình ảnh có sử dụng ống sinh hàn, nhiệt kế, thiết bị đun là các dụng cụ của phương pháp chưng cất

Đáp án A

Câu 14 :

Cho các bước tiến hành thí nghiệm kết tinh làm sạch một chất như sau

Thứ tự tiến hành thí nghiệm đúng là

  • A
    1 – 2 – 3- 4
  • B
    3 – 2 – 1 – 4
  • C
    3 – 4 – 1 – 2
  • D
    3 – 1 – 2 – 4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thí nghiệm của phương pháp kết tinh

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 15 :

Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có: mC : mH : mO = 2,24: 0,357: 2. Công thức đơn giản nhất của X là:

  • A
    C6H12O4      
  • B
    CH3O
  • C
    C3H6O2      
  • D
    C3H6O

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT X là: CxHyOz

\({\rm{x}}:{\rm{y}}:{\rm{z}} = \frac{{{m_{\rm{C}}}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{2,24}}{{12}}:\frac{{0,357}}{1}:\frac{2}{{16}} = 0,187:0,375:0,125 = 3:6:2\)

⇒ CTĐG: C3H6O2

Đáp án C

Câu 16 :

: Hai hợp chất A và B cùng có công thức thực nghiệm là CH2O. Phổ MS cho thấy A và B có các tín hiệu sau:

Chất A

Chất B

m/z

Cường độ tương đối (%)

m/z

Cường độ tương đối (%)

29

19

31

100

31

100

59

50

60

39

90

16

Xác định công thức phân tử của A và B biết mảnh [M+] có giá trị m/z lớn nhất.

  • A

    C2H4 và C3H6

  • B

    CH2O và C2H4.

  • C

    CH2O và C3H6O3.

  • D

    C2H4O2 và C3H6O3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xác định công thức phân tử của A:

Công thức đơn giản nhất: CH2O.

Phân tử khối của A là 60 vì giá trị m/z của peak [M+] bằng 60.

⇒ 60 = (12 + 1.2 + 16).n = 30.n ⇒ n = 2

Công thức phân tử của A là C2H4O2.

Xác định công thức phân tử của B:

Công thức đơn giản nhất: CH2O.

Phân tử khối của B là 90 vì giá trị m/z của peak [M+] bằng 90.

⇒ 90 = (12 + 1.2+ 16).n = 30.n ⇒ n = 3

Công thức phân tử của B là C3H6O3.

Đáp án D

Câu 17 :

Có bao nhiêu chất thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon trong dãy sau : (1) CH2=CH-CH=CH2; (2) C6H5OH; (3) H2N-CH(CH3)-COOH; (4) C2H5-O-C2H5 ; (5) CH3NH2; (6) C6H5-CH=CH2 ?
                         

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dẫn xuất hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố khác ngoài C và H

Lời giải chi tiết :

(2), (3), (4), (5) là những dẫn xuất hydrocarbon

Đáp án A

Câu 18 :

Công thức phân tử của chất Y có công thức cấu tạo dạng khung phân tử như sau là :

  • A

    C8H12O2

  • B

    C8H10O2         

  • C

    C9H9O2           

  • D

    C9H10O2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khung phân tử của Y

Lời giải chi tiết :

C9H9O2

Câu 19 :

Hợp chất sau chứa nhóm chứa nào:

  • A

    Alcohol          

  • B

    Aldehyde

  • C

    Ketone

  • D

    Carboxylic acid

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong cấu tạo hợp chất hữu cơ có chứa C=O là nhóm chức ketone

Đáp án C

Câu 20 :

Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X?

  • A

    C3H5O2.

  • B

    C6H10O4.

  • C

    C3H10O2.

  • D

    C12H20O8.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ tối giản của các nguyên tử nguyên tố trong hợp chất

Lời giải chi tiết :

C6H10O4 có tỉ lệ tối giản là 3:5:2

Đáp án A

II. Tự luận
Câu 1 :

(2 điểm)

(a) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với các chất NaHCO3, Cu, Fe2O3, Cu(OH)2, CaCO3.

(b) Trình bày phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch: HNO3, NaNO3, HCl.

Lời giải chi tiết :

(a)  (1) NaHCO3  +  HNO3 → NaNO3  +  CO2  +  H2O

      (2) 3Cu        +     8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO  +  4H2O

      (3) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

      (4) Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

     (5) CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

(b) Sử dụng lần lượt hai thuốc thử là quỳ tím và dung dịch silver nitrate như sau:

HNO3

NaNO3

HCl

Quỳ tím

Chuyển sang màu đỏ

Không

Chuyển sang màu đỏ

AgNO3

Không

Kết tủa trắng

Câu 2 :

(2 điểm): Benzene thương mại (ts = 80,1 oC) thu được từ quá trình chưng cất nhựa than đá chứa 3 – 5% thuophene (ts = 84,2 oC). Thiophene được loại khỏi benzene bằng cách chiết với dung dịch sulfuric acid đậm đặc. Quá trình tinh chế này dựa trên cơ sở là phản ứng giữa sulfuric acid với thiophene xảy ra dễ dàng hơn nhiều so với benzene. Khi lắc benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc, chỉ thiophene phản ứng với sulfuric acid để tạo thành thiolphene – 2 – sulfonic acid tan trong sulfuric acid. Chiết lấy lớp benzene, rửa nhiều lần bằng nước rồi làm khô bằng CuSO4 khan và đem chưng cất thu lấy benzene tinh khiết.

(a) Benzene thương mại lẫn tạp chất gì? Vì sao không tiến hành chưng cất ngay benzene thương mại để thu lấy benzene tinh khiết?

(b) Vì sao sau khi xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc thì loại bỏ được tạp chất?

(c) Vì sao sau khi xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc lại phải rửa benzene nhiều lần với nước?

(d) Nước lẫn trong benzene được loại bỏ bằng cách nào? Dự đoán hiện tượng xảy ra và cho biết làm sao để biết nước đã không còn trong benzene sau khi được xử lí.

Lời giải chi tiết :

(a) Tạp chất có lẫn trong benzene thương mại là thiophene. Không chưng cất ngay benzene thương mại vì thiophene (ts = 84,2 oC) cũng bay hơi cùng benzene (ts = 80,1 oC) nên khó tách khỏi nhau.

(b) Xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc, tạp chất thiophene sẽ tạo thành thiophene-2-sulfonic acid tan trong sulfuric acid còn benzene không tan trong dung dịch sulfuric acid đậm đặc nên loại bỏ được thiophene bằng phương pháp chiết.

(c) Sau khi xử lí benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc phải rửa benzene nhiều lần với nước để loại bỏ lượng nhỏ sulfuric acid còn lẫn trong benzene.

(d) Nước lẫn trong benzene được loại bỏ bằng cách cho qua CuSO4 khan để hút nước. CuSO4 khan có màu trắng, khi hút nước tạo CuSO4.5H2O có màu xanh. Khi CuSO4 khan không còn chuyển sang màu xanh thì không còn nước trong benzene.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"