Câu hỏi trang 80
MĐ:
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu như các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà lại tích tụ trong cơ thể? |
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Khi các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà lại tích tụ trong cơ thể thì cơ thể sẽ hấp thụ lại các chất độc hại và chất dư thừa, làm cho cơ thể bị ảnh hưởng xấu và mắc bệnh.
Câu hỏi trang 82
CH 1:
Kể tên một số chất bài tiết. Các chất đó được cơ quan nào bài tiết? |
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
CH 2:
Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đoạn nào? Điều gì xảy ra nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn? |
Phương pháp giải:
Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất thải được sinh ra từ quá trình chuyển hóa cùng với các chất độc hại và các chất dư thừa.
Quá trình tạo nước tiểu gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết chất ở ống thận.
Lời giải chi tiết:
Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. Quá trình tạo nước tiểu ở nephron gồm các giai đoạn:
1. Lọc: Huyết áp đẩy nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc vào lòng nang Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận.
2. Tái hấp thụ: Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết nhưu Na+, HCO3-, ... trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.
3. Tiết: Chất độc, một số ion dư thừa H+, K+, ... được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc.
4. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản vào lưu trữ ở bàng quang trước khi được thải ra ngoài.
Nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn sẽ gây ra một số bệnh rối loạn tiểu tiện ở con người.
Câu hỏi trang 84
CH 1:
Tại sao lại nói cân bằng nội môi là cân bằng động? |
Phương pháp giải:
Cân bằng nội môi là trạng thái mà trong đó các điều kiện lí, hóa của môi trường bên trong cơ thể duy trì ổn định, đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
Lời giải chi tiết:
Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động nghĩa là các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định. Do ảnh hưởng từ sự thay đổi liên tục của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
Ví dụ: Nồng độ glucose trong máu người luôn dao động trong khoảng 3,9 - 6,4 mmol/L
CH 2:
Hệ thống duy trì cân bằng nội môi đảm bảo duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể như thế nào? Cho ví dụ. |
Phương pháp giải:
Cân bằng nội môi là trạng thái mà trong đó các điều kiện lí, hóa của môi trường bên trong cơ thể duy trì ổn định, đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
Mỗi hệ thống điều hòa cân bằng nội môi gồm ba thành phần: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
Lời giải chi tiết:
Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi. Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phân tiếp nhận kích thích, bộ phân điều khiển và bộ phận thực hiện.
- Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.
- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.
- Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu, ...
Ví dụ:
Khi nồng độ glucose tăng quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone được gọi là insulin. Nếu các mức này giảm quá thấp, gan sẽ chuyển đổi glycogen trong máu thành glucose một lần nữa, làm tăng mức độ.
Câu hỏi trang 86
CH 1:
Kẻ bảng vào vở và điền biện pháp phòng tránh bệnh vào bảng theo mẫu dưới đây: |
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết về biện pháp phòng tránh các bệnh thận.
Lời giải chi tiết:
CH 2:
Những chỉ số sinh lí, sinh hóa máu nào ở Bảng 13.2 là bình thường, không bình thường? Người có kết quả xét nghiệm này nên làm gì? |
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng kết quả xét nghiệm (bảng 13.2) để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bảng 13.2 cho thấy kết quả xét nghiệm có nồng độ glucose, uric acid và creatinin cao hơn mức bình thường. Nên chỉ số sinh lí, sinh hoá máu của người này không bình thường, bị mất cân bằng nội môi.
Người có kết quả xét nghiệm này đang có vấn đề về gan, thận nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
CH 3:
Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhu cầu của cơ thể và có người uống lượng nước ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này, hoạt động của thận sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi của thận.
Lời giải chi tiết:
Nếu uống thừa nước sẽ gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.
CH 4:
Tại sao những người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo? |
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Chạy thận nhân tạo giúp cơ thể đào thải các chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm và không thể thực hiện được nhiệm vụ này. Chạy thận nhân tạo là một cách để điều trị suy thận, giúp người bị bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt một cách bình thường.
CH 5:
Uống rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH, tại sao uống rượu gây khát nước và thải nhiều nước tiểu? |
Phương pháp giải:
Dựa vào cơ chế cân bằng nội môi của cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Vai trò sinh lý chủ yếu của hormone ADH là duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh trong phạm vi bình thường. Hormon ADH làm cho nước tiểu cô đặc tương đối bằng cách tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
Càng nhiều hormone ADH được giải phóng, nước tái hấp thụ ở thận càng nhiều. Nước sẽ tái hấp thụ quá nhiều vào dòng máu và khiến nước tiểu đặc lại.
Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn. Điều này có thể gây nên sự khát quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, mất nước và - nếu không được bù đủ nước thì natri trong máu sẽ tăng.
Lý thuyết