Có bao nhiêu ý kiến sau đây về sulfur dioxide (SO2) là đúng?
(1) Có độc tính đối với con người.
(2) Phản ứng được với đá vôi.
(3) Khí này được tạo thành từ hoạt động của núi lửa trong tự nhiên, từ quá tình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của con người, …
(4) Là oxide lưỡng tính.
- A 1.
- B 3.
- C 2.
- D 4.
Đáp án : B
Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của SO2
(1) đúng
(2) đúng
(3) đúng
(4) sai, vì SO2 là oxide acid
Đáp án B
Tiến hành các thí nghiệm cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với: Mg, NaHCO3, BaCl2, CaCO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án : A
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình quá trình nhường electron và quá trình nhận electron.
Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.
Thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là: \(\mathop {{\rm{Mg}}}\limits^0 {\rm{ }} + {\rm{ }}{\mathop {\rm{H}}\limits^{ + 1} _{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \to {\rm{ }}\mathop {{\rm{Mg}}}\limits^{ + 2} {\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + {\rm{ }}{\mathop {\rm{H}}\limits^0 _{\rm{2}}}\)
→ Chọn A.
Một nhà máy luyện kim, ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất Zn từ quặng blend thu được sản phẩm phụ là SO2 theo sơ đồ phản ứng: \({\rm{ZnS}} + {{\rm{O}}_{\rm{2}}} \to {\rm{ZnO}} + {\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\)
Đốt cháy 1 tấn quặng blend (chứa 77,6% khối lượng ZnS) bằng không khí, thu được tối đa V m3 khí SO2 (đkc). Giá trị của V là
- A 99,2.
- B 198,3.
- C 297,5.
- D 396,6.
Đáp án : B
Khi hỏi thể tích khí tối đa thu được, coi hiệu suất phản ứng là 100%.
Tính thể tích khí theo công thức: \({\rm{V}} = {\rm{n}} \times 24,79\)
Ta có: \({{\rm{m}}_{{\rm{ZnS}}}} = {10^6} \times \frac{{77,6}}{{100}} = 77,6 \times {10^4}{\rm{ (g)}} \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{ZnS}}}} = \frac{{77,6 \times {{10}^4}}}{{65 + 32}} = 8000{\rm{ (mol)}}\)
Xét phương trình hóa học: \({\rm{ZnS}} + {{\rm{O}}_{\rm{2}}} \to {\rm{ZnO}} + {\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ = }}{{\rm{n}}_{{\rm{ZnS}}}} = 8000{\rm{ (mol)}}\\ \Rightarrow {{\rm{V}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}} = 8000 \times 24,79 = 198320{\rm{ (L) = 198,32 (}}{{\rm{m}}^3})\end{array}\)
→ Chọn B.
Cho phản ứng sau: \({{\rm{H}}_2}{\rm{(g)}} + \frac{1}{8}{{\rm{S}}_8}{\rm{(g)}} \to {{\rm{H}}_2}{\rm{S(g) }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = ?\)
Tính Biến thiên enthalpy\({\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\)của phản ứng, cho nhiệt tạo thành chuẩn của S8(g) và H2S(g) lần lượt là 101,3 kJ/mol và -20,6 kJ/mol.
- A 33,3 KJ
- B -33,3 KJ
- C -60,6 KJ
- D 60,6 KJ
Đáp án : B
Biểu thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo enthalpy tạo thành:
\({\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = \sum {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0{\rm{(sp)}} - \sum {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0{\rm{(c\~n ) }}\)
Biến thiên enthalpy\({\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\)của phản ứng \({{\rm{H}}_2}{\rm{(g)}} + \frac{1}{8}{{\rm{S}}_8}{\rm{(g)}} \to {{\rm{H}}_2}{\rm{S(g) }}\)
\(\begin{array}{l}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}{\rm{(}}{{\rm{H}}_2}{\rm{S}}) - \left[ {\frac{1}{8}{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}{\rm{(}}{{\rm{S}}_8}) + {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}{\rm{(}}{{\rm{H}}_2})} \right]\\{\rm{ = }} - 20,6 - \left[ {\frac{1}{8} \times 101,3 + 0} \right]\\{\rm{ }} \approx {\rm{ }} - 33,3{\rm{ (kJ)}}\end{array}\)
Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
- A Al, Fe, Au, Pt.
- B Zn, Pt, Au, Mg.
- C Al, Fe, Zn, Mg.
- D Al, Fe, Au, Mg.
Đáp án : A
- Các kim loại bị thụ động bởi dung dịch H2SO4 đặc, nguội là Fe, Al, Cr.
- Các kim loại không bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc, nguội là Au, Pt.
Các kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội: Al, Fe, Au, Pt.
→ Chọn A.
Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về tính chất vật lý của hợp chất hữu cơ
- A Các chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
- B Các chất hữu cơ tan tốt trong nước
- C Các chất hữu cơ tan tốt trong dung môi hữu cơ
- D Các hợp chất hữu cơ dùng để tách chiết các chất từ động vật, thực vật,..
Đáp án : B
Dựa vào tính chất vật lí của hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ hầu như không tan trong nước
Đáp án B
Số chất hữu cơ trong dãy chất sau là: NaHCO3, CH3CN, C2H5Br, CH3CHO, Al4C3, C3H7N, C6H6
- A 4
- B 5
- C 6
- D 7
Đáp án : A
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon trừ muối carbonat, carbon dioxde, carbon mono oxide, cyanide,…
C2H5Br, CH3CHO, C3H7N, C6H6 là những hợp chất hữu cơ
Đáp án A
Cặp chất nào sau đây là dẫn xuất hydrocarbon
- A C2H4 và C3H6Br
- B C2H3N và CH4
- C CH3OH và C6H5Cl
- D C3H8 và CCl4
Đáp án : C
Dẫn xuất hydrocarbon là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố khác ngoài carbon và hydrogen như Cl, O, S, N…
Đáp án C
Hợp chất hữu cơ sau:HCOOCH3 chứa nhóm chứa gì?
- A Aldeheyde
- B Carboxylic acid
- C Ester
- D Ketone
Đáp án : C
Dựa vào đặc điểm và tên gọi của các nhóm chức
HCOOCH3 có chứa nhóm ester
Đáp án C
Heptanoic acid được ứng dụng trong mĩ phẩm, nước hoa và các ứng dụng tạo mùi thơm. Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy cho biết peak nào giúp dự đoán được trong hợp chất này có nhóm chức carboxyl.
- A 3300 – 2500
- B 2950 – 2850
- C 1408 – 1290
- D 930
Đáp án : A
Để xác định được tín hiệu (peak) của nhóm chức carboxyl trên phổ IR của heptanoic acid, ta xác định số sóng của nhóm chức C = O và O-H rồi tìm số sóng có giá trị nằm trong khoảng đó trên phổ IR của heptanoic acid.
Trên phổ IR của heptanoic acid, peak 1715 cm-1 giúp dự đoán được trong hợp chất này có nhóm chức C=O và peak nằm trong khoảng 3300 – 2500 cm-1 giúp dự đoán được trong hợp chất này có nhóm chức O-H. Dựa vào hai giá trị trên, ta có thể dự đoán hợp chất này có nhóm chức carboxyl trong phân tử.
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa carbon;
(2) Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết ion;
(3) Hợp chất hữu cơ thường khó nóng chảy và khó bay hơi;
(4) Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước;
(5) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định;
(6) Các hợp chất hữu cơ thường khó cháy và khó bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt.
Số phát biểu đúng là
- A 3.
- B 4.
- C 5.
- D 6.
Đáp án : A
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon, trừ một số hợp chất oxide của carbon, muối carbonate, các carbide,…
- Các hợp chất hữu cơ có đặc điểm chung sau đây:
+ Thành phần phân tử nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon, thường có hydrogen, oxygen, nitrogen, halogen, sulfur, phosphorus,...
+ Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. Các nguyên tử carbon không những có khả năng liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon.
+ Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi) và thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
+ Dễ cháy, kém bền với nhiệt nên dễ bị nhiệt phân huỷ.
+ Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm. Để tăng tốc độ phản ứng thường cần đun nóng và có xúc tác.
Các phát biểu | Tính đúng/ sai |
(1) Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa carbon. | Đúng. Vì hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ một số hợp chất oxide của carbon, muối carbonate, các carbide,…) |
(2) Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết ion. | Sai. Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị. |
(3) Hợp chất hữu cơ thường khó nóng chảy và khó bay hơi. | Sai. Hợp chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy thấp (dễ nóng chảy), nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi). |
(4) Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước. | Đúng. Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. |
(5) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. | Đúng. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm. |
(6) Các hợp chất hữu cơ thường khó cháy và khó bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt. | Sai. Các hợp chất hữu cơ dễ cháy, kém bền với nhiệt nên dễ bị nhiệt phân huỷ. |
→ Chọn A.
Nhận định nào sau đây không đúng?
- A Có hai hợp chất hữu cơ đa chức và hai hợp chất hữu cơ tạp chức.
- B Có hai hợp chất thuộc loại alcohol và ba hợp chất thuộc loại carboxylic acid.
- C Có bốn hợp chất thuộc loại hydrocarbon, trong đó có hai hydrocarbon không no.
- D Có bảy hợp chất thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon, trong đó ba hợp chất đơn chức.
Đáp án : B
Hợp chất hữu cơ đa chức có 2 nhóm chức giống nhau trở lên.
Hợp chất hữu cơ tạp chức có 2 nhóm chức khác nhau trờ lên.
Một số loại nhóm chức cơ bản được thể hiện trong bảng sau:
(1) CH4; (2) CH3OH; (3) CH2=CH2; (4) CH2OH–CHOH–CH2OH; (5) CH ≡CH; (6) CH3CH=O; (7) CH3COOH; (8) HOOC[CH2]4COOH; (9) C6H6 (benzen); (10) H2NCH2COOH; (11) CH2OH[CHOH]4CH=O.
- Hợp chất hữu cơ đa chức: (4) CH2OH–CHOH–CH2OH; (8) HOOC[CH2]4COOH.
Hợp chất hữu cơ tạp chức: (10) H2NCH2COOH; (11) CH2OH[CHOH]4CH=O.
\( \Rightarrow \)Nhận định A đúng.
- Alcohol: (2) CH3OH; (4) CH2OH–CHOH–CH2OH.
Carboxylic acid: (7) CH3COOH; (8) HOOC[CH2]4COOH.
\( \Rightarrow \)Nhận định B không đúng.
- Hydrocarbon:
+ Hydrocarbon no: (1) CH4;
+ Hydrocarbon không no: (3) CH2=CH2; (5) CH ≡CH.
+ Hydrocarbon thơm: (9) C6H6 (benzen).
\( \Rightarrow \)Nhận định C đúng.
- Dẫn xuất hydrocarbon: (2) CH3OH; (4) CH2OH–CHOH–CH2OH; (6) CH3CH=O; (7) CH3COOH; (8) HOOC[CH2]4COOH; (10) H2NCH2COOH; (11) CH2OH[CHOH]4CH=O.
Dẫn xuất hydrocarbon đơn chức: (2) CH3OH; (6) CH3CH=O; (7) CH3COOH.
\( \Rightarrow \)Nhận định D đúng.
→ Chọn B.
Để tinh chế các chất rắn tan ra khỏi dung dịch thường dùng phương pháp
- A chưng cất.
- B chiết.
- C kết tinh.
- D sắc kí.
Đáp án : A
Nguyên tắc của phương pháp kết tinh: Với hỗn hợp các chất rắn, người ta thường dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ của chúng để tách và tinh chế.
Để tinh chế các chất rắn tan ra khỏi dung dịch thường dùng phương pháp kết tinh.
→ Chọn C.
Chuẩn bị: Rượu (được nấu thủ công); bình cầu có nhánh 250 mL, nhiệt kế, ống sinh hàn nước, ống nối, ống đong 50 mL, bình tam giác 100 mL, đá bọt, nguồn nhiệt (bếp điện, đèn cồn).
Tiến hành:
- Cho 60 mL rượu được nấu thủ công vào bình cầu có nhánh (chú ý chất lỏng trong bình không vượt quá 2/3 thể tích bình), thêm vài viên đá bọt.
- Lắp dụng cụ như hình dưới.
- Đun nóng từ từ đến khi hỗn hợp sôi, quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế thấy tăng dần, khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định, đó chính là nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại thì tắt nguồn nhiệt, ngừng chưng cất.
Cho các phát biểu sau :
(1) Nhiệt độ sôi của ethanol thấp hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước.
(2) Độ cồn của sản phẩm sẽ lớn hơn so với rượu ban đầu. Do sản phẩm thu được tinh khiết hơn lẫn ít nước hơn rượu ban đầu.
(3) Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
(4) Nhiệt kế dùng để đô nhiệt độ của chất đang chưng cất.
(5) Bình hứng thu được nước nguyên chất.
(6) Đá bọt có vai trò điều hòa quá trình sôi, tránh hiện tượng quá sôi.
Số phát biểu đúng là
- A
5
- B
2
- C
3
- D
4
Đáp án : D
Dựa vào các phương pháp tinh chế và tách biệt hợp chất hữu cơ
(1) đúng vì nhiệt độ sôi của H2O lớn hơn ethanol
(2) đúng
(3) đúng
(4) đúng
(5) sai, bình hứng thu được rượu tinh khiết
Cặp hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?
- A
CH3–CO–CH3 và CH3–CH2–OH
- B
CH3–O–CH3 và C2H5OH.
- C
CH3OH và C2H5OH.
- D
CH3–CO–CH3 và CH3–O–CH3
Đáp án : B
Đồng phân là những hợp chất có cùng công thức phân tử khác nhau về công thức cấu tạo
CH3–O–CH3 và C2H5OH là đồng phân có cùng công thức phân tử C2H6O
Phổ khối lượng (MS) cho biết điều gì ?
- A
số lượng nguyên tử carbon.
- B
tỉ lệ phần trăm khối lượng của các nguyên tố.
- C
số lượng nhóm chức.
- D
phân tử khối của một chất
Đáp án : D
Phổ khối lượng MS cho biết phân tử khối của một chất
Phân tích A thì thấy: mC : mH : mO = 4,5 : 0,75 : 4 và 24,79 L hơi A ở đkc nặng 74 gam. CTPT A là
- A
C2H6O
- B
C3H6O3
- C
C2H4O2
- D
C3H6O2
Đáp án : D
Dựa vào tỉ lệ khối lượng của nguyên tố từ đó tính tỉ lệ về số mol.
\(\begin{array}{l}{m_C}:{m_H}:{m_O} = 4,5;0,75:4\\ \to {n_C}:{n_H}:{n_O} = \frac{{4,5}}{{12}}:\frac{{0,75}}{1}:\frac{4}{{16}} = 0,375:0,75:0,25\\ \to {n_C}:{n_H}:{n_O} = 1,5:3:1 = 3:6:2\end{array}\)
Công thức đơn giản nhất của hợp chất A là: C3H6O2.
Vì M A = 74 => Công thức phân tử A: C3H6O2
Đáp án D
Phổ MS của chất Y cho thấy Y có phân tử khối bằng 60. Công thức phân tử nào dưới đây không phù hợp với Y?
- A C3H8O.
- B C2H4O2.
- C C3H7F.
- D C2H8N2.
Đáp án : C
Dựa vào phân tử khối của Y = 60
Đáp án C.
Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 54,54%; 9,10% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88. CTĐGN của X là
- A
C2H4O
- B C4H8O2
- C C2H4O2
- D C4H8O
Đáp án : A
\(\begin{array}{l}\% mC:\% mH:\% mO = 54,54\% :9,10\% :36,36\% \\C:H:O = \frac{{54,54}}{{12}}:\frac{{9,1}}{1}:\frac{{36,36}}{{16}} = 4,545:9,1:2,27\\ = 2:4:1\end{array}\)
Công thức đơn giản nhất của X là: (C2H4O)n
Đáp án A
Có bao nhiêu hợp chất có mạch carbon phân nhánh trong các hợp chất sau:
- A 4
- B 3
- C 2
- D 1
Đáp án : C
Công thức 1 và 4 có mạch phân nhánh
Đáp án C
(2 điểm): Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
‒ Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa.
‒ Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X?
- Phần 1: nNH3 = 0,03 mol; nFe(OH)3 = 0,01 mol; nBaSO4 = 0,02 mol.
(1) NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
0,03 ← 0,03
(2) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
0,01 ← 0,01
- Phần 2:
(3) Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
0,02 ← 0,02
BTĐT: 3.0,01 + 0,03 = 2.0,02 + nCl- ⇒ nCl- = 0,02 mol.
=> Khối lượng muối khan: mmuối = 2(56.0,01 + 96.0,02 + 18.0,03 + 35,5.0,02) = 7,46 gam.
(2 điểm): Một học sinh thực hiện thí nghiệm sau: Lấy 10 mL dung dịch HCl 0,2 M cho vào 5 mL dung dịch NH3 thu được dung dịch A. Chuẩn độ lượng HCl dư trong dung dịch A bằng dung dịch NaOH 0,1 M thấy phản ứng hết 10,2 mL. Tính nồng độ của dung dịch NH3 ban đầu.
Số mol HCl ban đầu = 10.10-3.0,2 = 2.10-3 (mol)
\[\begin{array}{l}NaOH\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,HCl\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,NaCl\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,{H_2}O\\1,{02.10^{ - 3}}\,\,\, \to \,\,1,{02.10^{ - 3}}\,\,(mol)\end{array}\]
Số mol HCl phản ứng với NH3 = 2.10-3 – 1,02.10-3 = 0,98.10-3 (mol)
\[\left. \begin{array}{l}N{H_3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,HCl\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,N{H_4}Cl\,\\0,{98.10^{ - 3}}\, \leftarrow \,\,0,{98.10^{ - 3}}\,\,(mol)\end{array} \right\} \Rightarrow {C_{M(N{H_3})}} = \frac{{0,{{98.10}^{ - 3}}}}{{{{5.10}^{ - 3}}}} = 0,196(M)\]