Đề thi học kì 2 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 2

2024-09-14 14:28:48
I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Thủy phân dẫn xuất halogen nào sau đây sẽ thu được alcohol ?

(1) CH3CH2Cl. (2) CH3CH=CHCl. (3) C6H5CH2Cl.(4) C6H5Cl.

  • A
    (1), (3).  
  • B
    (1), (2), (3).  
  • C
    (1), (2), (4).  
  • D
    (1), (2), (3), (4).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

(1) và (3) khi tác dụng với KOH đun nóng thu được alcohol

Đáp án A

Câu 2 :

Hợp chất nào sau đây là alcohol bậc một, no, đơn chức, mạch hở?

  • A
    CH2=CH-CH2OH.
  • B
    (CH3)2CH-CH2OH.
  • C
    C6H5CH2OH.
  • D
    (CH3)2CHOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm bậc của alcohol

Lời giải chi tiết :

(CH3)2CH-CH2OH là alcohol bậc 1, no đơn chức, mạch hở

Câu 3 :

Alcohol nào sau đây khi tách nước tạo thành hai alkene?

  • A
    CH3CH2OH.    
  • B
    CH3-CHOH-CH3.
  • C
    CH3-CHOH-CH2CH3.   
  • D
    CH3OH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Alcohol khi tách nước tuân theo quy tắc tácch Zaistev

Lời giải chi tiết :

Câu 4 :

Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH (hợp chất chứa nhân thơm) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm tạo ra là

  • A
    https://cdn.hoclieuthongminh.com/gguc/0kRaaMsNKq69TLMDxPv3et8rQYCUC8ieUj0OrScUl6s--ietEISRX_ibaxJ05EQax452KfHvT5tCzSAeCnQK1RRUseA2WewQ9FvQv0J9uWWgpzCHBCQMxAsIsIJCOWtMqsPC99hfjDvh3M5hkU0YzA
  • B
    https://cdn.hoclieuthongminh.com/gguc/UQVNzQdQWGZZjEBp6jqv-KYD3Urh0Zm3vnlAuDgelj7Iogksvg0yHikg2Xm4veaBfxhuuq8MF3F2HdUYW-PHHb7GWtnzbEowSBp659De8YQeX4CQ33sZ6a7TkWtqoSlA3T3qU3NE7QxV0KXWlp1U0Q
  • C
    https://cdn.hoclieuthongminh.com/gguc/B0I0ycK9iv-B-U2rSuHZyOR2J2RlAOD1-kw11YlwEOz_6C4tMonc0hb-KjL0xU823f5L-nOpzc1aCwViIybYZ4dwT0KsAgj8_tLztyaFo0_TAujnf1pvgi8_Euo4DWJOdV52Rb8s2ndYeSU5wP1Jgw
  • D
    https://cdn.hoclieuthongminh.com/gguc/dH2UISqBZHqZIiDcKzQ1FivdftIVWg9KoekASIGqkjAMzlVZlG2rK8cxu9G7RMm2AMFRHPVfoCGj3KWaBZtrMsXTBy1L98ggEH2TzxLLHqb5RUP9ajcVbk1lisnw8pOnAtgmf6OJRKRe504UhamwCA

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của alcohol thơm

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 5 :

Cho sơ đồ biến hóa: C6H6 \( \to \) X \( \to \) C6H5OH \( \to \) Y\( \to \)C6H5OH. X, Y lần lượt có thể là

  • A
    C6H5Cl, C6H5ONa   
  • B
    C6H5Cl, C6H5NH2
  • C
    C6H5NH2, C6H5COOH  
  • D
    C6H5Br, C6H5CO

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của arene và phenol

Lời giải chi tiết :

X: C6H5Cl và Y: C6H5ONa

Đáp án A

Câu 6 :

Acetaldehyde thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
    CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
  • D
    CH3CHO + 2Ag(NH3)2OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các chất

Lời giải chi tiết :

CH3CHO thể hiện tính oxi hóa

Đáp án A

Câu 7 :

Cho 1,97 gam dung dịch formalin tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của formaldehyde trong fomalin là

  • A
    49%.
  • B
    40%.
  • C
    50%.
  • D
    38,07%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

1 mol HCHO phản ứng tráng bạc tạo ra 4 mol Ag

Lời giải chi tiết :

n Ag = 10,8 : 108 = 0,1 mol

=> n HCHO = 0,1 : 4 = 0,025 mol

m HCHO = 0,025.30 = 0,75g

=> C%HCHO = \(\frac{{0,75}}{{1,97}}.100 = 38,07\% \)

Đáp ánD

Câu 8 :

Hợp chất X có công thức cấu tạo: (CH3)2CHCH2COOH. Tên của X là

  • A
    2 – methylpropanoic acid.
  • B
    2 – methylbutanoic acid.
  • C
    3 – methylbutanoic acid.
  • D
    3 – methylbutan – 1 – oic acid.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của carboxylic acid

Lời giải chi tiết :

(CH3)2CHCH2COOH: 3 – methylbutanoic acid

Đáp án C

Câu 9 :

Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, có chứa acetic acid với hàm lượng 4 – 8% về thể tích. Một chai giấm ăn thể tích 500 mL có hàm lượng acetic acid là 5%, thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là

  • A
    5 mL
  • B
    25 mL
  • C
    50 mL
  • D
    100 mL

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính C%

Lời giải chi tiết :

Thể tích acetic acid là: 500.5% = 25mL

Đáp án B

Câu 10 :

Tên thông thường của CH2=CH-CHO là

  • A
    acetic aldehyde.
  • B
    acrylic aldehyde.
  • C
    benzoic aldehyde.
  • D
    propionic aldehyde.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của aldehyde

Lời giải chi tiết :

CH3=CH-CHO: acrylic aldehyde

Đáp án B

Câu 11 :

Cho các hydrocarbon: (1) CH2=C(CH3)CH2CH3; (2) (CH3)2C=CHCH3; (3) CH2=C(CH3)CH=CH2; (4) (CH3)2CHC≡CH. Những hydrocarbon nào phản ứng với HBr sinh ra sản phẩm chính là 2-bromo-2-methylbutane?

  • A
    (1) và (2).
  • B
    (2) và (4).
  • C
    (1) và (3).
  • D
    (3) và (4).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc cộng Markcokviop

Lời giải chi tiết :

\(C{H_2} = C(C{H_3})C{H_2}C{H_3} + HBr \to C{H_3} - CBr(C{H_3})C{H_2}C{H_3}\)(1)

(CH3)2C=CHCH3 + HBr \( \to \)(CH3)2 – CBr – CH2 – CH3 (2)

(1) và (2) phản ứng với HBr sinh ra sản phẩm chính là 2 – bromo – 2 – methylbutane.

Đáp án A

Câu 12 :

Cho các chất sau: acetylene; methyl acetylene, ethyl acetylene và dimethyl acetylene. Số chất tạo thành kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

  • A
    1.
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các chất có nối đôi ở đầu mạch tham gia phản ứng tạo kết tủa khi tác dụng với AgNO3 trong NH3

Lời giải chi tiết :

Acetylene (\(HC \equiv CH\)); methyl acetylene (\(C{H_3} - C \equiv CH\));

ethyl acetylene (\(C{H_3} - C{H_2} - C \equiv CH\)) có tham gia phản ứng tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Đáp án C

II. Câu hỏi đúng sai
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Hợp chất Y: 11 – cis – retinal cần thiết cho khả năng nhìn của mắt. Hợp chất Y có công thức cấu tạo như sau:

(a) Hợp chất Y thuộc hợp chất ketone

Đúng
Sai

(b) 1 mol hợp chất Y phản ứng với thuốc thử Tollens tạo ra 2 mol Ag

Đúng
Sai

(c) Khử hoàn toàn Y bằng LiAlH4 thu được alcohol bậc 2

Đúng
Sai

(d) Y có phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo hết tủa đỏ gạch.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

(a) Hợp chất Y thuộc hợp chất ketone

Đúng
Sai

(b) 1 mol hợp chất Y phản ứng với thuốc thử Tollens tạo ra 2 mol Ag

Đúng
Sai

(c) Khử hoàn toàn Y bằng LiAlH4 thu được alcohol bậc 2

Đúng
Sai

(d) Y có phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo hết tủa đỏ gạch.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của 11 – cis – retinal

Lời giải chi tiết :

(a) Sai, hợp chất Y thuộc hợp chất aldehyde

(b) đúng

(c) sai, khử hoàn toàn Y bằng LiAlH4 thu được alcohol bậc 1

(d) đúng

Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Salicylic acid có công thức cấu tạo sau: làm nguyên liệu để tổng hợp methyl salicylate được dùng làm cao dán giảm đau, kháng viêm ngoài ra.

(a) Phản ứng tổng hợp methyl salicylate thuộc phản ứng ester hóa.

Đúng
Sai

(b) Phương trình điều chế methyl salicylate:

Đúng
Sai

(c) Salicylic acid phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2

Đúng
Sai

(d) Công thức phân tử salicylic acid là C7H5O3.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

(a) Phản ứng tổng hợp methyl salicylate thuộc phản ứng ester hóa.

Đúng
Sai

(b) Phương trình điều chế methyl salicylate:

Đúng
Sai

(c) Salicylic acid phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2

Đúng
Sai

(d) Công thức phân tử salicylic acid là C7H5O3.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) sai, sản phẩm methyl salicylate sau khi thực hiện phản ứng ester hóa: 

(c) đúng, vì – COOH và –OH phenol đều có phản ứng với NaOH

(d) sai, công thức phân tử salicylic acid là C7H6O3

Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho các phát biểu về tính chất của phenol như sau:

(a) Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol vì nhân benzene hút electron của nhóm –OH bằng hiệu ứng liên hợp, trong khi nhóm –C2H5 lại đẩy electron vào nhóm –OH.

Đúng
Sai

(b) Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol va được minh hoạt bằng phản ứng phenol tác dụng với dung dịch NaOH còn C2H5OH thì không.

Đúng
Sai

(c) Tính acid của phenol yếu hơn H2CO3 vì sục CO2 vào dung dịch C6H5ONa ta sẽ được C6H5OH.

Đúng
Sai

(d) Phenol trong nước cho môi trường acid, làm quỳ tím hóa đỏ.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

(a) Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol vì nhân benzene hút electron của nhóm –OH bằng hiệu ứng liên hợp, trong khi nhóm –C2H5 lại đẩy electron vào nhóm –OH.

Đúng
Sai

(b) Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol va được minh hoạt bằng phản ứng phenol tác dụng với dung dịch NaOH còn C2H5OH thì không.

Đúng
Sai

(c) Tính acid của phenol yếu hơn H2CO3 vì sục CO2 vào dung dịch C6H5ONa ta sẽ được C6H5OH.

Đúng
Sai

(d) Phenol trong nước cho môi trường acid, làm quỳ tím hóa đỏ.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

(a) đúng, vì nhóm hút electron làm tăng tính acid, nhóm đẩy electron làm giảm tính acid

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai, phenol có tính acid yếu nên không làm đổi màu quỳ tìm

Câu 4 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho các phát biểu về alkane:

(a) Trong phân tử alkane chỉ chứa liên kết đơn

Đúng
Sai

(b) Chỉ có các alkane là chất khí ở điều kiện thường được dùng làm nhiên liệu.

Đúng
Sai

(c) Các alkane lỏng được dùng sản xuất xăng, dầu và làm dung môi.

Đúng
Sai

(d) Các alkane rắn được dùng làm nến, nhựa đường, nguyên liệu cho quá trình cracking.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

(a) Trong phân tử alkane chỉ chứa liên kết đơn

Đúng
Sai

(b) Chỉ có các alkane là chất khí ở điều kiện thường được dùng làm nhiên liệu.

Đúng
Sai

(c) Các alkane lỏng được dùng sản xuất xăng, dầu và làm dung môi.

Đúng
Sai

(d) Các alkane rắn được dùng làm nến, nhựa đường, nguyên liệu cho quá trình cracking.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) sai, các alkane ở thể lỏng hoặc rắn được dùng làm nhiên liệu

(c) đúng

(d) đúng

III. Tự luận
Câu 1 :

Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane.

Cho các phản ứng: \({C_3}{H_8}(g) + 5{O_2}(g) \to 3C{O_2}(g) + 4{H_2}O(l)\,\,\,{\Delta _r}H_{298}^0 =  - 2220\,kJ\)

   \({C_4}{H_{10}}(g) + \frac{{13}}{2}{O_2}(g) \to 4C{O_2}(g) + 5{H_2}O(l)\,\,\,\,{\Delta _r}H_{298}^0 =  - 2874\,kJ\)

Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 597,6 kJ. Xác định tỉ lệ số mol của propane và butane trong X.

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của C3H8 và C4H10 lần lượt là a và b mol

Lượng nhiệt khi đốt cháy khí gas X là: a.2220 + b. 2874 = 597,6 kJ (1)

Khối lượng của khí gas = m C3H8 + m C4H10 = a.44 + b.58 = 12 (2)

Từ (1) và (2): a = 0,075; b = 0,15

Tỉ lệ mol của propane và butane = 0,075 : 0,15 = 1:2

Câu 2 :

Picric acid (2,4,6 - trinitrophenol) trước đây được sử dụng làm thuốc nổ. Để tổng hợp picric acid, người ta cho 14,1 g phenol phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc/H2SO4 đặc, dư. Tính khối lượng picric acid thu được, biết hiệu suất phản ứng là 60%.

Lời giải chi tiết :

n phenol = 14,1 : 94 = 0,15 mol => n picric acid = 0,15 mol

Khối lượng picric acid: 0,15.229.60% = 20,61g

Câu 3 :

Trộn 20 mL ethanol với 20 mL acetic acid, thêm 10 mL H2SO4 đặc rồi tiến hành phản ứng ester hóa. Sau một thời gian, thu được 17,6 g ester. Tính hiệu suất phản ứng ester, biết khối lượng riêng của ethanol và acetic acid lần lượt là 0,789 g/mL và 1,05 g/mL.

Lời giải chi tiết :

m ethanol = 20.0,789 = 15,78g => n C2H5OH = 15,78 : 46 = 0,34 mol

m acetic acid = 20.1,05 = 21g => n Câu hỏi 3COOH = 21 : 60 = 0,35 mol

n Câu hỏi 3COOC2H5 = 17,6 : 88 = 0,2 mol

H% = \(\frac{{0,2}}{{0,34}}.100 = 58,8\% \)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"