Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 1

2024-09-14 14:28:07
I. Trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng
Câu 1 :

Cho các phát biểu sau :

(1) Acid H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại Cu.

(2) Khi cho Fe vào các acid H2SO4 đặc, nguội có xảy ra phản ứng.

(3) Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là rót nhanh acid vào nước và khuấy đều.

(4) Tác nhân chính tạo ra mưa acid là SO2, NOx.

(5) Biện pháp tốt nhất khi nhiệt kế bị vỡ người ta thường dùng muối ăn để thu hồi mercury (thủyngân).

Số phát biểu đúng là

  • A
    4.
  • B
    3.
  • C
    2.
  • D
    5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của acid H2SO4

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, vì Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội

(3) sai, cách pha acid đặc có tính háo nước là rót từ từ acid vào nước và khuấy đều

(4) đúng

(5) sai, dùng đơn chất sulfur để thu hồi thủy ngân vì sulfur phản ứng với Hg ở điều kiện thường

Đáp án C

Câu 2 :

Sulfur được dân gian sử dụng để pha chế vào thuốc trị các bệnh ngoài da. Tên gọi dân gian

của sulfur là

  • A
    diêm sinh.
  • B
    đá vôi.
  • C
    phèn chua.
  • D
    giấm ăn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sulfur có tên khác là diêm sinh

Đáp án A

Câu 3 :

Sulfur tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng:

S + 2H2SO4🡒 3SO2\( \uparrow \)+ 2H2O.

Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử S bị khử với số nguyên tử S bị oxi hóa là

  • A
    2:1.
  • B
    1:2.
  • C
    1:3.
  • D
    3:1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp thăng bằng electron

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\mathop S\limits^0  \to \mathop S\limits^{ + 4}  + 4e\\\mathop S\limits^{ + 6}  + 2e \to \mathop S\limits^{ + 4} \end{array}\)

Đơn chất sulfur thể hiện tính khử, H2SO4 thể hiện tính oxi hóa

Tỉ lệ: 1: 3

Câu 4 :

Trong phương trình  SO2 + Br2 + 2H2O ⟶ 2HBr + H2SO4. vai trò của các chất là:

  • A
    SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa               
  • B
    SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử
  • C
    Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử              
  • D
    SO2 là chất khử, H­2O là chất oxi hóa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của SO2 và Br2

Lời giải chi tiết :

SO2 thể hiện tính khử, Br2 thể hiện tính oxi hóa

Đáp án A

Câu 5 :

Kết quả phân tích thành phần một muối sulfate cho thấy nguyên tố kim loại M chiếm 28% về khối lượng, còn lại là oxygen và lưu huỳnh. Kim loại M là

  • A
    Fe
  • B
    Cu
  • C
    Mg
  • D
    Ca.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào % của nguyên tố kim loại để xác định công thức

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức tổng quát của muối sulfate là M2(SO4)x

Vì %M = 28% => \(\begin{array}{l}\% M = \frac{{2M}}{{2M + 96x}}.100\%  = 28\% \\ \to M = 18,67x \to x = 3;M = 56(Fe)\end{array}\)

Đáp án A

Câu 6 :

Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị

4. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết ion

5. dễ bay hơi, khó cháy

6. phản ứng hóa học xảy ra nhanh

Các phát biểu đúng là

  • A
    4, 5, 6
  • B
    1, 2, 3
  • C
    1, 3, 5
  • D
    2, 4, 6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các đặc điểm chung của phân tử hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

1. đúng

2. đúng

3. đúng

4. sai, chủ yếu là liên kết cộng hóa trị

5. sai, hợp chất hữu cơ dễ cháy

6. sai, phản ứng hóa học xảy ra chậm, diễn ra nhiều giai đoạn

Đáp án B

Câu 7 :

Cho các chất sau: AlCl3, HNO3, CH3–CH2–CH3, CH2=CH–CH2CH3, NaOOC-COONa, CH2OH-CH2OH, H-CH=O, Ba(OH)2, Na2CO3, CO, CaC2, NaCN. Số hợp chất hữu cơ là:

  • A
    6
  • B
    7
  • C
    5
  • D
    8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon, trừ một số hợp chất oxide của carbon, muối carbonate, các carbide,…

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ: CH3–CH2–CH3, CH2=CH–CH2CH3, NaOOC-COONa, CH2OH-CH2OH, H-CH=O.

Chất vô cơ: AlCl3, HNO3, Ba(OH)2, Na2CO3, CO, CaC2, NaCN.

Câu 8 :

Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

  • A
    CH3COOH, HCOOCH3.  
  • B
    CH3OOH, HCOOH.
  • C
    CH3OH, C2H5OH.   
  • D
    C2H5OH, CH3OCH2CH3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là những chất đồng phân.

Lời giải chi tiết :

Công thức cấu tạoCông thức phân tử
CH3COOHC2H4O2
HCOOCH3C2H4O2
HCOOHCH2O2
CH3OHCH4O
C2H5OHC2H6O
CH3OCH2CH3C3H8O
Vì CH3COOH và HCOOCH3 đều có công thức phân tử là C2H4O2 nên CH3COOH và HCOOCH3 là đồng phân của nhau.

→ Chọn A.

Câu 9 :

Glycerol là hợp chất dùng làm dược phẩm để giảm cân, cải thiện hoạt động tập thể dục, giúp cơ thể bù lượng nước bị mất trong suốt thời gian bị tiêu chảy và nôn mửa cũng như làm giảm áp lực bên trong mắt ở những người bị tăng nhãn áp. Dựa vào phổ IR dưới đây, hãy cho biết peak nào có thể xác định được nhóm chức –OH có trong hợp chất (X).

  • A
    B
  • B
    C
  • C
    A
  • D
    E

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để xác định được peak của nhóm (alcohol) OH trên phổ IR, ta xác định số sóng của nhóm chức OH rồi tìm số sóng có giá trị nằm trong khoảng đó trên phổ IR của X.

Lời giải chi tiết :

Số sóng (peak) đặc trưng của nhóm chức OH nằm trong khoảng 3600 – 3300 (cm-1)

→ Peak đặc trưng với số sóng tương ứng của nhóm -OH trên phổ IR của X là A.

Câu 10 :

Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?

  • A
    CH4, CH3-CH2-CH2-CH3.  
  • B
    CH3OCH3, CH3-CH2OH.
  • C
    HCHO, CH3COOH.  
  • D
    CH2OH-CH2OH, C3H5(OH)3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đồng đẳng là những chất có cấu tạo hoá học tương tự nhau nên có tính chất hoá học cơ bản giống nhau, nhưng phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.

Lời giải chi tiết :

CH4, CH3-CH2-CH2-CH3 là đồng đẳng của nhau, chúng đều là những alkane no, đơn, hở.

CH3OCH3 là ether, CH3-CH2OH là alcohol no, đơn hở. Hai chất này khác nhau về tính chất hóa học.

HCHO là aldehyde, CH3COOH là carboxylic acid. Hai chất này khác nhau về tính chất hóa học.

CH2OH-CH2OH, C3H5(OH)3 đều là polyalcohol, nhưng trong phân tử mỗi chất này lại khác nhau một nhóm (-CH(OH)) nên chúng không phải là đồng đẳng của nhau.

→ Chọn A.

Câu 11 :

Để tách các chất từ một hỗn hợp lỏng không đồng nhất thường dùng phương pháp

  • A
    chưng cất.
  • B
    chiết.
  • C
    kết tinh.
  • D
    sắc kí.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chiết là phương pháp tách và tinh chế các chất từ hỗn hợp dựa trên độ hoà tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hoà tan vào nhau.

Lời giải chi tiết :

Để tách các chất từ một hỗn hợp lỏng không đồng nhất thường dùng phương pháp chiết.

→ Chọn B.

Câu 12 :

Cắt nhỏ lá và thân cây sả, cho vào nước, đổ dầu nền vào, nấu đến khi tinh dầu ngả sang màu vàng rồi lọc lấy dung dịch màu. Phương pháp tách biệt và tinh chế nào đã được sử dụng?

  • A
    Chiết
  • B
    Sắc kí cột
  • C
    Chưng cất
  • D
    Kết tinh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của tinh dầu và nước

Lời giải chi tiết :

Sử dụng phương pháp chiết để lọc lấy tinh dầu xả

Câu 13 :

Một học sinh tiến hành chưng cất để tách CHCl3 (ts = 61 °C) ra khỏi CHCl2CHCl2 (ts = 146 °C) bằng bộ dụng cụ như ở Hình 9.1.Khi bắt đầu thu nhận CHCl3 vào bình hứng thì nhiệt độ tại vị trí nào trong hình đang là 61 °C?

  • A
    Vị trí X.               
  • B
    Vị trí Y.                  
  • C
    Vị trí Z.               
  • D
    Vị trí T.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp chưng cất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi để tách hợp chất hữu cơ. Hợp chất hữu cơ có ts thấp hơn sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 14 :

Từ phổ MS của acetone, người ta xác định được ion phân tử [Câu hỏi 3COCâu hỏi 3] có giá trị m/z lớn nhất bằng 58. Vậy, phân tử khối của acetone là:

  • A
    56
  • B
    57
  • C
    59
  • D
    58

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào giá trị m/z lớn nhất

Lời giải chi tiết :

Vì giá trị m/z lớn nhất bằng 58 nên phân tử khối acetone là 58

Câu 15 :

Lindane hay hexachlorane là chất có tác dụng trừ sâu mạnh, từng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và làm dược phẩm (trị ghẻ, diệt chấy...). Tuy nhiên, do là chất độc phân huỷ rất chậm trong tự nhiên nên vào năm 2009, hexachlorane đã bị đưa vào phụ lục cấm sản xuất và sử dụng của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ và bị cấm sử dụng tại 169 quốc gia trên thế giới. Thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố có trong hexachlorane là: 24,78% C; 2,08% H và 73,14% Cl. Dựa vào phổ MS, xác định được phân tử khối của hexachlorane là 288 (ứng với 35Cl) hoặc 300 (ứng với 37Cl). Trong tự nhiên, 35Cl chiếm 75,77% lượng nguyên tử còn 37Cl chiếm 24,23% số lượng nguyên tử. Công thức phân tử của hexachlorane là:

  • A
    CHCl
  • B
    C3H3Cl3
  • C
    C6H6Cl6
  • D
    C4H4Cl4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phần trăm nguyên tố của hợp chất để tìm được công thức thực nghiệm của chất đó.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử khối trung bình của chlorine là:

\(\frac{{35.75,77 + 37.24,33}}{{100}} = 35,5\)

Gọi công thức phân tử của glyoxaal là CxHyClz.

Ta có: x : y : x = \(\frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% Cl}}{{35,5}} = 1:1:1\)

Vậy công thức thực nghiệm của X là CHCl.

b) Với 35Cl, hexachlorane có phân tử khối 288: 

(CHCl)n = 288 → n = 6. 

Với 37Cl, hexachlorane có phân tử khối 300: 

(CHCl)= 300 → n = 6.

Vậy công thức phân tử của hexaclorane là C6H6Cl6.

Câu 16 :

Cho công thức khung phân tử của chất hữu cơ sau:

Có bao nhiêu nguyên tử carbon trong khung phân tử trên

  • A
    9
  • B
    10
  • C
    11
  • D
    8

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dựa vào khung phân tử của chất hữu cơ

Có 8 nguyên tử carbon

Câu 17 :

Methanol, ethanol, propanol, butanol thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng?

  • A
    Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hoá học biến đổi theo quy luật.
  • B
    Các hợp chất này có tính chất hoá học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật.
  • C
    Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí, tính chất hoá học khác nhau.
  • D
    Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hoá học tương tự nhau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các hợp chất này có tính chất hoá học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 18 :

Cho hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo sau:

X không chứa loại nhóm chức nào sau đây?

  • A
    Alcohol.
  • B
    Aldehyde.
  • C
    Amine.
  • D
    Carboxyl.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Một số loại nhóm chức cơ bản được thể hiện trong bảng sau:

Lời giải chi tiết :

+ X chứa các loại nhóm chức:

-OH: Alcohol.

-NH2: Amine.

-COOH: Carboxyl.

+ X không chứa loại nhóm chức aldehyde (-CHO).

→ Chọn B.

Câu 19 :

Phân tích định lượng Atabrine, một loại thuốc chống sốt rét, người ta xác định được chất này chứa 69,1% carbon, 7,5% hydrogen, 10,5% nitrogen, 8,9% chlorine và 4,0% oxygen về khối lượng. Công thức thực nghiệm của Atabrine là:

  • A
    C20H10O3NCl
  • B
    C23H30ON2Cl
  • C
    C23H28ONCl3
  • D
    C23H30ON3Cl

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ (tỉ lệ các số nguyên tối giản).

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát của Atabrine có dạng CxHyOzNtClu.

Ta có: \({\rm{x}}:{\rm{y}}:{\rm{z}}:{\rm{t}}:{\rm{u}} = \frac{{69,1}}{{12}}:\frac{{7,5}}{1}:\frac{{4,0}}{{16}}:\frac{{10,5}}{{14}}:\frac{{8,9}}{{35,5}}\)

\( = 5,76:7,5:0,25:0,75:0,25\)

\( = 23:30:1:3:1\)

Công thức thực nghiệm của Atabrine là C23H30ON3Cl.

Câu 20 :

Cho ba chất hữu cơ : acetic acid (C2H4O2) và acid lactic (C3H6O3) và glucose (C6H12O6). Phát biểu nào sau đây
là đúng về ba hợp chất hữu cơ trên ?

  • A

    Ba chất trên giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

  • B

    Ba chất trên khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.

  • C

    Ba chất trên khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

  • D

    Ba chất trên có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ba chất hữu cơ trên khác nhau về công thức phân tử giống nhau về công thức đơn giản nhất (CH2O)

Đáp án B

II. Tự luận
Câu 1 :

(2 điểm): Hòa tan hoàn toàn a gam CaO vào nước thu được 500 mL dung dịch nước vôi trong (dung dịch A). Chuẩn độ 5 mL dung dịch A bằng HCl 0,1 M thấy hết 12,1 mL.

(a) Tính nồng độ Ca(OH)2 trong dung dịch nước vôi trong

(b) Tính lượng CaO đã bị hòa tan

(c) Tính pH của dung dịch nước vôi trong

Lời giải chi tiết :

\(CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)

\(\begin{array}{l}Ca{(OH)_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2HCl \to CaC{l_2}\,\,\, + 2{H_2}O\\\frac{{12,{{1.10}^{ - 3}}.0,1}}{2} \leftarrow 12,{1.10^{ - 3}}.0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(mol)\,\,\,\,\end{array}\)

(a) \( \Rightarrow {C_{M(Ca{{(OH)}_2})}}\, = \,\frac{{12,{{1.10}^{ - 3}}.0,1}}{{{{2.5.10}^{ - 3}}}}\, = 0,121(M)\,\,\)

(b)

 \(\left. \begin{array}{l}CaO\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{H_2}O \to Ca{(OH)_2}\\\frac{{12,{{1.10}^{ - 3}}.0,1}}{2} \leftarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{12,{{1.10}^{ - 3}}.0,1}}{2}\,\,mol\end{array} \right\} \Rightarrow {m_{CaO}} = \frac{{12,{{1.10}^{ - 3}}.0,1}}{2}.56 = 3,388\,gam\)

(c)

\(\left. \begin{array}{l}Ca{(OH)_2} \to C{a^{2 + }} + 2O{H^ - }\\0,121\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,242\,M\end{array} \right\} \Rightarrow \left[ {{H^ + }} \right] = \frac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,242}} \Rightarrow pH =  - \lg \left[ {\frac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,242}}} \right] = 13,38\)

Câu 2 :

(2 điểm): Hòa tan 3,92 gam một muối X  ngậm nước vào cốc nước, thu được 100 mL dung dịch X gồm các ion: Fe2+, NH4+ và SO42-. Cho dung dịch NaOH dư vào 20 ml dung dịch X, đun nóng, thu được 49,58 mL khí (đkc). Cho dung dịch BaCl2 dư vào 20 ml dung dịch X, thu được 0,466 gam kết tủa. Xác định công thức của X.

Lời giải chi tiết :

Số mol khí NH3 = 0,002 mol

Số mol BaSO4 = 0,002 mol.

Thí nghiệm 1: NH4+  + OH-  \( \to {\rm{ }}\)NH3 +  H2O

\({n_{NH{}_3}} = {n_{NH_4^ + }} = 0,002mol\)

Thí nghiệm 2: Ba2+ + SO42- \( \to {\rm{ }}\)BaSO4

\({n_{SO_4^{2 - }}} = {n_{BaS{O_4}}} = 0,002mol\)

Áp dung ĐL BTĐT \({n_{F{e^{2 + }}}} = 0,001mol\)

CT muối (NH4)2SO4.FeSO4.nH2O = 0,001 mol

Áp dụng ĐL BTKL ta có công thức của muối: (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"