Đề thi giữa kì 2 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

2024-09-14 14:27:19
I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Methane tan ít trong dung môi nào sau đây?

  • A
    nước               
  • B
    benzene  
  • C
    hexane
  • D
    octane

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của methane

Lời giải chi tiết :

Methane tan ít trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ

Đáp án A

Câu 2 :

Khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập tắt vì

  • A
    Xăng dầu nhẹ hơn nước nổi trên mặt nước, làm tăng khả năng tiếp xúc với oxygen, làm đám cháy loang rộng hơn.
  • B
    Xăng dầu tác dụng với nước
  • C
    Nước xúc tác cho phản ứng cháy của xăng dầu
  • D
    Đám cháy cung cấp nhiệt làm H2O bị phân hủy giải phóng oxygen cung cấp thêm cho đám cháy to hơn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xăng dầu là các hợp chất của hydrocarbon khi đốt cháy tạo ra khí CO2 và hơi nước

Lời giải chi tiết :

Muốn dập tắt xăng dầu không nên dùng nước vì xăng dầu nhẹ hơn nước nổi trên mặt nước làm tăng khả năng tiếp xúc với oxygen, làm đám cháy loang rộng hơn

Đáp án A

Câu 3 :

: Cho biểu đồ về nhiệt độ sôi của 1 số alkane sau:

Hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng?

  • A
    Có 4 alkane tồn tại thể khí ở điều kiện thường: methane, ethane, propane, butane
  • B
    Nhiệt độ sô tăg dần theo M
  • C
    Pentane, hexane tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường
  • D
    Methane dễ hóa lỏng nhất trong số các alkane ở thể khí điều kiện thường

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào biểu đồ về nhiệt độ sôi của một số alkane

Lời giải chi tiết :

Methane dễ hóa lỏng nhất trong số các alkane ở thể khí điều kiện thường

Đáp án D

Câu 4 :

Hydrocarbon Y có công thức cấu tạo:

Danh pháp thay thế của Y là

  • A
    2,3,3-methylbutane.
  • B
    2,2,3-dimethylbutane.
  • C
    2,2,3-trimethylbutane.
  • D
    2,3,3-trimethylbutane.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của alkane

Lời giải chi tiết :

: 2,2,3 – trimethylbutane

Đáp án C

Câu 5 :

Khi chlorine hóa methane thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% chloro về khối lượng. Công thức của sản phẩm là :

  • A
    CH3Cl.
  • B
    CH2Cl2.
  • C
    CHCl3.
  • D
    CCl4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt công thức tổng quát của sản phẩm thế là: CH4-nCln

Lời giải chi tiết :

%Cl = \(\frac{{n.35,5}}{{12 + 4 - n + 35,5.n}}.100\%  = 89,12\%  \to n = 3\)

Đáp án C

Câu 6 :

Trong các phát biểu sau:

(1) Alkane không tan trong acid H2SO4 loãng

(2) Alkane tan tốt trong dung dịch KMnO4

(3) Alkane tan tốt trong dung dịch NaOH đặc

(4) Alkane tan tốt trong benzen

Những phát biểu không đúng là

  • A
    1, 2 và 3.
  • B
    3 và 4.
  • C
    1 và 2.
  • D
    2, 3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của alkane

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, alkane không có phản ứng với KMnO4

(3) sai, alkane không có phản ứng với NaOH

(4) đúng

Đáp án D

Câu 7 :

Cho các chất sau:

Trong số các chất này, có bao nhiêu chất có thể là sản phẩm reforming hexane ?

  • A
    5.
  • B
    2.
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phản ứng reforming tạo ra các hydrocarbon mạch phân nhánh, mạch vòng

Lời giải chi tiết :

Hexane: C6H14

Đáp án B

Câu 8 :

Hợp chất nào sau đây là một alkyne?

  • A
    CH3-CH2-CH2-CH3.
  • B
    CH3-CH=CH2.
  • C
    CH3-CH2-C≡CH.
  • D
    CH2=CH-CH=CH2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Alkyne là những hợp chất hydrocarbon có chứa 1 liên kết ba

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 9 :

Alkyne dưới đây có tên gọi là

  • A
    3-methylpent-2-yne.
  • B
    2-methylhex-4-yne.
  • C
    4-methylhex-2-yne.
  • D
    3-methylhex-4-yne.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc gọi tên của alkyne

Lời giải chi tiết :

: 4 – methylhex – 2 – yne

Đáp án C

Câu 10 :

Nếu muốn phản ứng: dừng lại ở giai đoạn tạo thành ethylene thì cần sử dụng xúc tác nào dưới đây?

  • A
    H2SO4 đặc.  
  • B
    Lindlar.
  • C
    Ni/to.
  • D
    HCl loãng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của alkyne

Lời giải chi tiết :

Muốn tạo thành ethylene sử dụng xúc tác lindlar

Đáp án B

Câu 11 :

Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu gì?

  • A
    vàng nhạt.
  • B
    trắng.
  • C
    đen.
  • D
    xanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của alkyne

Lời giải chi tiết :

Acetylene tác dụng AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng

Đáp án A

Câu 12 :

Phương trình phản ứng cháy của alkyne là

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Alkyne đốt cháy hoàn toàn trong khí O2 dư tạo khí CO2 và H2O

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 13 :

Sản phẩm tạo thành 2-methylpent-2-ene tác dụng với Br2 có tên gọi là

  • A
    2,3-dibromo-2-methylpent-2-ene.
  • B
    3,4-dibromo-4-methylpentane.
  • C
    2,3-dibromo-2-methylpentane.
  • D
    4-dibromo-2-methylpent-2-ene.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của alkene

Lời giải chi tiết :

: 2,3 – dibromo – 2 – methylpenane

Đáp án C

Câu 14 :

0,05 mol hydrocarbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam bromine cho ra sản phẩm có hàm lượng bromine đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là:

  • A
    C3H6  
  • B
    C4H8  
  • C
    C5H10
  • D
    C5H8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ lệ mol hydrocarbon và bromine để xác định số liên kết pi trong X

Lời giải chi tiết :

n Br2 = 8: 160 = 0,05 mol => n X = n Br2 => X có 1 liên kết pi trong phân tử thuộc dãy alkene

CnH2n + Br2 \( \to \)CnH2nBr2

%Br = \(\frac{{80.2}}{{12n + 2n + 160}}.100 = 69,56\%  \to n = 5\)

Đáp án C

Câu 15 :

Công thức của ethylbenzene là

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của hydrocarbon thơm

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 16 :

Cho các hydrocarbon sau:

Một số nhận định về các hydrocarbon trên là:

(1) Số phân tử hydrocarbon không no bằng 5;

(2) Số phân tử alkene bằng 3;

(3) Số phân tử alkyne bằng 2;

(4) số phân tử thuộc dãy đồng đẳng của benzene bằng 3.

Trong các nhận định này, số nhận định đúng bằng

  • A
    1.
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của hydrocarbon

Lời giải chi tiết :

(1), (2), (3), (4), (5) đúng

Đáp án D

Câu 17 :

Cho phản ứng hóa học sau:

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

  • A
    Phản ứng thế.
  • B
    Phản ứng cộng.
  • C
    Phản ứng tách.
  • D
    Phản ứng oxi hóa – khử.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trên thuộc phản ứng tách

Đáp án C

Câu 18 :

Dẫn xuất halogen nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A
    \(C{H_2} = CHCl.\)
  • B
    \(C{H_2} = CH - C{H_2}Br.\)
  • C
    \(C{H_3}CH = CF - C{H_3}.\)
  • D
    \({(C{H_3})_2}C = CHI.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đồng phân hình học xuất hiện khi mỗi nguyên tử carbon ở liên kết đôi liên kết với các nguyên tử/nhóm nguyên tử khác nhau

Lời giải chi tiết :

\(C{H_3}CH = CF - C{H_3}.\)có đồng phân hình học

Đáp án C

Câu 19 :

Cho các phát biểu:

(a) Do phân tử phân cực nên dẫn xuất halogen không tan trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether,..

(b) Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.

(c) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tùy thuộc vào khối lượng phân tử, bản chất và số lượng nguyên tử halogen.

(d) Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng trong tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

(e) do liên kết C-X (X là F, Cl, Br, I) không phân cực nên dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiều phản ứng hóa học

Số phát biểu đúng là

  • A
    3
  • B
    5
  • C
    4
  • D
    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

(a) sai, dẫn xuất halogen tan tốt trong dung môi hữu cơ kém phân cực như hydrocarbon, ether…

(b) đúng

(c) đúng

(d) đúng

(e) đúng

Đáp án C

Câu 20 :

Đun sôi hỗn hợp propyl bromide, potassium hydroxide và ethanol thu được sản phẩm hữu cơ là

  • A
    propyne.
  • B
    propan-2-ol.
  • C
    propane.
  • D
    propene.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

II. Tự luận
Câu 1 :

Hợp chất X hiện nay được sử dụng phổ biến trong công nghiệp làm lạnh để thay thế CFC do X không gây tác hại đến tầng ozone. Biết thành phần của X chứa 23,08% C; 3,84% H; và 73,08% F về khối lượng và có phân tử khối 52. Hãy xác định công thức cấu tạo của X.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức tổng quát của CFC: CxFyHz

Tỉ lệ: x : y : z = \(\frac{{23,08}}{{12}}:\frac{{73,08}}{{19}}:\frac{{3,84}}{1} = 1,92:3,85:3,84 = 1:2:2\)

Công thức đơn giản nhất của hợp chất X là: (CF2H2)n

M X = 52 => n = 1

Vậy công thức của X là: CH2F2

Câu 2 :

(H) và (K) là 2 hydrocarbon có cùng công thức phân tử C10H14 và đều không làm mất màu nước bromine, nhưng cả hai chất này đều làm mất màu dung dịch thuốc tím đã được acid hoá (ví dụ dung dịch KMnO4 trong H2SO4), trong đó (H) tạo terephthalic acid là sản phẩm hữu cơ duy nhất, (K) tạo 2 sản phẩm hữu cơ là terephthalic acid và chất (X). Xác định công thức cấu tạo của (H), (K), (X) và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Lời giải chi tiết :

Với công thức C10H14, (H) không làm mất màu nước brom nhưng (H) làm mất màu dung dịch KMnO4 đã được acid hoá, tạo terephthalic acid là sản phẩm hữu cơ duy nhất nên (H) là một arene có công thức cấu tạo: 

Phương trình phản ứng của (H):

(K) có công thức C10H14, (K) không làm mất màu nước bromine nhưng (K) làm mất màu dung dịch KMnO4 đã được acid hoá, tạo 2 sản phẩm hữu cơ là I terephthalic acid và chất (X) nên (K) là một arene có công thức cấu tạo: 

Phương trình phản ứng của (K): 

Do đó (X) là CH3COOH

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"