Bài 11. Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi trang 60, 61, 62 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức

2024-09-14 14:44:08

Bệnh ở vật nuôi là gì? Chúng có tác hại như thế nào? Việc phòng, trị bệnh có vai trò như thế nào đối với chăn nuôi? Cần có biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường?


Phương pháp giải:

Sử dụng internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng kiến thức mục I, II SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

- Bệnh ở vật nuôi là trạng thái không bình thường của vật nuôi.

- Tác hại của bệnh: ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, bệnh nặng có thể gây chết.

- Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi:

+ Bảo vệ vật nuôi

+ Nâng cao hiệu quả chăn nuôi

+ Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường

- Biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường:

          Đối với chăn nuôi nông hộ:

+ Chuồng trại được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh.

+ Dụng cụ được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.

+ Con giống đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh.

+ Thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước uống sạch

+ Vật nuôi khỏe mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm.

          Đối với chăn nuôi trang trại

+ Cơ sở chăn nuôi theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm.

+ Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, cơ sở sản xuất con giống, trang thiết bị, dụng cụ, …



Câu hỏi 1

Kể tên một số bệnh ở vật nuôi mà em biết. Nêu nguyên nhân và mô tả biểu hiện của những loại bệnh đó.


Phương pháp giải:

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Một số bệnh ở vật nuôi: Dịch tả lợn; Bệnh lỵ trên gia cầm; Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm; Bệnh H5N1; Bệnh dịch tả lợn châu Phi; Bệnh lở mồm long móng ở gia súc.

Biểu hiện chung: vật nuôi buồn bã, chậm chạp, chán ăn hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt và nước mũi, ho, tiêu chảy, bại liệt, xù lông,...



Câu hỏi 2

 Nêu vai trò của phòng, trị bệnh đối với vật nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.


Phương pháp giải:

Vận dụng thông tin mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với vật nuôi

- Bảo vệ vật nuôi.

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

* Liên hệ thực tiễn ở địa phương em:

- Phòng trị bệnh giúp tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh và sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật nuôi, tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.

- Hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.



Câu hỏi 3

Theo em, vì sao phòng bệnh lại có vai trò tăng sức đề kháng cho vật nuôi?


Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Phòng bệnh có vai trò tăng sức đề kháng cho vật nuôi vì không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, không làm vật nuôi chậm lớn.



Câu hỏi 1

Nêu vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả chăn nuôi:

- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

* Liên hệ thực tiễn:

Vật nuôi không mắc bệnh sẽ giúp giảm chi phí chăn nuôi vì không tốn chi phí chữa bệnh, khử trùng, vệ sinh chuồng nuôi.



Câu hỏi 2

Giải thích vì sao phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu thông tin mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người vì nó giúp hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người.



Câu hỏi 3

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về một số bệnh có thể lây từ động vật sang người.


Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Một số bệnh có thể lây từ động vật sang người:

+ Bệnh dịch hạch.

+ Bệnh ebola.

+ Bệnh cúm gia cầm.



Câu hỏi 1

Em hãy đề xuất biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục II SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đề xuất biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em:

+ Chuồng trại được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh.

+ Dụng cụ được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.

+ Con giống đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh.

+ Thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước uống sạch

+ Vật nuôi khỏe mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm.



Câu hỏi 2

Trình bày vai trò của việc phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục I SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Vai trò của việc phòng, trị bệnh trong chăn nuôi:

- Bảo vệ vật nuôi.

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.



Câu hỏi 3

Giải thích vì sao phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu thông tin mục I SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững vì phòng bệnh tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.


Câu hỏi 4

Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.


Phương pháp giải:

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương:

- Vệ sinh thường xuyên khu vực sinh hoạt của vật nuôi.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho vật nuôi.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh (bệnh dại, viêm phế quản hô hấp,..)

- Dọn vệ sinh định kỳ, đảm bảo chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch hằng ngày, tiêu độc khử trùng nước trước và sau mỗi lứa nuôi hoặc khi có dịch bệnh


Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"