a
Trả lời câu hỏi mục 1a trang 36 SGK Lịch sử 11 Cánh diều
Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung phần a, mục 1 trang 36 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Tại In-đô-nê-xi-a:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII, tiêu biểu là cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.
+ Đến đầu thế kỉ XIX, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tập hợp 70 quý tộc tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va nhưng thất bại.
- Tại Phi-lip-pin:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI.
+ Từ thế kỉ XVIII, phong trào kháng chiến của các vương quốc Hồi giáo khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.
b
Trả lời câu hỏi mục 1b trang 36 SGK Lịch sử 11 Cánh diều
Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Mi-an-ma và ba nước Đông Dương.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung phần b, mục 1 trang 36 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Ở Mi-an-ma:
+ Cuộc kháng chiến chống lại ba cuộc xâm lược của thực dân Anh (1824 - 1826, 1852 và 1885) diễn ra mạnh mẽ.
+ Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mi-an-ma.
- Tại Việt Nam: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 - 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
- Tại Cam-pu-chia: Sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra như cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 - 1892), của A-cha Xoa (1863 - 1866),…
- Tại Lào: Phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 37 SGK Lịch sử 11 Cánh diều
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trên đường thời gian.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc nội dung mục 2 trang 37 SGK.
Bước 2: Quan sát Hình 3 để biết được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975.
Bước 3: Quan sát Hình 4 để biết được thông tin về đại diện tiêu biểu của phong trào giành độc lập dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX – Hô-xê Ri-đan.
Lời giải chi tiết:
a
Trả lời câu hỏi mục 3a trang 38 SGK Lịch sử 11 Cánh diều
Nêu ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung phần a, mục 3 trang 38 SGK.
Lời giải chi tiết:
* Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa Đông Nam Á nói chung:
- Tích cực:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng.
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hoá như chữ viết, tôn giáo, giáo dục,...
- Tiêu cực:
+ Về chính trị - xã hội: Chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
+ Về kinh tế: Để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu.
+ Về văn hoá: Thực dân phương Tây áp đặt nền văn hoá nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.
* Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với Việt Nam:
- Người Pháp chia Việt Nam làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau, lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.
- Chính sách thuế khóa nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hoá, dịch vụ làm cho nền kinh tế què quặt, nghèo nàn, phụ thuộc vào chính quốc.
b
Trả lời câu hỏi mục 3b trang 40 SGK Lịch sử 11 Cánh diều
Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung phần b, mục 3 trang 39, 40 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á (In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin) đã bắt đầu quá trình tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh và các tàn dư của thời kì thuộc địa.
- Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN (Thái Lan, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a) triển khai chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Trong vòng một thập kỉ, các nước này đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển kinh tế.
- Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. Chính sách này đã tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.
- Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia) trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, mới từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
- Tại Mi-an-ma:
+ Dưới sự cầm quyền của chính phủ quân sự từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn.
+ Từ năm 2011, một số chính sách cải cách kinh tế, chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mi-an-ma hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.
- Tại Bru-nây, sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 1 - 1 - 1984, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh:
+ Hệ thống luật pháp hiện đại được xác lập.
+ Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển, đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ.
- Tại Ti-mo Lét-te, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho Ti-mo Lét-te.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 40 SGK Lịch sử 11 Cánh diều
1. Hoàn thành bảng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975 theo các nội dung sau:
Phương pháp giải:
1. Đọc lại nội dung mục 2 trang 37 SGK.
2.
Bước 1: Đọc lại nội dung mục 2 và mục 3 trang 37 - 40 SGK.
Bước 2: Rút ra những nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX qua các thông tin trong bài.
Lời giải chi tiết:
1.
2.
- Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: Thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Từ năm 1945 đến năm 2000:
+ Một số quốc gia tiếp tục đấu tranh chống thực dân, giành độc lập dân tộc.
+ Nhiều quốc gia bước vào thời kì tái thiết và phát triển.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 40 SGK Lịch sử 11 Cánh diều
Tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có đóng góp trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và giới thiệu với thầy cô, bạn học.
Phương pháp giải:
Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet.
Lời giải chi tiết:
Hô-xê Ri-đan (1861 - 1896) là anh hùng dân tộc của Phi-lip-pin. Ông sinh ra trong 1 gia đình giàu có tại tỉnh Laguna. Sau khi hoàn tất giáo dục đại học ở trong nước, ông ra nước ngoài, theo học ngành y tại Đại học Ma-đrít (Tây Ban Nha) nên được tiếp cận nhiều tri thức hiện đại của phương Tây như triết học, văn học, hội hoạ, điêu khắc,... và có khả năng sử dụng được 22 ngoại ngữ. Dưới ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, Hô-xê Ri-đan đã tập hợp các trí thức Phi-lip-pin trong tổ chức Liên minh Phi-lip-pin (1892) với chủ trương đấu tranh chính trị giành độc lập. Ông bị thực dân Tây Ban Nha xử bắn năm 1896.