Cho các nhận định sau:
(a) Nguyên tắc chuẩn độ acid – base: sử dụng dung dịch acid hoặc dung dịch base đã biết chính xác nồng độ để xác định nồng độ dung dịch acid hoặc dung dịch base cần chuẩn độ.
(b) Thời điểm gây ra sự chuyển màu của chị thị acid – base là điểm tương đương.
(c) Có thể chọn bất kì chỉ thị acid – base nào quá trình chuẩn độ acid – base.
(d) Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong burette vào dung dịch đựng trong bình tam giác.
(đ) Trong quá trình chuẩn độ, giữ nguyên bình tam giác.
Số nhận định đúng là
- A 4.
- B 3.
- C 2.
- D 1.
Đáp án : C
Kiến thức về chuẩn độ acid – base.
(a) đúng.
(b) sai, vì thời điểm gây ra sự chuyển màu của chị thị acid – base là điểm dừng chuẩn độ.
(c) sai, vì phải chọn chỉ thị acid – base có điểm đổi màu gần với giá trị pH tại điểm tương đương nhất, tránh sai số trong quá trình chuẩn độ.
(d) đúng.
(đ) sai, vì phải lắc đều bình tam giác trong quá trình chuẩn độ.
⟹ Có 2 nhận định đúng.
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
- A Ba(OH)2.
- B H2SO4.
- C H2O.
- D Al2(SO4)3.
Đáp án : C
Dựa vào lý thuyết về sự điện li.
H2O là chất điện li yếu.
Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) ∆rH0298 < 0
Cho các biện pháp:
(a) tăng nhiệt độ.
(b) tăng áp suất chung của hệ phản ứng.
(c) dùng thêm chất xúc tác V2O5.
(d) giảm nồng độ SO3.
Có bao nhiêu biện pháp làm cân bằng chyển dịch theo chiều thuận?
- A 3.
- B 2.
- C 1.
- D 4.
Đáp án : D
Kiến thức về chuyển dịch cân bằng.
(a) đúng, vì phản ứng có ∆rH0298 < 0 phản ứng tỏa nhiệt.
(b) đúng, vì tổng số mol khí trước lớn hơn tổng số mol khí sau phản ứng.
(c) đúng, vì sử dụng xúc tác giúp thúc đẩy phản ứng thuận.
(d) đúng, vì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ SO3.
⟹ 4 biện pháp đúng.
Đâu là nhận định sai về hằng số cân bằng?
- A Hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào bản chất của phản ứng, nhiệt độ và áp suất.
- B KC có giá trị càng lớn thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế.
- C KC có giá trị càng nhỏ thì phản ứng thuận càng hạn chế.
- D KC tỉ lệ thuận với tích nồng độ chất sản phẩm với số mũ tương ứng.
Đáp án : A
Kiến thức về hằng số cân bằng.
A sai, vì . Hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào bản chất của phản ứng, nhiệt độ.
Hàm lượng cho phép của sulfur trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng sulfur trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa carbon dioxide, sulfur dioxide và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 mL dung dịch. Biết rằng tất cả sulfur dioxide đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 mL dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO4 5,00.10-3 mol/L thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,5 mL. Phần trăm khối lượng của sulfur trong nhiên liệu trên là
- A 0,25%.
- B 0,50%.
- C 0,20%.
- D 0,40%
Đáp án : A
Kiến thức về sulfur dioxide.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ⟶ K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
1,5625.10-4 ⟵ 6,25.10-5
⟹ Trong 500 mL dung dịch: nS(SO2) = 1,5625.10-4.50 = 7,8125.10-3 (mol)
⟹ %mS = 7,8125.10-3.32/100.100% = 0,25%
Tại một số quán bar ở một số quốc gia có bán bóng cười. Người ta bơm khí cười (laughing gas) vào một trái bóng bay và cung cấp cho khách nếu có yêu cầu. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng khí cười ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, hệ thần kinh và sẽ gây hậu quả xấu nếu lạm dụng có thể dẫn đến trầm cảm và gây thiệt mạng. Khí cười có công thức là
- A NO2.
- B CO.
- C NO.
- D N2O.
Đáp án : D
Công thức của khí cười là N2O.
Cho các phát biểu:
(a) Nitrogen là nguyên tố phổ biến thứ hai về thể tích trong khí quyển Trái Đất.
(b) Trong các phản ứng hóa học, ammonia thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.
(c) Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.
(d) Khí ammonia làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.
(đ) Dung dịch HNO3 thể hiện tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh.
Số phát biểu đúng là
- A 3.
- B 2.
- C 4.
- D 5.
Đáp án : A
Kiến thức về nitrogen và các hợp chất của nitrogen.
(a) sai, vì nitrogen là nguyên tố phổ biến nhất trong khí quyển trái đất.
(b) sai, vì ammonia thể hiện tính khử.
(c) đúng.
(d) đúng.
(đ) đúng.
⟹ Có 3 phương án đúng.
Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Tổng số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
- A 4.
- B 5.
- C 6.
- D 7
Đáp án : B
Cu, CuO, Mg, KOH, C tác dụng được với H2SO4 đặc nóng.
Dãy chất tác dụng với H2SO4 đặc, nguội là
- A CaCO3, Al, CuO.
- B S, Fe, KOH.
- C CaSO3, Au, NaOH.
- D Cu, MgO, Fe(OH)2.
Đáp án : D
Lý thuyết về tính chất hóa học của sulfuric acid.
Các chất không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội: Al, Fe, Cr.
Chất không tác dụng với H2SO4 ở mọi điều kiện: Au.
Sục khí SO2 vào dung dịch Ba(OH)2, phản ứng hoàn toàn. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau.
Giá trị của x là
- A 0,01.
- B 0,02.
- C 0,05.
- D 0,04.
Đáp án : A
Giải bài toán sực khí SO2 vào dung dịch kiềm, và phương pháp xử lí đồ thị.
Tại điểm cực đại: nBaSO3 max = 0,04.
Tại điểm: nSO2 = x (mol) tạo kết tủa
⟹ nBaSO3(1) = x (mol)
Tại điểm: nSO2 = 7x (mol) tạo kết tủa cực đại và kết tủa tan một phần
⟹ nBaSO3(2) = x (mol) và nBa(HSO3)2 = 0,4 - x (mol)
BTNT(S): 7x = x + 2.(0,4 – x)
⟹ x = 0,01 (mol)
Để giảm mưa acid cũng như các tác hại do mưa acid gây ra, các biên pháp có thể thực hiện là
(a) Tăng cường sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
(b) Xử lí nước thải trước khi đưa vào môi trường.
(c) Khử sulfur có trong nhiên liệu hóa thạch.
(d) Phát triển các nguồn năng lượng xanh.
(đ) Bón vôi vào đất bị acid hóa.
Số biện pháp đúng là
- A 4.
- B 2.
- C 3.
- D 5.
Đáp án : A
Lý thuyết về SO2 và các vấn đề về kinh tế, môi trường, xã hội.
(a) sai, vì trong nhiên liệu hóa thạch có lẫn tạp chất là sulfur, khi tăng cường sử dụng sẽ tăng phát thải khí SO2 ra môi trường.
(b) đúng.
(c) đúng.
(d) đúng.
(đ) đúng.
⟹ Có 4 biện pháp đúng.
Cho các phương pháp sau:
(a) Phương pháp kết tinh.
(b) Phương pháp chiết.
(c) Phương pháp chưng cất.
(d) Phương pháp lọc hút chân không.
(đ) Phương pháp sắc kí cột.
Có bao nhiêu phương pháp được sử dụng để tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ?
- A 3.
- B 4.
- C 5.
- D 2.
Đáp án : B
Lý thuyết về phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: (a), (b), (c), (đ).
Một hợp chất hữu cơ A có công thức thực nghiệm là CH2O. Bằng phổ MS, người ta xác định phân tử khối của A là 60. Bằng phổ IR, thấy có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3400 – 2500 cm-1 và tín hiệu ở 1715 cm-1. Công thức cấu tạo của A là.
- A CH2 = O.
- B CH3COOH.
- C HCOOCH3.
- D OHCH2CHO
Đáp án : B
Xác định công thức phân tử từ công thức thực nghiệm và phân tử khối.
Viết công thức cấu tạo dựa trên tín hiệu hấp phụ trong vùng 3400 – 2500 cm-1.
CTPT: (CH2O)n
M = 30n = 60 ⟹ n = 2
⟹ CTPT: C2H4O2.
A có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3400 – 2500 cm-1 , và tín hiệu ở 1715 cm-1⟹ Có nhóm -COOH
CTCT:
Hợp chất hữu cơ X được sử dụng phổ biến, có nhiều ứng dụng trong việc sát khuẩn, tạo ra nguồn nhiên liệu sạch như xăng sinh học. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen trong hợp chất hữu cơ X lần lượt là 52,17%; 13,04%; 34,79%. Công thức phân tử đơn giản nhất của X là
- A C2H6O.
- B C4H13O2.
- C C2H5O.
- D C2H4O.
Đáp án : A
C : H : O = \(\frac{{\% {\rm{C}}}}{{{\rm{12}}}}:\frac{{\% {\rm{H}}}}{{\rm{1}}}:\frac{{\% {\rm{O}}}}{{{\rm{16}}}}\)
Xác định CTPT dựa vào dữ liệu trong phổ khối lượng (MS).
C : H : O = \(\frac{{\% {\rm{C}}}}{{{\rm{12}}}}:\frac{{\% {\rm{H}}}}{{\rm{1}}}:\frac{{\% {\rm{O}}}}{{{\rm{16}}}} = \frac{{{\rm{52}},{\rm{17}}}}{{{\rm{12}}}}:\frac{{{\rm{13}},{\rm{04}}}}{{\rm{1}}}:\frac{{{\rm{34}},{\rm{79}}}}{{{\rm{16}}}} = 4,34:13,04:2,17 = 2:6:1\)
CTĐGN: C2H6O
Cho các phát biểu sau:
(a) Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
(b) Công thức đơn giản cho biết tỉ lệ tối giản số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.
(c) C4H8O2 có công thức đơn giản nhất là C2H4O.
(d) CH≡CH và CH2=CH-CH=CH2 hơn kém nhau một nhóm -CH2 nên là đồng đẳng của nhau.
(e) Hợp chất hữu cơ C3H8 có hai đồng phân cấu tạo, mạch hở.
Số phát biểu đúng là
- A 4.
- B 3.
- C 2.
- D 1.
Đáp án : B
Dựa vào lý thuyết về công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
a, b, c đúng.
(d) sai, vì do cấu tạo khác nhau ⟹ tính chất hóa học khác nhau nên hai hợp chất này không phải đồng đẳng của nhau.
(e) sai, vì chỉ có 1 cấu tạo mạch hở.
Safrol hay safrole là một chất lỏng dạng dầu không màu hay có màu vàng nhạt. Thông thường nó được chiết ra từ vỏ rễ hay quả các loại de vàng, re hương. Nó có hương vị đặc trưng, được sử dụng như một loại phụ gia trong thực phẩm.
Công thức phân tử cả safrol là
- A C9H10O2.
- B C10H10O2.
- C C10H16O2.
- D C10H14O2.
Đáp án : B
Xác định công thức phân tử từ công thức cấu tạo rút gọn.
Công thức phân tử cả safrol là C10H10O2.
Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon ?
- A CH2Cl2, CH2Br-CHBr, C2H4
- B CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3CH2OH.
- C CH2Br- CH2Br, CH2=CHBr, C6H6
- D Na2CO3, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr.
Đáp án : B
Dựa vào lý thuyết về phân loại hợp chất hữu cơ.
CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3CH2OH đều là dẫn xuất của hydrocarbon.
Chất X có công thức phân tử là C5H10O và có phổ hồng ngoại như sau:
Nhóm chức có trong phân tử X là
- A alcohol.
- B aldehyde.
- C acid.
- D amine.
Đáp án : B
Dựa vào lí thuyết về hợp chất hữu cơ.
Nhóm chức có trong phân tử X là aldehyde (-CHO) (có số sóng là 1700 cm-1).
Hợp chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với hydrogen bằng 28. Công thức phân tử của X là
- A C3H8.
- B C4H10.
- C C4H8.
- D C3H6.
Đáp án : C
Dựa vào lý thuyết về công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
MX = 28.2 = 56
⟹ Công thức phân tử của X là C4H8
Giải pháp nào dưới đây không giúp giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển?
- A Thay thế dần các nhiên liệu hoa thạch bằng nhiên liệu thân thiện môi trường như ethanol, hydrogen,…
- B Chuyển hoá sulfur dioxide thành các chất it gây ô nhiễm hơn bằng các hoá chất như vôi sống,vôi tôi…..
- C Dẫn khí thải của các nhà máy vào tháp hoặc bồn chứa các chất hấp phụ phù hợp trước khi thai khi ra môi trường.
- D Sử dụng nhiều hơn các nhiên liệu quen thuộc như than đá, dầu mỏ.
Đáp án : D
Kiến thức về sulfur dioxide.
A đúng.
B đúng.
C đúng.
D sai, vì than đá, dầu mỏ có lẫn tạp chất là sulfur nên sử dụng nhiều sẽ làm tăng thải lượng khí SO2 vào khí quyển.