Đồ uống có cồn là loại đồ uống có chứa chất nào sau đây?
- A Methanol.
- B Ethanol.
- C Methanol và ethanol.
- D Glycerol.
Đáp án : B
Dựa vào ứng dụng của alcohol
Đồ uống có cồn là loại đồ uống có chứa ethanol
Đáp án B
Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
- A Chloroethane.
- B Methanol.
- C Ethanol.
- D Phenol.
Đáp án : D
Dựa vào tương tác van der Waals
Phenol có nhiệt độ sôi cao nhất do phân tử khối cao và có liên kết hydrogen yếu
Đáp án D
Trong số các chất sau, chất tan trong nước ở điều kiện thường là
- A C2H5OH.
- B C2H5CI.
- C C6H5OH.
- D C6H5Cl.
Đáp án : A
Dựa vào liên kết hydrogen
C2H5OH tan vô hạn trong nước do có liên kết hydrogen
Đáp án A
Số đồng phân có công thức phân tử \({{\rm{C}}_4}{{\rm{H}}_9}{\rm{Br}}\) khi đun nóng với dung dịch \({\rm{NaOH}}\) thu được alcohol bậc I là
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm bậc alcohol
C4H9Br khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được 2 alcohol bậc I là:
CH2OH – CH2 – CH2 – CH3 và CH2OH – C(CH3)2
Đáp án B
Trong phương pháp nấu rượu gạo truyền thống, gạo được nấu chín, để nguội, rắc men rồi trộn đều, ủ kín \(3 - 5\) ngày. Khi ngửi thấy mùi thơm, thêm nước và ủ kín 1 - 2 tuần, thu được hỗn hợp chủ yếu gồm: ethanol, nước và bã rượu. Để tách rượu (hỗn hợp ethanol và nước) ra khỏi hỗn hợp trên, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây là phù hợp nhất?
- A Kết tinh.
- B Chiết.
- C Chưng cất.
- D Lọc.
Đáp án : C
Dựa vào các phương pháp tinh chế và tách biệt hợp chất hữu cơ
Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp trên, người ta sử dụng phương pháp chưng cất
Đáp án C
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A Alcohol và phenol đều tham gia phản ứng với Na.
- B Cho phenol phản ứng với dung dịch \({\rm{NaOH}}\), sau đó nhỏ vài giọt \({\rm{HCl}}\) vào dung dịch thì lại thu được phenol.
- C Alcohol đa chức có nhóm \( - {\rm{OH}}\) liền kề phản ứng được với \({\rm{Cu}}{({\rm{OH}})_2}\) còn alcohol đơn chức thì không phản ứng.
- D Đun nóng alcohol với H2SO4 đặc chỉ thu được alkene.
Đáp án : D
Dựa vào tính chất của alcohol và phenol
Đun nóng alcohol với H2SO4 đặc thu được alkene hoặc ether tùy vào nhiệt độ
Đáp án D
Cho một dung dịch chứa 5,76 gam một carboxylic acid X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối carboxylate. Công thức cấu tạo của X là
- A CH2=CHCOOH.
- B CH3COOH.
- C HC≡CCOOH.
- D CH3CH2COOH.
Đáp án : A
Dựa vào số mol của muối carboxylate
Gọi công thức tổng quát của X là: RCOOH
2RCOOH + CaCO3 \( \to \) (RCOO)2Ca + CO2 + H2O
2.\(\frac{{7,28}}{{(R + 44).2 + 40}}\) \(\frac{{7,28}}{{(R + 44).2 + 40}}\)
=> \(\frac{{5,76}}{{R + 45}} = 2.\frac{{7,28}}{{(R + 44).2 + 40}}\)=> R = 27 (Câu hỏi 2=CH-)
Đáp án A
Cho 11,6 gam aldehyde đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Công thức của X là
- A C2H3CHO.
- B HCHO.
- C CH3CHO.
- D C2H5CHO.
Đáp án : D
Dựa vào số mol của Ag
n Ag = 43,2 : 108 = 0,4 mol
1 mol aldehyde tạo ra 2 mol Ag => n aldehyde = 0,2 mol
=> M X = 11,6 : 0,2 = 58 => X: C2H5CHO
Đáp án D
Malic acid là thành phần chính tạo nên vị chua của quả táo, acid này có công thức cấu tạo như sau: HOOC-CH(OH)-CH2-COOH. Tên gọi của acid này là
- A 2-hydroxybutane-1,4-dioic acid.
- B 3-hydroxybutane-1,4-dioic acid.
- C 2,3-dihydroxybutanoic acid.
- D 2-hydroxypropane-1,2,3-tricarboxylic acid.
Đáp án : A
Dựa vào quy tắc đọc tên của carboxylic acid
HOOC-CH(OH)-CH2-COOH: 2-hydroxybutane-1,4-dioic acid.
Đáp án A
Cho các hợp chất sau: CH3OH, HCl, C6H5OH, HCOOH. Có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với Na, vừa phản ứng được với NaOH?
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án : C
Các chất có – OH phenol và COOH vừa tác dụng với Na và NaOH
HCl, C6H5OH, HCOOH phản ứng với Na và NaOH
Đáp án C
Điều chế ethyl acetate bằng cách cho 6 gam acetic acid tác dụng với 5,2 gam ethanol có xúc tác là dung dịch sulfuric acid đặc và đun nóng, thu được 5,28 gam ester. Tính hiệu suất của phản ứng.
- A 50%
- B 60%
- C 75%
- D 80%
Đáp án : B
Cho các phát biểu sau:
(a) Formaldehyde dùng làm nguyên liệu sản xuất nhưa phenol formaldehyde.
(b) Có thể điều chế aldehyde trực tiếp từ bất kỳ alcohol nào.
(c) Formalin hay formon là dung dịch của methanal trong nước.
(d) Acetaldehyde được dùng để sản xuất acetic acid trong công nghiệp.
Số phát biểu đúng là
- A 2.
- B 3.
- C 1.
- D 4.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của aldehyde
(a) đúng
(b) sai, aldehyde không được điều chế từ alcohol
(c) đúng
(d) sai, vì acetaldehyde không điều chế được acetic acid
Đáp án A
Nấu rượu nếp là một truyền thống phổ biến ở các làng quê Việt Nam. Rượu thành phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị, mùi thơm đặc trưng của loại nếp cái hoa vàng, nếp cẩm chất lượng. Tuy nhiên, trong rượu vẫn còn một lượng aldehyde gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng, do các cơ sở sản xuất không đảm bảo quy định được lọc đúng cách, làm cho rượu thành phẩm có lượng aldehyde vượt mức cho phép.
(a) Aldehyde trong rượu được tạo ra do sự hydrogen hóa ethanol
(b) Aldehyde là nguyên nhân gây ra đau đầu, chóng mặt, sốc rượu.
(c) Theo tiêu chuẩn Viết Nam 7043 – 3013, hàm lượng aldehyde trong rượu trắng được quy định đạt chuẩn không được phép vượt quá 50 mg trên 1 L rượu (tính theo đơn vị rượu 100o ). Xét trong 1 lít rượu trắng 40o thì hàm lượng aldehyde trong rượu không được vượt quá 30mg.
(d) Aldehyde thu được khi chuyển hóa từ ethanol là HCHO.
(a) Aldehyde trong rượu được tạo ra do sự hydrogen hóa ethanol
(b) Aldehyde là nguyên nhân gây ra đau đầu, chóng mặt, sốc rượu.
(c) Theo tiêu chuẩn Viết Nam 7043 – 3013, hàm lượng aldehyde trong rượu trắng được quy định đạt chuẩn không được phép vượt quá 50 mg trên 1 L rượu (tính theo đơn vị rượu 100o ). Xét trong 1 lít rượu trắng 40o thì hàm lượng aldehyde trong rượu không được vượt quá 30mg.
(d) Aldehyde thu được khi chuyển hóa từ ethanol là HCHO.
(a) sai, aldehyde trong rượu được tạo ra từ sự oxi hóa ethanol
(b) đúng
(c) sai, vì theo Tiêu chuẩn Việt Nam 7043 – 3013, hàm lượng aldehyde trong rượu trắng được quy định đạt chuẩn (không gây hại) không được phép vượt quá 50 mg trên 1L rượu (tính theo đơn vị rượu 100˚). Ví dụ xét đến 1L rượu nếp 40˚ thì hàm lượng aldehyde trong rượu không được vượt quá 20mg.
(d) sai, khi chuyển hóa ethanol thành CH3CHO.
Có ba chất hữu cơ A, B và C là ba đồng phân cấu tạo của nhau. Trên phổ IR, A và B có tín hiệu đặc trưng ở vùng 1 740 – 1 670 cm-1; C có tín hiệu đặc trưng ở vùng 3 650 – 3 200 cm-1. A là hợp chất đơn chức và có phản ứng với thuốc thử Tollens, còn B thì không. Bằng các kĩ thuật phổ hiện đại, người ta thấy rằng trong phân tử của A có 6 nguyên tử hydrogen và 3 nguyên tử carbon.
(a) A có công thức cấu tạo CH3CH2CHO
(b) B có chứa nhóm chức ketone
(c) C có phản ứng với H2/Ni, to
(d) Công thức thực nghiệm của A, B, C trùng với công thức phân tử.
(a) A có công thức cấu tạo CH3CH2CHO
(b) B có chứa nhóm chức ketone
(c) C có phản ứng với H2/Ni, to
(d) Công thức thực nghiệm của A, B, C trùng với công thức phân tử.
(a) đúng
(b) đúng, vì B không phản ứng với thuốc thử Tollens
(c) đúng, vì phân tử C có 1 liên kết đôi C=C
(d) đúng, vì công thức thực nghiệm A,B,C là C3H6O
Cho các phát biểu sau:
(a) Ethyl alcohol dễ tan trong nước vì phân tử alcohol phân cực và alcohol có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử nước
(b) Hợp chất C6H5OH là alcohol thơm, đơn chức
(c) Nhiệt độ sôi của CH3-CH2-CH2OH cao hơn của CH3-O-CH2CH3
(d) Có 5 alcohol đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H10O
(a) Ethyl alcohol dễ tan trong nước vì phân tử alcohol phân cực và alcohol có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử nước
(b) Hợp chất C6H5OH là alcohol thơm, đơn chức
(c) Nhiệt độ sôi của CH3-CH2-CH2OH cao hơn của CH3-O-CH2CH3
(d) Có 5 alcohol đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H10O
(a) đúng
(b) sai, C6H5OH là phenol
(c) đúng, vì CH3CH2CH2OH có liên kết hydrogen
(d) sai, C4H10O có 4 alcohol đồng phân.
Muscone là hợp chất hữu cơ tạo nên mùi thơm đặc trưng của xạ hương. Trong công nghiệp nước hoa, mỹ phẩm và y học, các nhà hóa học nghiên cứu con đường hóa học để tổng hợp xạ hương. Để tổng hợp muscone, giai đoạn đầu là phản ứng khử thành alcohol bởi tác nhân NaBH4. Cho công thức cấu tạo của muscone như bên:
(a) Muscone thuộc hợp chất ketone vì có nhóm chức –CO
(b) Sản phẩm khử muscone bởi tác nhân NaBH4 là:
(c) Muscone có tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens
(d) Sản phẩm khử có tham gia phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong nhóm – OH.
(a) Muscone thuộc hợp chất ketone vì có nhóm chức –CO
(b) Sản phẩm khử muscone bởi tác nhân NaBH4 là:
(c) Muscone có tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens
(d) Sản phẩm khử có tham gia phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong nhóm – OH.
(a) đúng
(b) Sai, khi khử muscone bởi tác nhân NaBH4 tạo ra – OH bậc II và các liên kết đôi còn lại không bị ảnh hưởng
(c) sai, muscone không có nhóm chức – CHO
(d) đúng
Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% methane) ở điều kiện chuẩn cần dùng bằng bao nhiêu m3?
Vì hiệu suất phản ứng là 20% => n Câu hỏi 4 thực tế = 0,032 . 20% = 0,0064 tấn mol
V khí thiên nhiên: (0,0064.103.24,79) : 80% = 198,32 m3
Có nhiều vụ tai nạn giao thông do người lái xe sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển giao thông không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. Để xác định hàm lượng rượu trong máu người lái xe, người ta sử dụng phương pháp chuẩn độ ethanol có trong mẫu huyết tương bằng K2Cr2O7, môi trường acid. Khi đó Cr+6 bị khử thành Cr+3 (đổi từ màu vàng cam sang màu xanh), C2H5OH bị oxi hóa thành CH3CHO.
(a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.
(b) Khi chuẩn độ 5 mL mẫu huyết tương máu của một người lái xe cần dung 2 mL dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Vậy người này có vi phạm luật khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông hay không? Tại sao? Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.