Bài 12. Cảm ứng ở thực vật trang 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84 SGK Sinh 11 - Cánh diều

2024-09-14 14:31:45

Câu hỏi trang 78

MĐ:

Quan sát hình 12.1, cho biết khi tay chạm vào cây trinh nữ, cây có phản ứng như thế nào?

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 12.1 để mô tả hiện tượng.

Lời giải chi tiết:

Khi tay chạm vào cây trinh nữ, lá cây có phản ứng cụp lại ở những phần bị kích thích.

CH:

Tìm thêm ví dụ về cảm ứng ở thực vật.

Phân tích vai trò cảm ứng đối với thực vật. Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ về cảm ứng ở thực vật:

  • Ngọn cây mọc hướng về phía có nguồn sáng.
  • Rễ cây phát triển về hướng có nguồn nước.
  • Tua quấn của cây thân leo cuốn vào giá thể (giàn, cọc …).

Cảm ứng ở thực vật giúp cơ thể thực vật phản ứng với các kích thích từ môi trường.


Câu hỏi trang 79

CH:

Quan sát hình 12.2, nêu cơ chế phản ứng hướng sáng ở thực vật.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 12.2 và trình bày cơ chế hướng sáng của chồi đỉnh.

 

Lời giải chi tiết:

Cơ chế hướng sáng của chồi đỉnh chia thành 3 giai đoạn: thu nhận kích thích → dẫn truyền tín hiệu → trả lời kích thích.

  • Thu nhận kích thích: thụ thể cảm ứng ánh sáng xanh photopropin tiếp nahanj ánh sáng từ 1 phía.
  • Dẫn truyền tín hiệu: sự tương tác giữa ánh sáng xanh và photopropin gây sự chuyển đổi và dẫn truyền tín hiệu trong tế bào, dẫn tới phân bố không đều auxin ở hai phía của chồi đỉnh; auxin tập trung ở phái đối diện hướng ánh sáng.
  • Trả lời kích thích: Auxin có vai trò kích thích sự dãn dài tế bào ở phía đối diện nguồn sáng, khiến ngọn cây cong về phía án sáng.

LT:

Đặt hạt đậu nảy mầm vào chậu có nhiều lỗ nhỏ có đặt lưới thép phủ mạt cưa ẩm cho kín hạt. Treo nghiêng chậu một thời gian (hình 12.3). Quan sát và giải thích hiện tượng.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cơ chế cảm ứng ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình 12.3, ta thấy rễ cây phát triển uốn cong qua các lỗ nhỏ.

Giải thích: Rễ cây luôn phát triển hướng về phía có nước. Do mạt cưa chứa hơi ẩm (nước) mà rễ cây luôn hướng tới nguồn nước vì vậy mà rễ sẽ uốn cong quay về phía mạt cưa cẩm trong khay.


Câu hỏi trang 80

CH:

Quan sát hình 12.4, nêu hình thức cảm ứng ở thực vật trong mỗi hình. Cho thêm ví dụ về hướng động.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hướng động để chỉ ra từng kiểu hướng động trong mỗi hình.

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình 12.4 ta thấy:

a) Ngọn cây sinh trưởng hướng về phía nguồn sáng (hướng sáng).

b) Rễ cây sinh trưởng hướng về phía nguồn nước (hướng nước).

c) Ngọn cây sinh trưởng hướng trọng lực âm (hướng trọng lực).

d) Rễ cây sinh trưởng hướng về phía nguồn dinh dưỡng (hướng hóa).

e) Cây thân leo sinh trưởng bám vào cọc (hướng tiếp xúc).


Câu hỏi trang 81

LT:  

Vận động hướng động của thực vật có đặc điểm gì?

Hoàn thành bảng 12.1 theo mẫu.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về các hình thức hướng động của thực vật.

Lời giải chi tiết:

 


Câu hỏi trang 82

CH 1:

Quan sát hình 12.5, nêu hình thức cảm ứng ở cây trinh nữ và cây bắt ruồi.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về ứng động của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Hình thức cảm ứng ở cây trinh nữ và cây bắt ruồi là ứng động không sinh trưởng:

  • Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ: ứng động sức trương.
  • Hiện tượng bắt mồi ở cây bắt mồi: ứng động tiếp xúc.

LT:

Hướng động khác với ứng động ở đặc điểm nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về hai hình thức cảm ứng: hướng động và ứng động của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Hướng động khác với ứng động ở đặc điểm:

  • Hướng động là phản ứng vận động sinh trưởng của thực vật đối với tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
  • Ứng động là phản ứng vận động đối với tác nhân kích thích không định hướng từ môi trường và có thể gắn với sự sinh trưởng của tế bào hoặc không.

CH 2:

Những hiểu biết về cảm ứng ở thực vật được áp dụng như thế nào trong thực tiễn sản xuất?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tiễn:

Lời giải chi tiết:

Ứng dụng tính hướng sáng: trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng, dùng đèn ánh sáng nhân tạo …

Ứng dụng tính hướng nước: tưới nước nhỏ giọt, tưới nước vào rãnh xung quanh rễ …

Ứng dụng tính hướng tiếp xúc: sử dụng giàn để thúc đẩy sinh trưởng của cây họ Bầu bí.


Câu hỏi trang 83

Thí nghiệm và quan sát hiện tượng hướng sáng trang 83:

Nhìn vào những bức ảnh đã chụp cây đậu ở mỗi tuần, giải thích tại sao cây đậu phát triển theo những chỗ bìa bị khoét lỗ (hướng ánh sáng).

Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về tính hướng sáng của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Kết quả và giải thích:

Đỉnh sinh trưởng của cây sinh trưởng uốn cong qua các lỗ khoét để hướng về phía ánh sáng.

=> Cây cần có ánh sáng cho quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của cây. Vì vậy, khi cho cây vào hộp giấy khoét lỗ thì thân cây sẽ sinh trưởng uốn cong tìm nguồn sáng.

Kết luận: thân cây hướng sáng dương.


Câu hỏi trang 84

Thí nghiệm và quan sát hiện tượng hướng trọng lực trang 84:

Trả lời các câu hỏi sau:

Kết quả ở tư thế nào rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân  có hướng trọng lực âm. Vì sao?

Vì sao ở cây mắm, cây bụt mọc … một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương? Vai trò của các rễ đó là gì?

Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 12.8 và kiến thức đã học về tính hướng trọng lực của thực vật để giải thích hiện tượng.

 

Lời giải chi tiết:

Kết quả và giải thích:

Ở tư thế nào rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân  có hướng trọng lực âm vì:

  • Rễ cây có nhiệm vụ hấp thụ nước và chất khoáng từ đất cung cấp cho cây nên hướng trọng lực dương.
  • Đỉnh thân có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng và thực hiện quang hợp nên hướng trọng lực âm.

Ở một số loài cây như cây mắm, cây bụt mọc có hiện tượng rễ cây mọc ngược lên trên mặt đất. Vai trò của các rễ này là giúp cây hấp thụ oxygen để thực hiện quá trình hô hấp do những loài cây này thường sống ở môi trường thiếu O2 (nước).

Kết luận: Rễ cây hướng trọng lực dương, ngọn cây hướng trọng lực âm.

VD: 

Một số loại cây trồng thường được chăm sóc bằng một trong những biện pháp sau: vun gốc, làm giàn, bón phân ở gốc, làm rãnh tưới nước, tỉa thưa cây để có năng suất cao. Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp trên.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cảm ứng ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

 

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"