Bài 22. Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức

2024-09-14 14:29:46

Câu hỏi trang 145

MĐ: Quá trình một tế bào hợp tử phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Hợp tử lớn lên và phát triển thành phôi và cơ thể nhờ có quá trình nguyên phân rất nhiều lần để hình thành một khối các tế bào gọi là phôi. Sau đó mỗi nhóm tế bào của phôi được phân hóa (biệt hóa) để phát triển thành một bộ phận hoặc một cơ quan của cơ thể cũng nhờ hình thức nguyên phân.


Câu hỏi trang 148

CH 1: Phân biệt phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

Phương pháp giải:

Quá trình phát triển của động vật có thể không qua biến thái hoặc qua biến thái. Quá trình phát triển qua biến thái có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

Lời giải chi tiết:

 

CH 2: Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau, điền ít nhất tên 10 loài động vật vào bảng và đánh dấu x vào kiểu biến thái của chúng.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

CH 3: Quan sát Hình 22.1 và 22.2, phân biệt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con người từ giai đoạn phôi cho đến khi trưởng thành, từ đó giải thích tại sao cần có chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ em và phụ nữ khi mang thai?

Phương pháp giải:

Quan sát hình và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng ở bên trong cơ thể mẹ. Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: phân cắt, phôi nang, phôi vị, tạo cơ quan. Ở người, giai đọan phôi thai diễn ra trong tử cung của người mẹ. Hai tháng đầu gọi là giai đoạn phôi, từ tháng thứ 3 đến khi sinh ra là giai đoạn thai. Ở giai đoạn này, phôi cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống riêng đầy đủ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai.


Câu hỏi trang 150

CH 1: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Phương pháp giải:

Các nhân tố bên trong như di truyền, hormone và các nhân tố bên ngoài như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng,… ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố bên trong:

- Di truyền: sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật trước tiên do yếu tố di truyền quyết đinh. Người ta đã phát hiện hệ thống gene chịu trách nhiệm điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật. Hai đặc điểm sinh trưởng và phát triển dễ nhận thấy nhất do yếu tố di truyền quyết định là tốc độ lớn và giới hạn lớn.

- Hormone: động vật có xương sống có nhiều hormone ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, bốn loại hormone được coi là ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển là hormone sinh trưởng (GH), thyroxine, testosterone và estrogen.

CH 2: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật sống trên cạn và sống dưới nước.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố bên ngoài:

- Thức ăn: là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đều cần cho sinh trưởng và phát triển của động vật và người.

- Nhiệt độ: mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động bật biến nhiệt.

- Ánh sáng: ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau.

CH 3: Những hormone nào gây dậy thì ở trẻ em nam và nữ? Giải thích.

Phương pháp giải:

Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển từ thiếu niên sang thanh niên. Ở thời kì dậy thì, nam và nữ có những thay đổi về thể chất, sinh lí, tâm lí và tình cảm.

Lời giải chi tiết:

Dậy thì chủ yếu là do tác động của tăng testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ. Ở thời kì dậy thì, nam và nữ có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lí.

- Estrogen: kích thích phát triển hệ sinh dục ở thời kì phôi thai, kích thích sinh trưởng và phát triển ở thời kì dậy thì ở nữ, kích thích tổng hợp protein ở một số cơ quan và chuyển calcium vào xương.

- Testosterone: kích thích phát triển hệ sinh dục ở thời kì phôi thai, kích thích sinh trưởng và phát triển ở thời kì dậy thì ở nam, kích thích phát triển cơ bắp và chuyển calcium vào xương.

CH 4: Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây, sau đó điền những thay đổi về thể chất, sinh lí, tâm lí, tình cảm ở tuổi dậy thì vào bảng (Lưu ý: Nữ điền vào cột dành cho cho nữ, nam điền vào cột dành cho nam).

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:



Câu hỏi trang 151

CH 1: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ,… về các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai, hậu quả mang thai ở tuổi học sinh, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

a) Bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm những bệnh nào? Hậu quả khi mắc các bệnh đó là gì?

b) Tại sao mang thai ở tuổi học sinh đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập? Làm cách nào để tránh mang thai ở tuổi học sinh?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

a)

- Bệnh giang mai: Bệnh giang mai có thể gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như: khớp, da, thận, não, tai, mắt...thậm chí đe dọa đến tính mạng.

- Bệnh HIV: Virus HIV gây suy giảm miễn dịch của cơ thể và dẫn đến tử vong, có thể truyền từ mẹ sang con.

- Bệnh Herpes sinh dục: Cơ thể xuất hiện những mụn nước, nhất là quanh cơ quan sinh dục, hậu môn, sốt nhẹ, sưng đau hạc

- Bệnh sùi mào gà: Khi bị nhiễm sùi mào gà, người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sần sùi, màu hồng nhạt ở nhiều vị trí như: cơ quan sinh dục nam nữ, cổ tử cung, lỗ tiểu, tầng sinh môn, hậu môn, mắt, mũi, miệng...Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm sùi mào gà có thể lây sang con và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.

b)

Mang thai ở độ tuổi vị thành niên ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe, tâm lí, sinh lí và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ vị thành niên.

Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.

Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần:

  • Rèn luyện về kĩ năng sống
  • Chăm sóc sứu khỏe thể chất và tâm lí
  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 

CH 2: Nam, nữ ở tuổi dậy thì cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân và người khác.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Nam, nữ ở tuổi dậy thì cần rèn luyện về kĩ năng sống, chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè; tâm sự những lo lắng băn khoăn với người thân hoặc gia đình; duy trì thời gian học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí; cần phân biệt rõ giữa tình yêu và tình bạn trong sáng. Bên cạnh đó cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống, tránh xa các chất kích thích, ...

CH 3: Tham khảo tài liệu khoa học, internet,… hãy đề xuất thêm biện pháp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của một số loài vật nuôi nào đó hoặc biện pháp kìm hãm, tiêu diệt côn trùng gây hại.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

- Xây dựng chế độ ăn thích hợp cho động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau.

- Chọn giống có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, cải tạo giống bằng phương pháp lai giống, áp dụng công nghệ phôi tạo ra giống vật nuôi có năng suất cao, ...

- Cải tạo môi trường sống.

- Xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển dễ bị tổn thương nhất của động vật gây hại, từ đó đề ra các biện pháp tiêu diệt phù hợp.


Câu hỏi trang 152

LT 1: Tại sao sâu bướm và châu chấu, cào cào phá hoại cây xanh rất mạnh và gây ra tổn thất cho nông nghiệp?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Sâu bướm, châu chấu, cào cào phá hoại cây xanh rất mạn và gây tổn thất lớn cho nông nghiệp bởi vì khi còn ở giai đoạn con non, chúng có đủ các enzyme tiêu hóa protein, lipid, carbohydrat nhưng lại thiếu enzyme tiêu hóa chất cellulose. Do đó việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp khiến chúng ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Giai đoạn non là giai đoạn ấu trùng cần rất nhiều năng lượng để sinh trưởng và phát triển qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành.

LT: Hormone có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật nhưng tại sao không nên lạm dụng hormone trong chăn nuôi?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Hormon tăng trưởng là một phần của quá trình trao đổi chất ở động vật, do đó bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật cũng sẽ chứa hormone này. Việc sử dụng hàm lượng lớn, thường xuyên các thực phẩm chứa hormone này sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh các kích thích tố tính dục là tác nhân gây ra ung thư.

LT 3: Kinh nghiệm của những người chăn nuôi là cắt bỏ hai tinh hoàn của gà trống con khi nó bắt đầu biết gáy. Kết quả thu được là gà lớn nhanh và béo, nhưng cơ thể gà phát triển không bình thường như mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục,… Điều này được giải thích như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Do tinh hoàn chứa hoocmon testosteron, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽ không chứa hoocmon testosteron do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp như ( mào, cựa, gáy, bản năng sinh dục). Ngoài ra hoocmon testosteron có vai trò phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắp dẫn đến béo.

LT 4: Vận dụng hiểu biết về các giai đoạn phát triển, cho iết tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ em theo độ tuổi. Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng thì hậu quả sẽ thế nào? Giải thích.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.

Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể của trẻ không đủ dưỡng chất để hấp thụ và phát triển bình thường, dẫn đến trẻ còi cọc và thiếu dinh dưỡng.


Lý thuyết

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"