Câu hỏi trang 31
2.1.
Sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với kích thích từ môi trường nhờ A. sự sinh trưởng. B. sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. C. sự sinh sản. D. sự cảm ứng. |
Phương pháp:
Khái niệm sự cảm ứng
Giải chi tiết:
Sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với kích thích từ môi trường nhờ sự cảm ứng
2.2.
Sinh vật thu nhận kích thích nhờ A. bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin. B. neuron hướng tâm. C. các thụ thể, các giác quan, các tế bào thụ cảm. D. neuron li tâm. |
Phương pháp:
Dựa vào cơ chế cảm ứng
Giải chi tiết:
Sinh vật thu nhận kích thích nhờ các thụ thể, các giác quan, các tế bào thụ cảm.
2.3.
Trật tự nào sau đây thể hiện đúng cơ chế cảm ứng ở sinh vật? A. Thu nhận kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin → Dẫn truyền kích thích → Trả lời kích thích. B. Thu nhận kích thích → Dẫn truyền kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích. C. Dẫn truyền kích thích → Thu nhận kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích. D. Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích → Dẫn truyền kích thích → Thu nhận kích thích. |
Phương pháp:
Dựa vào cơ chế cảm ứng
Giải chi tiết:
B. Thu nhận kích thích → Dẫn truyền kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích.
2.4.
Nối tên bộ phận thực hiện chức năng cảm ứng với giai đoạn thích hợp của cơ chế cảm ứng. |
Bộ phận thực hiện cảm ứng | Tên giai đoạn của cơ chế cảm ứng |
(a) neuron hướng tâm (b) các giác quan (c) trung ương thần kinh (d) cơ (e) tế bào thụ cảm (g) tuyến | (1) Phân tích và tổng hợp thông tin (2) Trả lời kích thích (3) Thu nhận kích thích (4) Dẫn truyền kích thích |
Phương pháp:
Dựa vào cơ chế cảm ứng
Giải chi tiết:
(a)-(4), (b)-(3), (c)-(1), (d)-(2), (e)-(3), (g)-(2)
Câu hỏi trang 32
2.5.
Cơ quan có vai trò chủ yếu trả lời kích thích ở người là: A. Cơ quan thụ cảm B. Cơ hoặc tuyến C. Hệ thần kinh D. Dây thần kinh |
Phương pháp:
Dựa vào cơ chế cảm ứng ở người
Giải chi tiết:
Cơ quan có vai trò chủ yếu trả lời kích thích ở người là cơ hoặc tuyến
2.6.
Đặc điểm cảm ứng nào sau đây không phải là đặc điểm cảm ứng của thực vật A. Phản ứng dễ nhận thấy ngay. B. Phản ứng diễn ra chậm. C. Phản ứng bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan. D. Phản ứng được kiểm soát bởi hormone. |
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm cảm ứng ở thực vật
Giải chi tiết:
A. Phản ứng dễ nhận thấy ngay.
2.7.
Quá trình nào sau đây không có trong cơ chế cảm ứng của thực vật với tín hiệu môi trường? A. Dẫn truyền tín hiệu B. Trả lời kích thích C. Phân tích và tổng hợp thông tin D. Thu nhận kích thích |
Phương pháp:
Dựa vào cơ chế cảm ứng ở thực vật không có trong cơ chế cảm ứng của thực vật với tín hiệu môi trường
Giải chi tiết:
Phân tích và tổng hợp thông tin
2.8.
Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào sau đây? A. Hướng hoá B. Hướng động C. Ứng động sức trương D. Ứng động tiếp xúc |
Phương pháp:
Đóng mở khí khổng phụ thuộc vào sức trương nước của tế bào hạt đậu
Giải chi tiết:
C. Ứng động sức trương
2.9.
Bộ phận nào của cây hướng trọng lực dương? A. Đỉnh rễ B. Đỉnh thân C. Lá D. Chồi bên |
Phương pháp:
Hướng trọng lực dương là hướng theo hướng trọng lực
Giải chi tiết:
Đỉnh rễ hướng trọng lực dương
2.10.
Nguyên nhân của hiện tượng thân cây luôn mọc vươn về phía có ánh sáng là A. auxin phân bố tập trung ở đính chồi. B. auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây. C. auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây. D. auxin phân bố tập trung về phía đối diện với nguồn sáng của cây. |
Phương pháp:
Auxin không đều là lí do cây vươn dài về phía có ánh sáng
Giải chi tiết:
Nguyên nhân của hiện tượng thân cây luôn mọc vươn về phía có ánh sáng là auxin phân bố tập trung về phía đối diện với nguồn sáng của cây.
2.11.
Các phản ứng vận động nào sau đây không thuộc hướng động? A. Rễ cây mọc hướng về nguồn nước. B. Thân non mọc hướng về phía có ánh sáng. C. Cây bắt ruồi khép lá khi côn trùng bò vào và chạm vào lá cây. D. Cây dây leo cuốn xung quanh thân cây gỗ trong rừng nhiệt đới. |
Phương pháp:
Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định
Giải chi tiết:
Cây bắt ruồi khép lá khi côn trùng bò vào và chạm vào lá cây không thuộc hướng động
2.12.
Các hiện tượng nào sau đây ở thực vật thuộc kiểu ứng động? (1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc chạng vạng tối (2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng. (3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào. (4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước. (5) Hoa quỳnh nở vào ban đêm. | (6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm. | A. (1), (2), (3) và (6) B. (1), (3), (5) và (6) C. (1), (3), (5) và (6) D.(1), (2), (4) và (6) |
Phương pháp:
Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.
Giải chi tiết:
B. (1), (3), (5) và (6)
Câu hỏi trang 33
2.13.
Ghép các tên loài động vật tương ứng với dạng hệ thần kinh của chúng.
|
Phương pháp:
Dựa vào các đại diện của các dạng hệ thần kinh
Giải chi tiết:
(a)-(3), (b)-(2), (c)-(1), (d)-(3)
2.14.
Những bộ phận của một neuron điển hình gồm: (1) Màng tế bào (2) Chất dẫn truyền thần kinh (3) Khe synap (4) Nhân tế bào (5) Sợi trục, sợi nhánh (6) Tơ cơ A. (1), (2), (3) và (4) B. (2), (3), (5) và (6) C.(1), (2), (4) và (5) D. (2), (3), (4) và (5) |
Phương pháp:
Dựa vào cấu tạo neuron
Giải chi tiết:
C.(1), (2), (4) và (5)
2.15.
Thứ tự các bước nào sau đây là đúng về quá trình truyền tin qua synapse hoá học? (1) Xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse. (2) Ca2+ kích thích xuất bào chất truyền tin hoá học vào khe synapse. (3) Tiểu phần được vận n chuyển trở lại màng trước, đi vào chuỳ synapse, là nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hoá học chứa trong các bóng. (4) Xung thần kinh lan truyền đến kích thích Ca? đi từ ngoài vào trong chùy synapse. (5) Chất truyền tin hoá học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse. (6) Enzyme phân giải chất truyền tin hoá học thành các tiểu phần. A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) B. (2) → (3) → (1) → (6) → (5) → (4) C. (4) → (1) → (5) → (3) → (6) → (2) D. (4) → (2) → (5) → (1) → (6) → (3) |
Phương pháp:
Lý thuyết quá trình truyền tin qua synape
Giải chi tiết:
D. (4) → (2) → (5) → (1) → (6) → (3)
Câu hỏi trang 34
2.16.
Khẳng định nào dưới đây về vai trò của các bộ phận trong một cung phản xạ là không đúng? A. Bộ phận tiếp nhận kích thích là các thụ thể cảm giác. B. Bộ phận dẫn truyền là dây thần kinh hướng tâm và ly tâm. C. Bộ phận trung ương thần kinh làm nhiệm vụ xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích và lưu giữ thông tin. D. Bộ phận trả lời là các cơ xương trong cơ thể. |
Phương pháp:
Dựa vào vai trò của các bộ phận trong cung phản xạ
Giải chi tiết:
D. Bộ phận trả lời là các cơ xương trong cơ thể.
2.17.
Thụ thể ở giác quan nào tiếp nhận kích thích cơ học? A. Mắt, tai. B.Tai, da. C. Mũi, lưỡi. D. Mắt, da. |
Phương pháp:
Dựa vào vai trò của các bộ phận trong cung phản xạ
Giải chi tiết:
B.Tai, da.
2.18.
Những phản xạ nào trong các phản xạ dưới đây là phản xạ có điều kiện? (1) Toát mồ hôi khi trời nóng. (2) Mặc áo ấm khi trời lạnh. (3) Tăng nhịp tim khi chạy bộ. (4) Tăng nhịp tim khi nghe một thông tin xúc động. (5) Rụt tay khi thấy nước bốc hơi từ bình đun nước. A. (1), (3) và (5) B. (2), (4) và (5) C. (2), (3) và (4) D. (3), (4) và (5) |
Phương pháp:
Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
Giải chi tiết:
B. (2), (4) và (5)
2.19.
Khẳng định nào dưới đây về chất kích thích là không đúng? A. Chất kích thích thường là những chất gây nghiện do tác động gây hưng phấn thần kinh. B. Chất kích thích có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng làm cơ thể phụ thuộc vào chất đó hoặc cảm giác thèm, muốn sử dụng chất đó đến mức có thể mất kiểm soát hành vi. C. Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ dẫn đến nghiện, rồi loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại tế bào thần kinh. D. Việc cai nghiện rất khó khăn vì cơ thể đã hình thành phản xạ không điều kiện với những tác nhân gây nghiện. |
Phương pháp:
Chất kích thích giúp tăng tốc độ dẫn truyền tín hiệu giữa não và cơ thể.
Giải chi tiết:
Điều không đúng: Việc cai nghiện rất khó khăn vì cơ thể đã hình thành phản xạ không điều kiện với những tác nhân gây nghiện.
2.20.
Những chức năng nào sau đây là tập tính? (1) Tìm kiếm, bảo vệ thức ăn (2) Sinh nhiều giao tử (3) Tìm kiếm bạn tình (4) Ngăn ngừa dịch bệnh (5) Bảo vệ lãnh thổ (6) Tiến hoá A. (1), (2) và (5) B. (2), (4) và (6) C. (1), (3) và (5) D. (3), (5) và (7) |
Phương pháp:
Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường.
Phương pháp:
C. (1), (3) và (5)
Câu hỏi trang 35
2.21.
Chất mà động vật tiết ra ngoài môi trường và ảnh hưởng đến hành vi của những cá thể khác cùng loài là A. hormone. B. pheromone. C. chất dẫn truyền thần kinh. D. enzyme. |
Phương pháp:
Pheromone là chất được tiết ra từ cơ thể như tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài.
Giải chi tiết:
Chất mà động vật tiết ra ngoài môi trường và ảnh hưởng đến hành vi của những cá thể khác cùng loài là pheromone.
2.22.
Khẳng định nào dưới đây về tập tính bẩm sinh là không đúng? A. Bầm sinh, di truyền B. Không ổn định C. Bao gồm các phản xạ không điều kiện D. Không mang tính cá thể |
Phương pháp:
Đặc điểm tập tính bẩm sinh
Giải chi tiết:
Khẳng định B là không đúng
2.23.
Những tập tính nào trong những ví dụ dưới đây là tập tính bẩm sinh? (1) Nhện giăng tơ. (2) Ong bắp cày đẻ trứng vào rệp. (3) Em bé bú mẹ. (4) Đứa trẻ bơi. (5) Sư tử tranh giành vị trí đầu đàn. (6) Chim di cư về phương nam tránh rét. A. (1), (2) và (3) B. (1), (5) và (6) C. (2), (3) và (4) D. (3), (4) và (6) |
Phương pháp:
Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
Giải chi tiết:
A. (1), (2) và (3) là tập tính bẩm sinh
2.24.
Một bầy chó sói cùng nhau săn môi. Việc học tập của cá thể chó sói trong bầy là hình thức học tập nào? A. Học in vết B. Học thử và sai C. Học nhận biết không gian D. Học xã hội |
Phương pháp:
Các hình thức học tập ở động vật
Giải chi tiết:
D. Học xã hội
2.25.
Khẳng định nào dưới đây về hình thức học tập ở động vật là không đúng? A. Quen nhờn là hình thức con vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. B. Học liên hệ là hình thức phức tạp của học tập, đó là sự phối hợp các kinh nghiệm để tìm cách giải quyết những tình huống mới. C. Học xã hội là hình thức học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát hành vi của các cá thể khác. D. Học in vết được hình thành ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời cá thể động vật. |
Phương pháp:
Các hình thức học tập ở động vật
Giải chi tiết:
Học liên hệ là hình thức phức tạp của học tập, đó là sự phối hợp các kinh nghiệm để tìm cách giải quyết những tình huống mới là không đúng
Câu hỏi trang 36
2.26.
Cho ví dụ và phân tích cơ chế cảm ứng. |
Phương pháp:
Dựa vào cơ chế cảm ứng
Giải chi tiết:
Mắt người có phản xạ chớp khi có ánh sáng chiếu vào. Cơ chế cảm ứng với kích thích này là: Thụ thể điện từ ở mắt thu nhận kích thích ánh sáng. Tại võng mạc, ánh sáng kích thích tế bào thụ cảm ánh sáng hình thành xung thần kinh truyền qua dây thần kinh thị giác về trung khu thị giác ở não bộ. Trung khu thị giác phân tích thông tin và đưa ra quyết định trả lời kích thích. Xung thần kinh trả lời kích thích từ trung khu thị giác được dẫn truyền đến mắt khiến các cơ mắt co lại, làm cho mắt nheo lại và đồng tử mắt thu hẹp.
2.27.
Nêu một số ứng dụng hiểu biết về cảm ứng của sinh vật trong đời sống. |
Phương pháp:
Dựa vào ứng dụng cảm ứng
Giải chi tiết:
Một số ứng dụng hiểu biết về cảm ứng của sinh vật trong đời sống:
- Ứng dụng tính hướng nước và hướng hóa của rễ, người ta có thể làm tăng kích thước bộ rễ bằng cách bón phân và tưới nước xung quanh gốc để kích thích rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu.
- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc, người ta làm giàn thúc đẩy các cây thân leo sinh trưởng, phát triển.
- Ứng dụng tập tính giao phối của nhiều loài côn trùng gây hại, người ta tạo ra các cá thể đực bất thụ để làm suy giảm số lượng côn trùng gây hại và tiêu diệt chúng.
- Ứng dụng tập tính sinh sản của ong mắt đỏ, người ta nuôi thả ong mắt đỏ để chúng đẻ trứng vào sâu đục thân, sâu xanh, sâu tơ; ong non nở ra từ trứng sẽ ăn thịt sâu hại.
- Ứng dụng tập tính bỏ chạy khi nhìn thấy con người của một số động vật, người ta đặt bù nhìn rơm hình người trong ruộng lúa hoặc trong nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoại cây trồng.
2.28.
Điểm khác trong cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật là gì? |
Phương pháp:
Đặc điểm cảm ứng ở thực vật và động vật
Giải chi tiết:
- Cảm ứng ở thực vật thường khó nhận thấy, diễn ra chậm và biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan. Cảm ứng ở thực vật có các hình thức như: hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc,…
- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy. Cảm ứng ở động vật có nhiều biểu hiện đa dạng, đặc trưng cho từng loài như: chim xù lông để chống rét, người mặc thêm nhiều áo hơn khi trời rét,…
2.29.
Nếu lỡ dẫm chân lên gai nhọn trong đám cỏ, em có phản ứng rút chân lên. Hãy chỉ ra tác nhân kích thích, bộ phận thu nhận kích thích, bộ phận dẫn truyền kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin và bộ phận trả lời của hiện tượng cảm ứng đó. |
Phương pháp:
Dựa vào cung phản xạ
Giải chi tiết:
- Tác nhân kích thích là tác nhân cơ học (gai nhọn).
- Bộ phận thu nhận kích thích là thụ thể đau ở da bàn chân.
- Bộ phận dẫn truyền kích thích là các neuron thần kinh.
- Bộ phận phân tích và tổng hợp kích thích là tuỷ sống và não bộ.
- Bộ phận trả lời là cơ chân.
2.30.
So sánh ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. |
Phương pháp:
Lý thuyết ứng động
Giải chi tiết:
2.31.
Nêu ví dụ về ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn. Giải thích. |
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm và cơ chế cảm ứng
Giải chi tiết:
Một số ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn:
- Ứng dụng tính hướng sáng: đối với cây ưa sáng mạnh cần trồng nơi quang đãng và mật độ thưa, còn một số cây ưa bóng cần trồng dưới tán cây khác.
- Ứng dụng hướng tiếp xúc: cần làm giàn khi trồng một số loài thân leo như hoa thiên lí, cây dưa chuột.
2.32.
Vẽ sơ đồ cung phản xạ chân co lên khi chạm vào vật nhọn và con đường truyền xung thần kinh cảm giác đau từ vị trí bị vật nhọn tác động đến não bộ. |
Phương pháp:
Dựa vào cung phản xạ
Giải chi tiết:
Sơ đồ cung phản xạ chân co lên khi chạm vào vật nhọn và con đườngtruyền xung thần kinh cảm giác đau từ vị trí bị vật nhọn tác động đến não bộ:
2.33.
Trình bày cơ chế cảm nhận âm thanh của cơ quan thính giác. Nêu 6 nguyên nhân có thể gây giảm khả năng nghe ở người. |
Phương pháp:
Lý thuyết về thính giác
Giải chi tiết:
- Cơ chế cảm nhận âm thanh của cơ quan thính giác: Sóng âm qua ống tai tác động làm màng nhĩ, các xương tai giữa dao động, từ đó làm dao động dịch ốc tai, kích thích tế bào thụ cảm âm thanh hình thành xung thần kinh. Xung thần kinh truyền qua dây thần kinh thính giác tới trung khu thính giác, cho cảm nhận về âm thanh.
- Nguyên nhân có thể gây giảm khả năng nghe ở người:
+ Dị vật trong ống tai.
+ Thủng (rách) màng nhĩ.
+ Các xương tai giữa không dao động.
+ Tế bào thụ cảm âm thanh bị hỏng.
+ Tổn thương dây thần kinh thính giác.
+ Tổn thương trung khu thính giác.
2.34.
Phân tích những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện trong quá trình học kiến thức, kĩ năng của một người (ví dụ: học ngoại ngữ, học bơi, học chơi đàn....). |
Phương pháp:
Dựa vào cơ chế phản xạ
Giải chi tiết:
Những điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện gồm:
- Phản xạ có điều kiện được hình thành dựa trên cơ sở một phản xạ không điều kiện
hoặc một phản xạ có điều kiện đã được thành lập bền vững từ trước.
Ví dụ: Việc học bơi cần học từ đơn giản đến phức tạp, từ những ghi nhớ bền vững
về các động tác đơn lẻ đến sự phối hợp toàn cơ thể.
- Tác nhân kích thích có điều kiện tác động trước hoặc đồng thời với tác nhân kích
thích không điều kiện. Tác nhân kích thích có điều kiện không được ảnh hưởng lớn
tới đời sống của động vật.
Ví dụ: Nếu học bơi trong điều kiện không an toàn cho sức khỏe người học (như
nhiệt độ lạnh, độ sâu quá lớn....) thì có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng của quá
trình học.
- Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện và tác nhân kích
thích không điều kiện.
Ví dụ: Đề học bơi tốt cần luyện tập thường xuyên.
2.35.
Phân tích vai trò của tập tính đối với đời sống động vật. Lấy ví dụ minh hoạ. |
Phương pháp:
Lý thuyết vai trò của tập tính
Giải chi tiết:
Một số vai trò của tập tính và ví dụ minh hoạ:
- Tìm kiếm, lấy thức ăn: Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa
bằng “kiều múa lắc bụng”. Kiên chỉ đường cho các con kiến khác về vị trí thức ăn
bằng cách tiết ra pheromone. Tập tính săn mồi của thú....
- Tìm kiếm bạn tình, nâng cao cơ hội truyền gene: Con bướm cái tiết pheromone
dẫn dụ con đực, tập tính khoe mẽ, ve vãn bạn tình, giao phối, đẻ trứng, đẻ con, ấp
trứng và chăm sóc con non.
2.36.
Giải thích cơ sở thần kinh của tập tính học được. |
Phương pháp:
Lý thuyết cơ sở thần kinh của tập tính học được
Giải chi tiết:
Cơ chế thần kinh của tập tính học được là hình thành chuối phản x$ ni n1 .
Đó là quá trình hình thành các mối quan hệ mới (synapse) giữa in SE h
đầu, phản xạ có điều kiện được hình thành trên nền phản xạ không nh ma mu
đó là trên nền các phản xạ có điều kiện đã hình thành bền vững. Tập th Bẽ che
hoàn thiện do phần học tập được bô sung ngày càng nhiêu và cảng chiêm ưu thể so
với phần bầm sinh.
2.37.
Nêu một số ứng dụng của tập tính trong thực tiễn. |
Phương pháp:
Dựa vào hiểu biết của em trong thực tiễn
Giải chi tiết:
Một số ứng dụng của tập tính trong thực tiễn:
- Chọn lọc, thuần dưỡng những động vật hoang dã thành những vật nuôi vẫn giữ được tập tính có lợi của loài ban đầu.
Ví dụ: chó bảo vệ nhà, mèo bắt chuột, ong tạo mật...
- Chọn các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại cây trồng.
Ví dụ: Loài ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng nên được sử dụng là loài thiên địch.
- Sử dụng pheromone để dẫn dụ động vật.
Ví dụ: Sử dụng pheromone tách chiết từ con bướm cái đề tạo bẫy dẫn dụ các con bướm đực của loài sâu hại giúp giảm bớt sự sinh sản của loài này trong tự nhiên.
- Dạy động vật những phản xạ phục vụ đời sống.
Ví dụ: huấn luyện chó nghiệp vụ phát hiện chất độc, dạy ngựa kéo xe....
- Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hoá các phương pháp học tập đề phù
hợp với lứa tuổi, cá thể và nội dung học tập.