Bài 6. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trang 40, 41, 42, 43, 44 SGK Sinh 11 - Cánh diều

2024-09-14 14:31:21

Câu hỏi trang 40

MĐ:

Những loài động vật trong hình 6.1 ăn những thức ăn khác nhau, quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của chúng có khác nhau không? Tại sao?

 

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Muỗi, trâu và sư tử có ăn những loại thức ăn khác nhau nên quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của chúng khác nhau.

Muỗi lấy chất dinh dưỡng đã được phân giải đơn giản từ máu người và các loài động vật khác nên quá trình tiêu hóa diễn ra rất nhanh.

Trâu ăn cỏ, tế bào thực vật có thành cellulose nên rất khó tiêu hóa, vì vậy quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của trâu diễn ra rất chậm.

Sư tử là động vật ăn thịt nên quá trình tiêu hóa chủ yếu là sự phân giải protein.

CH:

Quan sát hình 6.2, nêu tên và mô tả các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở người.

Phương pháp giải:

Vậng dụng kiến thức về quá trình dinh dưỡng ở người.

Lời giải chi tiết:

Quá trình dinh dưỡng ở người gồm 4 giai đoạn:

  • Lấy thức ăn: thức ăn được đưa vào khoang miệng.
  • Tiêu hóa thức ăn: thức ăn được vận chuyển, biến đổi cơ học và hóa học.
  • Hấp thụ chất dinh dưỡng: chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết.
  • Tổng hợp các chất: chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào và được tế bào sử dụng để tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động sống.
  • Thải chất cặn bã: những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua hậu môn.

Câu hỏi trang 41

LT:

Quan sát hình 6.2, hình 6.3, hình 6.4 và mô tả đặc điểm từng giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng 6.1. 

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong hình 6.2, 6.3 và 6.4 để hoàn thành bảng.

Lời giải chi tiết:

 

CH:

Quan sát và cho biết hình thức tiêu hóa của người và mỗi động vật trong hình 6.2, hình 6.3 và hình 6.4.

Phương pháp giải:

Động vật tiêu hóa bằng 2 hình thức: tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.

Lời giải chi tiết:

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (bọt biển), thức ăn tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào.

Động vật có túi tiêu hóa (thủy tức), thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.

Ở động vật có ống tiêu hóa (con người), thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.


Câu hỏi trang 42

LT:

Sắp xếp các loài: sán lá, giun đất, gà, cá, chó, bọt biển vào các nhóm: chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa và có ống tiêu hóa.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức tiêu hóa của động vật.

Lời giải chi tiết:

Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: sán lá.

Động vật có túi tiêu hóa: bọt biển.

Động vật có ổng tiêu hóa: giun đất, gà, cá, chó.


Câu hỏi trang 43

LT:

Quan sát bảng 6.2 và cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 6.2.

Lời giải chi tiết:

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực.

  • Nhu cầu năng lượng tăng dần ở độ tuổi từ 10 – 19 và sau đó giảm dần, vì độ tuổi từ 10 – 19 là giai đoạn dậy thì nên cần nhiều năng lượng để xây dựng cơ thể, sinh trưởng và phát triển.
  • Nhu cầu năng lượng ở nam cao hơn nữ, do cường độ hoạt động của nam thường cao hơn nữ nên cơ thể cần cung cấp nhiều năng lượng hơn.
  • Phụ nữ mang thai có nhu cầu năng lượng cao hơn các đối tượng khác vì ngoài năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống, cần cung cấp thêm năng lượng giúp phôi thai phát triển.
  • Đối tượng có mức hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu thấp hơn người hoạt động thể lục trung bình và nặng, phụ thuộc vào mức năng lượng tiêu hao để cơ thể hoạt động.

Tìm hiểu thêm:

Vitamin, chất khoáng và chất xơ không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng thiếu các chất này, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thiếu vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, calcium, chất xơ có thể gây ra những bệnh gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Khi cơ thể thiếu vitamin hay các chất khoáng, chất xơ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng:

  • Thiếu vitamin A: quáng gà, bệnh khô mắt, suy giảm thị lực, suy giảm miễn dịch …
  • Thiếu vitamin C: tổn thương ở xương, thiếu máu, xuất huyết dưới da …
  • Thiếu vitamin B1: suy giảm chứng năng tim, khó thở …
  • Thiếu vitamin D: bệnh còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn.
  • Thiếu calcium: còi xương, loãng xương, chứng hạ canxi …
  • Thiếu chất xơ: nhanh đói, hay bị táo bón, đường huyết và mỡ máu hay thay đổi …

Câu hỏi trang 44

VD:

1. Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4.

2. Hãy thiết kế một áp phích trình bay về lợi ích của thực phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa.

3. Đề xuất một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình em.

4. Tiến hành điều tra về tình trạng béo phí hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường em. Báo cáo kết quả thực hiện dự án: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

1.

 

2.

Em có thể tham khảo mẫu sau:

 

3.

Các biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của từng cá nhân trong gia đình.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên, giữ gìn vệ sinh môi trường sống.
  • Bổ sung chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng từ rau xanh, hoa quả …

4.

Em hãy tiến hành điều tra tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng của các bạn tại trường em đang học.


Lý thuyết

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"