Bài 19. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trang 128, 129, 130 SGK Sinh 11 - Chân trời sáng tạo

2024-09-14 14:30:40

Câu hỏi trang 128

Câu hỏi 1: 

Quan sát một cây hoa lúc còn nhỏ hoặc một con gà trống con và trả lời câu hỏi: Bằng cách nào mà cây hoặc con gà lớn lên? Khi nào cây ra hoa? Khi nào con gà trống biết gáy? Sự trưởng thành của chúng bị chi phối bởi các yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Sinh trưởng là quá trình gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật do sự gia tăng số lượng, kích thước, khối lượng của tế bào, mô, cơ quan.

Phát triển là quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và cơ thể diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Quan sát con gà trống con:

- Con gà lớn lên bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống,...

- Khoảng 3 tháng thì gà trông biết gáy

- Sự trưởng thành bị chi phối bởi nguồn thức ăn, oxy,...

Câu hỏi 2: 

Quan sát Hình 19.1 và rút ra nhận xét về những biến đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa

Phương pháp giải:

Sinh trưởng là quá trình gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật do sự gia tăng số lượng, kích thước, khối lượng của tế bào, mô, cơ quan.

Phát triển là quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và cơ thể diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.

Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như: tăng kích thước và khối lượng cơ thể; phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể kèm theo sự thay đổi các chức năng sinh lí tương ứng.

Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại phát triển là điều kiện thúc đẩy sinh trưởng.

Lời giải chi tiết:

Những biến đổi: Hạt cây - Nảy mầm - Mọc cây con - Cây trưởng thành - Ra hoa - Tạo quả


Câu hỏi trang 129

Câu hỏi 1: 

Hãy tìm hiểu thêm một số ví dụ về dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Phương pháp giải:

Sinh trưởng là quá trình gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật do sự gia tăng số lượng, kích thước, khối lượng của tế bào, mô, cơ quan.

Phát triển là quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và cơ thể diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.

Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như: tăng kích thước và khối lượng cơ thể; phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể kèm theo sự thay đổi các chức năng sinh lí tương ứng.

Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại phát triển là điều kiện thúc đẩy sinh trưởng.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

- Sự tăng chiều cao của cây bạch đàn: Cây bạch đàn cao 1 mét, sau 2 năm thì có chiều cao là 3 mét.

- Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một hợp tử của gà ở trong trứng.

Câu hỏi 2: 

Hãy tìm thêm ví dụ chứng tỏ sinh trưởng và phát triển có quan hệ với nhau

Phương pháp giải:

Sinh trưởng là quá trình gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật do sự gia tăng số lượng, kích thước, khối lượng của tế bào, mô, cơ quan.

Phát triển là quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và cơ thể diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.

Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như: tăng kích thước và khối lượng cơ thể; phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể kèm theo sự thay đổi các chức năng sinh lí tương ứng.

Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại phát triển là điều kiện thúc đẩy sinh trưởng.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:

- Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.

- Ví dụ vòng sinh trưởng và phát triển của con bướm: Trứng bướm sau một thời gian biến đổi bên trong thì nở ra con sâu, con sâu sinh trưởng lớn lên làm kén, kén nở ra con bướm là phát triển.


Câu hỏi trang 130

Câu hỏi 1: 

Quan sát các Hình 19.2, 19.3 và mô tả vòng đời của cây thông và muỗi

Phương pháp giải:

Vòng đời (hay chu kì sống) của sinh vật là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cơ thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, sinh sản, rồi chết.

Lời giải chi tiết:

- Vòng đời của cây thông trải qua các giai đoạn: cây non, cây trưởng thành, nón đực mang tinh tử và nón cái mang noãn bào, hợp tử, phôi trong hạt.

- Vòng đời của muỗi trải qua các giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành

Câu hỏi 2: 

Hãy quan sát một số người cao tuổi ở địa phương và cho biết nguyên nhân giúp họ sống lâu

Phương pháp giải:

Tuổi thọ dùng để chỉ thời gian sinh tồn của sinh vật, được tính từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người bao gồm các yếu tố bên trong (di truyền) và yếu tố bên ngoài (môi trường, xã hội).

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân giúp những người cao tuổi ở địa phương sống lâu:

- Yếu tố di truyền về gene, thể trạng tốt

- Ăn uống và tập thể dục điều độ

- Chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh kịp thời

- Lối sống lành mạnh, thái độ tích cực


Câu hỏi trang 131

Câu hỏi 1: 

Hãy tìm hiểu thêm các ví dụ ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn

Phương pháp giải:

Vòng đời (hay chu kì sống) của sinh vật là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cơ thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, sinh sản, rồi chết.

Tuổi thọ dùng để chỉ thời gian sinh tồn của sinh vật, được tính từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người bao gồm các yếu tố bên trong (di truyền) và yếu tố bên ngoài (môi trường, xã hội).

Nghiên cứu chu kì sống và tuổi thọ để ứng dụng nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi và trồng trọt, hạn chế sinh vật gây hại, kéo dài tuổi thọ cho con người.

Lời giải chi tiết:

- Sử dụng chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo với nhiều mục đích khác nhau: củ tỏi không nảy mầm nhờ hormone ức chế

- Con người loại bỏ vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào và tiêu diệt ấu trùng.

Câu hỏi 2: 

Hãy phân tích các yếu tố chi phối tuổi thọ của con người và đề xuất những biện pháp cụ thể để giúp kéo dài tuổi thọ

Phương pháp giải:

Vòng đời (hay chu kì sống) của sinh vật là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cơ thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, sinh sản, rồi chết.

Tuổi thọ dùng để chỉ thời gian sinh tồn của sinh vật, được tính từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người bao gồm các yếu tố bên trong (di truyền) và yếu tố bên ngoài (môi trường, xã hội).

Nghiên cứu chu kì sống và tuổi thọ để ứng dụng nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi và trồng trọt, hạn chế sinh vật gây hại, kéo dài tuổi thọ cho con người.

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố chi phối tuổi thọ:

- Yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền quyết định khoảng 25%: gene, tầm vóc, thể trạng, bệnh tật di truyền qua gene

- Yếu tố bên ngoài:

+ Môi trường sống ít ô nhiễm thì tuổi thọ cao hơn

+ Chế độ ăn uống hợp lí, đầy đủ, khoa học làm tăng tuổi thọ

+ Chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ, sống lành mạnh, tích cực, tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ

+ Chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh kịp thời giúp tăng cường tuổi thọ

- Một số biện pháp cụ thể:

+ Duy trì hoạt động thể chất.

+ Tránh ăn quá nhiều.

+ Ngủ đủ giấc là thói quen sinh hoạt tốt.

+ Ăn nhiều hạt.

+ Không hút thuốc.

+ Hạn chế đồ uống có cồn.

+ Ăn nhiều rau củ quả


Lý thuyết

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"